Bị tù oan nhiều năm vì nghĩ mình là kẻ giết người
Rất nhiều trường hợp tại Mỹ đã phải chịu án oan nhiều năm vì ảnh hưởng tâm lý ảo giác này.
6 người lúc mới bị bắt trong vụ án ở thành phố Beatrice, Mỹ
Eli Chesen, chuyên gia trị liệu tại Nebraska (Mỹ) cho biết đây là trạng thái của người bị tình nghi, từ chỗ chối bỏ cáo buộc đến tin hoàn toàn vào việc họ đã gây ra tội ác. Thậm chí đến khi được thả, họ vẫn có những hồi ức rõ mồn một rằng mình đã giết người ra sao, lo lắng bị người thân phán xét và bị ám ảnh mỗi khi về đêm. Điển hình là vụ án giết người tại thành phố Beatrice, cũng tại bang Nebraska, hồi năm 1985.
Một phụ nữ tại Beatrice, Helen Wilson bị hiếp dâm và giết chết. Do không tìm được thủ phạm, vụ án bắt đầu chìm. Burdette Searcey, một nông dân trong vùng hứa hẹn với con gái bà Wilson sẽ tìm ra chân tướng kẻ giết người. Được 2 năm, Searcey được tuyển vào sở cảnh sát địa phương Beatrice và vẫn cố gắng thực hiện lời hứa.
Searcey bị ám ảnh với việc phải tìm ra thủ phạm
Tháng 3.1989, Searcey ra lệnh bắt Taylor, một phụ nữ bất hảo và White, một người từng bị tình nghi và không hề có liên hệ với nạn nhân. Ông này đưa ra nhân chứng là một thiếu niên từng nghe thấy hai nghi phạm bàn chuyện giết người, nhưng thiếu niên này lại mắc chứng thiểu năng.
Ngay từ đầu, đại diện cảnh sát bang đã cảm thấy có điều sai sót. Ông chỉ ra việc lời khai của Taylor tiền hậu bất nhất quá lớn. Tuy nhiên, họ đã bị đẩy ra ngoài lề cuộc điều tra.
Trong quá trình lấy cung, Taylor còn bịa thêm kẻ đồng lõa là một người bạn học tên Tom Winslow. Debra Shelden, cháu họ của nạn nhân từng chơi với nhóm Taylor cũng được triệu tập. Vô số những người liên quan cũng bị bắt giữ gồm Gonzalez và Dean.
Bác sĩ Price góp phần đẩy 6 người vào cảnh oan sai
Tuy nhiên, 5/6 nghi phạm này đều có chung đặc điểm, đó là bị lạm dụng, đánh đập, dẫn tới tâm lý bất ổn và trở nên bất hảo. Do đó, họ dễ dàng bị nghi ngờ. Bản thân các bác sĩ tâm lý của cảnh sát cũng có cách làm việc phản khoa học.
Video đang HOT
Họ mặc định rằng những người này chắc chắn phạm tội, và gợi nhớ bằng cách tiết lộ các chi tiết ở hiện trường, đánh giá nghi phạm dựa trên “nhận thức về việc có tội”. Bị giam chung, cộng thêm bị thao túng và lặp đi lặp lại những lời buộc tội, cả 5 người này bắt đầu tin rằng họ thực sự đồng lõa với nhau.
White là người duy nhất tỉnh táo và yêu cầu được xét nghiệm ADN, nhưng đều bị từ chối do 5 người còn lại đều thống nhất lời khai vô cùng hợp lý về quá trình phạm tội và lần lượt thú nhận trước tòa. Họ nhận án từ vài năm tới chung thân.
Ngoại trừ White nhẫn nhịn dành dụm tiền có được nhờ lao động trong trại để thuê luật sư riêng, còn 5 người đều bị ám ảnh và không phân biệt được thật và ảo, luôn cho rằng mình đã thực sự đồng lõa giết người.
6 người hiện đã thắng kiện và được bồi thường 28,1 triệu USD
Mãi tới năm 2008, vụ án mới được mở lại và thủ phạm thực sự là Bruce Allen Smith, thiếu niên ngỗ nghịch có bà ngoại sống cùng chung cư với nạn nhân. Tuy nhiên cậu này đã chết vì AIDS từ 1992.
