Bị viêm gan B có nên uống cà phê?
Khi bị viêm gan B thì việc uống cà phê có ảnh hưởng tới gan hay không? Đây là câu hỏi là khiến nhiều người trăn trở, đắn đo về tác dụng của loại đồ uống này.
ThS. BS. Đới Ngọc Anh – Khoa Viêm Gan, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Ảnh: Minh Thuý)
Uống cà phê không làm chậm quá trình phát triển của virus
Trao đổi với PV VietTimes, ThS. BS. Đới Ngọc Anh – Khoa Viêm Gan, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương – cho biết: Cà phê chỉ là một loại đồ uống giúp đầu óc tỉnh táo và làm giảm quá trình xơ hoá gan, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư gan.
Nghiên cứu mới công bố vào cuối năm 2019 cho thấy, vô tình theo dõi 2.604 tình nguyện viên trong 5 năm uống tối thiểu 3 ly cà phê mỗi ngày duy trì được lượng men gan ổn định hơn so với những bệnh nhân không uống cà phê.
“Tuy nhiên, việc uống cà phê không làm chậm quá trình phát triển của virus. Cà phê không có hại cho gan, không ảnh hưởng đến bệnh nhân viêm gan B” – BS. Anh nhấn mạnh.
Cà phê (Ảnh: BoldSky)
Video đang HOT
Dẫn theo những nghiên cứu khoa học trên WebMD, BS. Anh cho hay: Rất nhiều người uống cà phê mỗi ngày để giúp lấy lại tinh thần vào buổi sáng hoặc giúp họ thoát khỏi tình trạng uể oải vào buổi chiều. Cà phê có thể giúp giảm khả năng mắc bệnh gan. Một nghiên cứu cho thấy, uống 2 cốc cà phê mỗi ngày giúp giảm tới 44% tỷ lệ mắc bệnh xơ gan; uống 4 cốc cà phê mỗi ngày giúp giảm 65% tỷ lệ mắc bệnh.
Ngoài caffeine, trong cà phê có hơn 1.000 chất hóa học. Khi cơ thể tiêu hóa caffeine, nó sẽ tạo ra một chất hóa học có tên gọi là paraxanthine làm chậm sự phát triển của các mô sẹo liên quan đến xơ hóa. Điều này có thể giúp chống lại ung thư gan, xơ gan do rượu, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và viêm gan B.
Hai chất hóa học trong cà phê gồm kahweol và cafestol có thể giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư. Cùng với đó, axit trong cà phê có thể hoạt động chống lại virus gây bệnh viêm gan B. Một nghiên cứu cho thấy cà phê decaf cũng có lợi ích tương tự. Các nghiên cứu khác cũng đã phát hiện ra rằng cà phê có lợi cho cả nam giới và phụ nữ, bất kể cà phê được pha như thế nào (cà phê lọc, cà phê hòa tan hay cà phê espresso).
Viêm gan B là một “tảng băng chìm”
Thực tế, nhiều bệnh nhân bị viêm gan B không có biểu hiện đặc biệt, gần như một người bình thường. Viêm gan B diễn biến rất thầm lặng như một “tảng băng chìm”. Nhiều bệnh nhân bị viêm gan B mà không hề biết mình mắc bệnh, vẫn sinh hoạt và làm việc bình thường. Đến khi vào viện khám mới phát hiện mắc bệnh, tăng men gan nhiều lần dẫn đến tình trạng xơ hoá gan, thậm chí là ung thư gan.
Đặc trưng của bệnh viêm gan B là tích hợp gene. Nếu bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc phải cấy ghép, dùng thuốc chống thải ghép, cấy ghép tạng thì viêm gan B có thể quay trở lại.
Viêm gan B lây qua đường máu, ngoài con đường lây nhiễm từ mẹ sang con, tiêm chích ma túy (do dùng chung bơm kim tiêm) còn có thể lấy qua quan hệ tình dục không an toàn.
Theo BS. Anh, viêm gan B là một “tảng băng chìm” (Ảnh: Minh Thuý)
Theo BS. Anh, không ít bệnh nhân đang mang bầu vào viện trong tình trạng sức đề kháng kém, vàng da, suy gan, men gan tăng, sau khi kiểm tra máu phát hiện bị viêmgan B cấp. Qua khai thác thì chồng của những thai phụ này đều nhiễm viêm gan B, vì nghĩ vợ mình mang bầu không cần các biện phòng tránh thai nữa nên vô tình lây virus viêm gan B từ người chồng sang vợ trong quá trình mang thai. Điều này hoàn toàn có thể phòng tránh nếu bản thân bệnh nhân được tư vấn kỹ càng về đường lây cũng như cách thức theo dõi và điều trị bệnh.
Ngoài những trường hợp trên, không ít bệnh nhân khi biết mình mắc viêm gan B đều vô cùng lo lắng, thậm chí còn sợ hãi, hoang mang gây ảnh hưởng tới quá trình chữa trị. BS. Anh cho hay: Nhiều trường hợp mới mắc viêm gan B (viêm gan B cấp) có khả năng tự khỏi từ 75-90%, cơ thể tự đào thải virus. Nếu sau 6 tháng điều trị kể từ khi phát hiện mắc bệnh, cơ thể không thải được virus thì người bệnh đã bước vào giai đoạn viêm gan B mạn, cần được theo dõi và điều trị khi có chỉ định.
