Bí quyết sống khỏe, sống thọ từ ẩm thực châu Á
Ẩm thực không chỉ là tinh hoa văn hóa mà còn là những trải nghiệm thú vị của mỗi người khi ghé thăm mỗi quốc gia.
Cây gia vị ở Việt Nam
Việt Nam nổi tiếng với món phở truyền thống, phở đã trở thành quốc hồn quốc túy của dân tộc với tuổi đời hàng trăm năm. Bí quyết tạo nên hương vị phở chính là các loại thảo mộc và trái cây tự nhiên trong nước. Cách chế biến món phở khiến lượng calo của món ăn thấp và tốt hơn cho sức khỏe.
Theo các nhà nghiên cứu, nhiều thảo mộc truyền thống của Việt Nam được sử dụng để tạo hương liệu của món ăn như rau mùi, bạc hà, húng quế, hoa hồi… đặc biệt những loại thảo mộc này còn được coi như những bài thuốc cổ truyền để chữa một số bệnh, như rau mùi và hoa hồi hỗ trợ tiêu hóa và chống viêm nhiễm. Các loại rau gia vị ở Việt Nam còn được xem là thực phẩm rất tốt chống ôxy hóa.
Ẩm thực Thái Lan
Một món súp đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới của Thái Lan là súp tôm chua cay hay còn gọi là Tom Yung Gung. Món súp được làm từ tôm, rau mùi, sả, gừng và các loại thảo mộc, gia vị khác. Một gia vị phổ biến được sử dụng trong các món ăn của Thái Lan là sả, ớt, nghệ và gừng, đây là những thực phẩm tuyệt vời hỗ trợ tiêu hóa, chống viêm, giúp điều trị cảm lạnh và giảm đau bụng.
Vì sao tuổi thọ người Nhật Bản cao nhất thế giới?
Ẩm thực truyền thống của Nhật Bản – đặc biệt là các món ăn trên đảo Okinawa, nơi mọi người thường sống tới hơn 100 tuổi – là siêu lành mạnh. Không chỉ ở Okinawa, người Nhật nói chung thường ăn nhiều các loại trái cây và cá, họ thường chế biến món ăn với cách thức đơn giản nhất như hấp, hoặc xào nhanh. Họ luôn tuân thủ cách “ăn no khoảng 80%”. Những quy tắc ăn uống đơn giản này có thể lý giải tại sao người dân Nhật Bản ít mắc bệnh ung thư vú hoặc ung thư ruột kết.
Những thực phẩm không thể thiếu trên bàn ăn của người Nhật Bản rất tốt cho sức khỏe như khoai mỡ, trà xanh, các loại rau họ cải rất giàu chất chống ôxy hóa hay rong biển giàu iốt (tốt cho tuyến giáp); hải sản giàu omega-3; nấm hay đậu nành là những món ăn ưa thích của người Nhật. Các đầu bếp Nhật Bản có thể chế biến ra hàng trăm món ăn từ đậu nành…
Ấn Độ – thiên đường của các loại gia vị
Đặc trưng nổi bật trong văn hóa ẩm thực của Ấn Độ chính là các loại gia vị. Thậm chí người ta còn ví Ấn Độ là thiên đường của các loại gia vị, từ gừng, nghệ, ớt, thảo quả, quế, hạt tiêu, rau mùi… Ấn Độ còn sở hữu nhiều loại gia vị đặc trưng chỉ có ở Ấn Độ như garam masala (hỗn hợp của nhiều loại gia vị khác). Những hương vị đặc biệt này là linh hồn của các món ăn.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, nghệ và gừng giúp chống lại bệnh Alzheimer. Tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer ở Ấn Độ thấp hơn 4 lần so với ở Mỹ, nguyên nhân có thể là vì người dân thường ăn 100 – 200mg cà ri mỗi ngày.
Video đang HOT
Củ nghệ, một thành phần chính trong cà ri, có đặc tính chống viêm và chữa bệnh, nhiều nghiên cứu đã và đang được thực hiện để tìm ra lợi ích của nghệ với sức khỏe. Ở Ấn Độ, người dân còn ăn rất nhiều đậu lăng như một bữa ăn phụ, đây là thực phẩm giàu chất xơ, có lượng folate, magie cao tốt cho sức khỏe.
Theo Hải Yến/ Sức khỏe và Đời sống
Tôn vinh cơ thể mỏng manh, gầy gò, giới trẻ châu Á mắc chứng chán ăn
Anorexia (hay còn gọi là chứng bệnh chán ăn) là một rối loạn cảm xúc đặc trưng gây nên bởi sự ám ảnh về cân nặng khiến người bệnh ham muốn giảm cân bằng cách nhịn ăn liên tục.
