Bí quyết phòng tránh bệnh phụ khoa
Theo trích dẫn của tạp chí Idiva (Ấn Độ), để khắc phục một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở phụ nữ, như suy giảm khả năng sinh sản, hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), ung thư buồng trứng, hoặc các triệu chứng mãn kinh… chị em hãy áp dụng các phương pháp tự nhiên dưới đây:
1. Tập yoga giúp hỗ trợ sinh sản
Khi chị em gặp khó khăn trong việc thụ thai, hãy áp dụng các phương pháp để giảm mức độ căng thẳng. Vì theo các chuyên gia, khi chị em bị căng thẳng sẽ kích thích cơ thể tiết ra các loại hormone có thể gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Một trong những phương pháp giúp giảm căng thẳng hiệu quả là chị em cần luyện tập yoga ít nhất 20 phút mỗi ngày.
2. Tắm nắng giúp giảm hội chứng PMS
Theo giới chuyên môn, trước thời điểm hành kinh, cơ thể của phụ nữ thường tiết ra các loại hormone gây nên các triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng đến tâm trạng cũng như tình trạng thể chất. Để khắc phục vấn đề này, chị em nên tận dụng thời gian để tắm nắng mỗi ngày. Vì khi tắm nắng sẽ giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, có tác dụng giúp giảm các triệu chứng khó chịu trong thời gian này.
3. Tập thể dục giúp ngừa triệu chứng mãn kinh
Một nghiên cứu mới cho biết, 85% phụ nữ có thể giúp giảm các triệu chứng mãn kinh và tăng cường sức khỏe bằng cách siêng năng tập thể dục. Ngoài việc mang lại sức khỏe, việc vận động thường xuyên còn giúp cải thiện tâm trạng ở phụ nữ mãn kinh, vốn ảnh hưởng bởi những thay đổi nội tiết tố quan trọng trong cơ thể của chị em trong giai đoạn này.
Video đang HOT
4. Mang thai và cho con bú giúp ngừa ung thư buồng trứng
Theo các chuyên gia, những phụ nữ kết hôn và có con trước thời điểm 28 tuổi có thể giúp giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Nghiên cứu cho thấy, khi người phụ nữ mang thai và cho con bú trong lúc còn trẻ sẽ giúp kéo giảm nguy cơ ung thư buồng trứng giai đoạn sau này.
5. Chế độ ăn giúp ngừa ung thư cổ tử cung
Ngoài ung thư buồng trứng, chị em phụ nữ cũng thường đối diện với nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung. Nghiên cứu cho thấy, việc tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin A, C, E, B, folate, canxi, polyphenol và flavonoid trong chế độ ăn hàng ngày có thể giúp chị em ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Lưu ý: Ngoài việc áp dụng các phương pháp trên, để tầm soát bệnh trong giai đoạn sớm, chị em nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe theo định kỳ. Bởi vì việc phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm sẽ giúp cho quá trình điều trị mang lại hiệu quả cao hơn, đặc biệt là đối với bệnh ung thư buồng trứng và ung thư cổ tử cung.
Theo Phunu
Cách tự kiểm tra giúp phát hiện ung thư vú
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Ung thư vú ngày càng trở nên phổ biến tại các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, ung thư vú là bệnh phụ nữ hay gặp nhất trong các loại ung thư và có tới 50% người bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn.
Cứ 19 giây lại có một người được chẩn đoán mắc ung thư vú. Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị ung thư vú. Tự kiểm tra vú là một trong những phương pháp phòng ngừa hiệu quả. Bạn có thể kiểm tra nguy cơ ung thư vú tại nhà bằng cách sau:
Bước 1: Sử dụng một tấm gương lớn, đứng thẳng, làm từng động tác: chống hai tay vào hông và giơ hai tay lên cao, căng cơ ngực. Cùng lúc quan sát xem hình dạng vú có gì thay đổi so với các lần kiểm tra trước hay không. Chú ý quan sát các dấu hiệu sưng phồng, nếp nhăm nhúm, các vết, nốt và sự biến đổi màu da.
Bước 2: Sử dụng đầu ngón tay xoa và ấn quanh ngực theo chuyển động tròn, từ trên xuống - dưới lên hoặc từ ngoài vào trong (như hình dưới) để phát hiện khối u cứng và bất thường. Lựa chọn cách kiểm tra bạn cảm thấy dễ dàng nhất, lưu ý thống nhất sử dụng cùng một phương pháp với 2 bên ngực và các lần kiểm tra. Bước này có thể thực hiện khi tắm vì độ nhạy cảm của các ngón tay sẽ tăng khi da ướt.
Bước 3: Nắn nhẹ núm vú xem có tiết dịch lạ hay không. Sử dụng ngón trỏ và ngón giữa ấn xuống núm vú và tìm khối u ở các vùng sâu xung quanh.
Bước 4: Trong tư thế nằm, để kiểm tra ngực phải, đặt một chiếc gối dưới vai phải và đưa tay phải lên sau đầu. Sử dụng các đầu ngón tay xoa, nắn quanh ngực và vùng dưới nách. Sử dụng phương pháp xoa, ấn theo vòng tròn, từ trên xuống - dưới lên hoặc từ ngoài vào trong như đã thực hiện khi kiểm tra đứng. Thực hiện tương tự với ngực trái.
Đối với phụ nữ có ngực lớn, nên nằm nghiêng về phía trái để khám ngực phải và ngược lại. Bạn có thể thoa thêm lotion để tăng độ nhạy cảm của các ngón tay.
Các bước trên có thể thực hiện định kỳ hàng tháng, và thời gian tự khám vú tốt nhất là sau khi sạch kinh nguyệt 5 ngày.
Việc tự khám ở nhà giúp bạn dễ dàng phát hiện các khối u sờ thấy được ở vú. Tuy nhiên đối với các khối u ẩn sâu bên trong thì việc tự kiểm tra bằng tay không mang lại hiệu quả. Ngoài ra, tự kiểm tra bằng tay cũng không giúp phân biệt được u lành (hạch) hay u ác tính . Chính vì vậy, ngoài việc tự kiểm tra định kỳ hàng tháng, các bác sỹ trên toàn thế giối vẫn khuyến cáo, phụ nữ từ 20 tuổi trở lên cần đi khám vú hàng năm để có được kết quả chính xác nhất.
Theo 24h
Tự chữa phụ khoa: Tàn phá sức khỏe Hạnh - 27 tuổi, nhân viên văn phòng, có tiền sử bị nấm phụ khoa từ thời chưa kết hôn. Cách đây hai tháng, Hạnh lại thấy vùng "kín" ngứa, kích thích, rát... Cô chủ động ra hiệu thuốc gần nhà mua về tự đặt... Cách tự chữa này đã khiến Hạnh rước họa vào thân. Tự mình đoán bệnh Mọi chuyện "êm...