Do đó, BS. Anh khuyến cáo, người bệnh viêm gan B nên sống lạc quan, duy trì cuộc sống sinh hoạt bình thường, không nên lo lắng thái quá và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không nên tin tưởng vào lời truyền miệng mua thuốc nam không rõ nguồn gốc để uống, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại tới sức khoẻ.
Do virus viêm gan B có khả năng tích hợp vào gen tế bào gan nên những trường hợp người bệnh viêm gan B cấp đã khỏi cũng có thể tái phát nếu có các yếu tố nguy cơ như dùng corticoid kéo dài, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc hóa chất trong điều trị ung thư… Mặt khác do tính chất này nên các trường hợp viêm gan B mạn có chỉ định can thiệp thuốc kháng virus cũng không loại bỏ được hoàn toàn virus ra khỏi tế bào gan, thuốc kháng virus giúp ức chế sự phát triển nhân lên của virus, hạn chế xơ hóa cũng như ung thư gan.
Người khỏi bệnh COVID-19 có thể giúp những người bệnh nặng có cơ hội sống
Một người mắc COVID-19 khỏi bệnh nếu hiến huyết tương thì có thể giúp ích việc điều trị cho ít nhất một bệnh nhân COVID-19 thể trung bình, nặng hoặc nghiêm trọng khác, trao cho họ cơ hội được chữa khỏi bệnh.
TS. Văn Đình Tráng chia sẻ về việc hiến tặng huyết tương. Ảnh: BVCC
TS. Văn Đình Tráng - Phụ trách khoa Vi sinh - Sinh học phân tử, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Điều phối chính của nghiên cứu dùng huyết tương điều trị cho bệnh nhân COVID-19 cho biết:
Người đủ điều kiện hiến huyết tương là người từ 18-65 tuổi, cân nặng trên 50kg đối với nam và 45kg với nữ, từng mắc COVID-19 nhưng đã khỏi bệnh, sau xuất viện 14 ngày.
Các đối tượng này sẽ được làm các xét nghiệm sàng lọc miễn phí các bệnh như viêm gan B, HIV, giang mai... và các xét nghiệm cần thiết khác nhằm đảm bảo hiến tặng nguồn huyết tương sạch.
Trong khi đó, người nhận huyết tương là bệnh nhân COVID-19 từ 18 tuổi đến 75 tuổi được chẩn đoán xác định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm RT-PCR từ bệnh phẩm hầu họng, đáp ứng tất cả tiêu chuẩn lựa chọn và không có bất kỳ tiêu chuẩn loại trừ nào theo đề cương nghiên cứu.
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng này sẽ được triển khai tại các đơn vị BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, BV Đà Nẵng và một số BV khác do Bộ Y tế giao nhiệm vụ.
Theo TS. Tráng, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã bắt đầu lựa chọn người hiến huyết tương từ ngày 3.8.2020. Sau hai ngày đã có 5 người đăng ký tình nguyện hiến huyết tương, trong đó có một bác sĩ của bệnh viện từng mắc COVID-19 và đã được chữa khỏi.
Các trường hợp này sẽ được xét nghiệm, sàng lọc kỹ lưỡng, nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn thì sẽ được hiến huyết tương.
Bác sĩ Tráng cho hay đây là việc làm rất ý nghĩa, vì một người mắc COVID-19 khỏi bệnh nếu hiến huyết tương thì có thể giúp ích việc điều trị cho ít nhất một bệnh nhân COVID-19 thể trung bình, nặng hoặc nghiêm trọng khác, trao cho họ cơ hội được chữa khỏi bệnh.
"Người bệnh đã khỏi COVID-19 có thể chủ động liên hệ tới đường dây nóng 19003228 của BV để được tư vấn, giải đáp. Việc hiến này là hoàn toàn tự nguyện. Người cho có quyền chấm dứt tham gia hiến tặng bất cứ lúc nào"- chuyên gia khoa Vi sinh - Sinh học phân tử cho hay.
Bộ Y tế cũng vừa có quyết định phê duyệt đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng phương pháp mới: "Đánh giá tính an toàn và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân COVID-19 thể trung bình, nặng và nghiêm trọng bằng huyết tương của người bệnh đã phục hồi".
Đề tài nghiên cứu do TS.BS Phạm Ngọc Thạch - Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương và GS.TS Nguyễn Thanh Liêm - Viện trưởng Viện nghiên cứu Tế bào gốc và công nghệ gene Vinmec đồng chủ trì với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, bác sĩ của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương...
Thông tin về 21 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng vắc xin Thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ 1/1 đến 30/6, cả nước ghi nhận 9.918 trường hợp phản ứng thông thường và 21 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng. Thông tin từ báo Tiền Phong cho biết, phản ứng thông thường sau tiêm chủng thường gặp là trường hợp phản ứng tại chỗ (sưng, nóng, đỏ...