Zing.vn trích dịch bài viết từ South China Morning Post đề cập đến tính nghiêm trọng của hội chứng chán ăn của thanh niên châu Á và sự thiếu hiểu biết của xã hội về bệnh lý tâm thần này.
Năm 2007, các nhà nghiên cứu ở Hong Kong đã chỉ ra có 3,9% trẻ vị thành niên nam và 6,5% trẻ vị thành niên nữ sống ở thành phố bị mắc chứng rối loạn ăn uống.
Một nghiên cứu khác cùng năm cho thấy có khoảng 1/5 học sinh cấp 2 từ 12 đến 18 tuổi có nguy cơ bị rối loạn ăn uống trong số 26,6% trẻ em gái và 18,5% trẻ em trai tham gia khảo sát.
Trong khi các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng và phương pháp điều trị y tế đã đạt được nhiều tiến bộ ở các nước phương Tây, chứng rối loạn ăn uống vẫn chưa được biết đến rộng rãi ở Hong Kong, cũng như phần còn lại của châu Á.
Anorexia (hay còn gọi là chứng bệnh chán ăn) là một rối loạn cảm xúc đặc trưng gây nên bởi sự ám ảnh về cân nặng khiến người bệnh ham muốn giảm cân tột độ bằng cách nhịn ăn liên tục.
Lý do dẫn tới việc này được cho là người châu Á đang sống trong một nền văn hóa luôn tôn vinh sự mỏng manh như là chuẩn mực của cái đẹp.
Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa luôn tôn vinh sự mỏng manh như là chuẩn mực của cái đẹp. Ảnh: Glamour.
Anorexia cũng là một hội chứng bệnh tâm thần
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học JAMA Psychiatry năm 2011 đã kết luận rằng những người mắc chứng rối loạn ăn uống có tỷ lệ tử vong tăng cao đáng kể. Thậm chí, tỷ lệ này ở người mắc Anorexia cao hơn nhiều so với các bệnh tâm thần khác.
Joyce Ma, giáo sư Đại học Hong Kong, cho rằng trong số những lý do, có cả việc người bệnh bỏ đói chính mình mang lại cho họ cảm giác mọi thứ đang trong tầm kiểm soát.
"Ăn kiêng và giảm trọng lượng cơ thể mang lại cho họ cảm giác kiểm soát bản thân một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, trẻ em và thanh thiếu niên mắc chứng chán ăn có xu hướng hoạt động cực kỳ trì trệ và kém hiệu quả", cô Ma nói.
Cô giải thích rằng trong xã hội Hong Kong, việc có một thành viên gia đình mắc một loại rối loạn tâm thần nào đó, đều bị coi là đáng xấu hổ. Vì vậy, bệnh nhân và gia đình tránh tìm kiếm sự giúp đỡ từ một cơ sở y tế hay người điều trị chuyên nghiệp.
"Thực ra, rối loạn ăn uống cũng phổ biến ở châu Á như ở phương Tây, nhưng ở châu Á còn tồn tại sự kỳ thị đáng kể đối với bệnh nhân và sự thiếu hiểu biết về chứng bệnh này", Gabrielle Tscher, một chuyên gia về hội chứng Anorexia với hơn 18 năm kinh nghiệm và là một chuyên gia dinh dưỡng làm việc tại Hong Kong, nhận định.
Ăn kiêng và giảm trọng lượng cơ thể mang lại cho người mắc Anorexia cảm giác kiểm soát bản thân một cách mạnh mẽ. Ảnh: The Atlantic.
Sự thờ ơ của xã hội
Thay vì được công nhận là bệnh tâm thần, Anorexia được xem là một lựa chọn. "Những người mắc hội chứng rối loạn ăn uống thường không được quan tâm đúng mức. Đến lúc họ tìm kiếm sự giúp đỡ thì họ đã ở trong giai đoạn phải nhập viện. Thậm chí, có những trường hợp khi được chú ý và đưa đi điều trị thì đã quá muộn", Tscher nói.
Steph Ng là một trường hợp được chẩn đoán mắc chứng chán ăn khi cô 16 tuổi. Ngay cả khi cân nặng của cô đã giảm mạnh, căn bệnh của cô vẫn không được chú ý.
Trong một lần kiểm tra y tế định kỳ, bác sĩ đã không thể nghe thấy mạch đập của cô, khi đó họ mới phát hiện ra tình trạng nghiêm trọng mà cô đang trải qua. Ngay lập tức, mẹ cô đưa cô ra khỏi trường nội trú để chăm sóc cho đến khi con gái tăng cân trở lại.