Đầu năm 2009, tòa án kết luận 6 người hoàn toàn vô tội, làm chấn động hệ thống hành pháp ở Mỹ. Khi được thông báo thả tự do, tất cả đều tức giận vì nghĩ rằng họ đang bị đùa cợt. Phải mất một thời gian dài, họ mới tự thuyết phục được rằng mình không hề quen biết hay làm hại ai.
Eli Chesen giải thích rằng đây là một thể khác của hội chứng Stockholm. Trí nhớ ảo có thể tác động lên cả người từng trải qua sang chấn hay khỏe mạnh. Bệnh nhân không chắc chắn rằng mình đã trải qua việc gì đó hay chưa. Nhiều người thậm chí có thể tin rằng mình đã bị tấn công, gặp tai nạn hay gặp mặt thành viên hoàng gia chỉ vì người xung quanh nhắc lại nhiều lần.
Những ký ức đó thật tới mức không chỉ nằm trong trí nhớ mà còn cả 5 giác quan. Đây là lý do mà họ có lời khai khớp tới vậy và nhận tội cùng một lúc. Rất lâu sau, những người này đều đâm đơn kiện vì cho rằng mức đền bù tòa án đề xuất là 300.000 USD không thỏa đáng.
Nhóm 6 người trong phiên tòa
Cả 6 người, gồm Taylor đều đã chuyển tới nơi khác sinh sống, dù người dân tại quê nhà biết họ vô tội. Tới giờ, cô vẫn không thể vượt qua nổi những ký ức ảo: “Bà Wilson vẫn tồn tại trong cuộc sống của tôi. Hàng ngày tôi vẫn còn cảm giác tôi cầm chiếc gối úp lên mặt để giải thoát cho bà ấy, giống như cha dượng tôi đã làm khi cưỡng hiếp tôi. Hình ảnh ấy chính là từ tiềm thức muốn quên đi quá khứ không mấy tốt đẹp. Giờ tôi không còn là con bé yếu ớt ấy nữa”.
Theo Danviet
Tình yêu của vợ giúp chồng giải oan sau 21 năm ngồi tù ở Mỹ
Mỗi lần Nicole Hamilton đến thăm Derrick, chồng cô, họ thích vờ như sân tù là công viên Trung tâm New York, ngồi trên ghế đá ăn vặt và tưởng tượng đang đi dã ngoại.
Tình yêu của vợ đã giúp Derrick vượt qua nhiều năm tù oan. Ảnh: CNN
"Chúng tôi đã cố gắng hết sức", Nicole nhớ lại. "Cố làm những điều bình thường trong hoàn cảnh bất thường".
Hai người đã kết hôn đã được 12 năm nhưng đánh dấu bởi vô vàn khó khăn mà hiếm đôi vợ chồng nào gặp phải.
Năm 1991, Derrick bị buộc tội giết bạn là Nathaniel Cash tại Brooklyn, nơi Derrick đang sống. Tuy nhiên, anh tuyên bố mình vô tội vì đêm xảy ra vụ án Derrick đang ở New Haven, bang Connecticut, cách hiện trường khoảng hai giờ lái xe.
Cảnh sát sai lầm
Louis Scarcella, một thám tử của Sở Cảnh sát New York chịu trách nhiệm điều tra vụ án. Ông này đưa ra một nhân chứng có tên Jewel Smith, là bạn gái của Cash. Cô này khai nhìn thấy Derrick bắn vào ngực Cash.
Sau này, cô rút lại lời khai, nói rằng Scarcella đã ép cô làm nhân chứng bằng cách đe dọa tống cô và các con vào tù vì vi phạm lệnh tạm tha. Nhiều thập kỷ sau, gần 50 vụ án do Scarcella điều tra bị công tố viên xem lại vì có thể đã sai.
Tiêu biểu là vụ án của Derrick. Anh có nhân chứng bào chữa nhưng người này nhập viện ngay hôm xét xử. Ngoài ra, anh còn có hai nhân chứng nữa là Kelly Turner và da'Vette Mahan. Hai người phụ nữ này đã ở cùng chỗ với Derrick tại New Haven đêm đó. Tuy nhiên, luật sư không kịp liên lạc mời họ làm chứng. Tòa án khước từ đơn tạm hoãn xét xử. Derrick bị kết án 25 năm tù.
Trong thời gian thụ án, Derrick đã học luật. Khi được chuyển tới nhà tù hạt Auburn năm 2009, anh thành lập một nhóm gọi là Đội Vô tội, thành viên là những tù nhân tuyên bố mình bị oan.
Tình yêu đối với luật pháp đã giúp tâm trí Derrick vững vàng. Anh từng bị biệt giam 10 năm, nhốt trong một buồng nhỏ 23 giờ một ngày, chỉ chú tâm đọc sách luật và làm tóm tắt trong khi những tù nhân khác mải la hét và đấm đá vào tường.
Ảnh hưởng tới cuộc sống
Người vợ đầu của Derrick đã bỏ anh trước khi vụ xét xử bắt đầu năm 1992. Anh gặp Nicole tại New Haven ngay trước khi bị bắt. Cô là một trong số ít người bạn đến thăm Derrick trong tù.
"Anh ấy luôn nói với tôi rằng mình vô tội", Nicole nhớ lại. "Tôi thấy rằng quyết tâm và nghị lực chính là sức mạnh cho con người".
Nicole và Derrick kết hôn năm 2005 tại nhà tù Attica. Tuần nào Nicole cũng lái xe 6 tiếng từ Conneticut tới New York thăm chồng rồi quay về. Trong nhiều năm, cô giúp anh tìm luật sư minh oan, giúp anh viết đơn kháng cáo; trong lúc vẫn bận rộn chăm sóc con cái với người chồng trước và đi làm.
"Những cuộc điện thoại của cô ấy là cả thế giới với tôi. Những khi tâm trạng bất an, tôi sẽ nói chuyện 30 phút với cô ấy và lấy lại bình tĩnh", Derrick nói.
Minh oan
Derrick được minh oan năm 2010, khi vụ của anh thu hút sự chú ý của hai người, luật sư Jonathan Edelstein và một phóng viên tờ New York Daily. Edelstein đồng ý giúp Derrick kháng cáo, còn phóng viên tình cờ có mặt ngoài tòa án tối cao Brooklyn đúng hôm Nicole chuẩn bị biểu tình đòi trả tự do cho Derrick. Người phóng viên đã viết một câu chuyện về vụ án của Derrick.
Đơn của Edelstein và câu chuyện của New York Daily đã được trình lên ủy ban tạm tha, cũng như lời khai của hai nhân chứng Turner và Mahan. Năm 2011, Derrick được phóng thích sau 21 năm ngồi tù oan.
Gia đình Derrick. Ảnh: CNN
Năm 2014, từ vụ án Derrick, án lệ People v.Hamilton ra đời ở New York, quy định nếu một người bị kết án có thể chứng minh "mình thực sự vô tội" thì án đó có thể bị hủy bỏ. Theo thuật ngữ pháp lý, có nghĩa là thiếu bằng chứng để kết án người phạm tội. Án kết tội Derrick giết người bị hủy bỏ năm 2015.
Vụ án của Derrick bây giờ được liệt kê trong danh sách Án oan Quốc gia. Trong những năm gần đây, tỷ lệ người được minh oan đã tăng lên ở Mỹ, từ 87 vụ năm 2013 lên 166 vụ năm ngoái. Từ năm 1989 tới nay, đã có 1.900 bị cáo được minh oan, gần một nửa là người Mỹ gốc Phi.
Bây giờ, Derrick và Nicole đang tận hưởng tự do. Họ đưa con gái 4 tuổi Maia đến chơi trong công viên gần nhà ở New Jersey, dành cả buổi chiều cười đùa, đuổi bắt với con quanh xích đu. Sân tù giờ chỉ là ký ức, họ không cần giả vờ đó là công viên nữa.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Hành trình đi tìm công lý qua 3 thập kỷ của 2 anh em ruột Khi đang ở độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời, hai anh em Henry McCollum và Leon Brown cùng bị bắt vì tình nghi có liên quan đến một vụ án mạng man rợ. Sau 31 năm ngồi tù, họ mới được giải oan, kết thúc những tháng ngày sau song sắt cho một tội ác mà mình không hề liên quan.Trong lịch...