Steph Ng nói rằng việc thiếu nghiên cứu về rối loạn ăn uống ở Hong Kong là vô cùng đáng trách. Cô đã phải làm việc với 3 nhà trị liệu khác nhau trước khi tìm được sự hỗ trợ phù hợp.
Steph Ng đã phải làm việc với 3 nhà trị liệu trước khi tìm được sự hỗ trợ phù hợp. Ảnh: Glamour.
"Họ không thực sự lắng nghe tôi. Rối loạn ăn uống không được điều trị như các bệnh tâm thần khác. Bệnh nhân thường bị xem là đã cố ý bỏ bữa hoặc nhịn ăn và đó là lỗi của chính họ", Steph chia sẻ.
Giờ đây, Steph Ng đang theo học ngành tâm lý học ở New York. Cô tập trung nghiên cứu mối liên hệ giữa văn hóa châu Á và chứng rối loạn ăn uống. Nghiên cứu của cô đã chỉ ra rằng các chuẩn mực ăn uống văn hóa và lý tưởng về độ mỏng manh của cơ thế trong bối cảnh châu Á đã tạo ra những kỳ vọng mâu thuẫn bên trong con người.
"Có một mối liên hệ rất khác biệt giữa thực phẩm và đạo đức. Chẳng hạn, nhiều người có suy nghĩ rằng nếu bạn không đủ gầy thì bạn chưa đủ tốt", Steph Ng nói.
Những cản trở trong việc điều trị
Phục hồi từ chứng rối loạn ăn uống rất khó khăn. Khi bệnh nhân tìm kiếm sự giúp đỡ, họ thường không biết nên liên lạc với ai.
"Một số nhà trị liệu không cung cấp liệu pháp thích hợp, trong khi một số chuyên gia điều trị tâm lý khác từ chối hoàn toàn các trường hợp mắc chứng rối loạn ăn uống. Chỉ một số ít chuyên gia được đào tạo thực hành tại Hong Kong, họ là những người đã được đào tạo ở nước ngoài", Tscher nói.
Hiện chỉ có một bệnh viện công ở Hong Kong cung cấp phòng khám nội trú để điều trị rối loạn ăn uống; nó tập trung chủ yếu vào việc phục hồi cân nặng mà ít theo dõi tâm lý bệnh nhân, cô cho biết thêm.
Trên hết là rào cản chi phí - giá điều trị tư nhân là một cản trở lớn đối với những người mắc chứng bệnh này ở Hong Kong. Nhiều tổ chức phi lợi nhuận đã đi đầu trong việc thúc đẩy nhận thức cộng đồng về rối loạn ăn uống ở Hong Kong và trợ cấp cho các dịch vụ điều trị.
Hiện chỉ có một bệnh viện công ở Hong Kong cung cấp phòng khám nội trú để điều trị rối loạn ăn uống. Ảnh: SCMP.
Từ năm 1999, Hiệp hội Rối loạn Ăn uống Hong Kong đã cung cấp các kế hoạch hỗ trợ và điều trị y tế cho bệnh nhân, đồng thời điều hành các dự án giáo dục cộng đồng.
Mind HK - một tổ chức từ thiện nhằm cải thiện nhận thức và hiểu biết về sức khỏe tâm thần ở Hong Kong, đã được thành lập 3 năm trước. Nhưng bởi vì các tổ chức này không được tài trợ thường xuyên từ chính phủ, họ chỉ có thể cung cấp các dịch vụ hạn chế.
Tscher đã bắt đầu đào tạo thêm các nhà tâm lý học trong việc điều trị rối loạn ăn uống. Tuy nhiên, cô nói rằng khó khăn lớn nhất vẫn là làm sao để đưa chương trình đào tạo chuyên nghiệp tới các nước châu Á và nâng cao nhận thức của công chúng về căn bệnh của thế giới hiện đại này.
"Việc hồi phục không bao giờ kết thúc. Tôi may mắn vì luôn luôn có một điều gì đó làm động lực phấn đấu và luôn có những thứ tôi đã làm khiến tôi cảm thấy tự hào", Steph Ng nói về cuộc chiến 5 năm của cô với chứng chán ăn.
Theo Zing
Giới chức hàng loạt nước châu Á cảnh báo về bệnh dịch đường hô hấp nguy hiểm Loại virus này bị lo ngại có liên quan đên virus dịch SARS từng gây ra hàng trăm cái chêt tại châu Á và nhiêu nơi khác 17 năm trước đây. Ảnh: AP Chính phủ nhiều nước châu Á đang đẩy mạnh các biện pháp phòng vệ nhằm ngăn sự phát tán của một loại dịch bệnh bí hiểm sau khi giới chức...