Bí quyết ngâm sấu giòn, ngon
Những quả sấu xanh chua đến lạ nhưng khi ngâm với đường, thêm chút gừng lại trở thành thức uống được ưa thích của mùa hè. Bí quyết để có lọ sấu giòn, thơm ngon cũng rất đơn giản.
Ước chừng 1kg sấu cần 1kg đường (nên chọn đường hoa mai để nước ngâm có màu vàng óng hấp dẫn), gừng già 100g, một ít muối.
Sấu gọt vỏ, khía làm tư hoặc nếu khéo tay có thể cắt khía theo hình xoắn ốc. Khía xong quả nào thì ngâm luôn quả đó vào chậu nước có pha muối loãng để sấu khỏi thâm.
Rửa sạch sấu khoảng 2 lần nữa với nước pha muối cho bớt chát và hết nhớt.
Đun nước sôi một chút muối đê chần sấu. Với 1kg sấu nên chia để chần làm nhiều lần cho đều. Và chỉ chần đến khi sấu dần chuyển sang màu vàng là vớt ra gay.
Gừng rửa sạch nướng qua cho thơm.
Video đang HOT
Hòa tan 1kg đường với 1 lit nước, đun kĩ đến khi nước đường hơi sánh. Riêng khâu này, bạn không nên đun qua loa, nếu không sau khi ngâm nước sấu dễ nổi váng.
Cho gừng nướng vào đun cùng. Để một lúc thì tắt bếp, đặt nơi thoáng mát cho nước đường nhanh nguội.
Khi nước đường thật nguội thì trút vào lọ đã xếp sẵn sấu. Thường để sau 5 tiếng là có thể ăn được, nhưng muốn quả sấu ngấm đường có vị ngọt thì nên dùng sau 24h.
Nếu không ăn nhiều ngọt, bạn có thể giảm lượng đường, còn khoảng 800g cho 1kg sấu, tuy nhiên, không nên bớt đường nhiều, vì nếu ít đường quá lọ sấu ngâm cũng không đê lâu được.
Theo VNE
Độc chiêu bảo quản sấu bánh tẻ để ăn quanh năm
Thời điểm này, miền Bắc đang là mùa sấu bánh tẻ đó các bà nội trợ ơi. Vì thế, cùng tranh thủ mùa sấu ngon nhất để dự trữ sấu bánh tẻ ăn dần quanh năm nào!
Trong tất cả các loại quả mùa hè, lúc nào mình cũng ưng và bồ kết nhất là quả sấu. Quả sấu mà vào tay mình thì mình sẽ chế biến chúng thành rất nhiều món ăn và thức uống đưa miệng. Chả thế mà hơn 1 năm nay vô Sài Gòn, ít được ăn sấu làm mình thèm nhỏ dãi.
Mới hôm qua, mẹ mình còn gọi điện bảo mình rằng, mùa sấu bánh tẻ đang ngon, có muốn mẹ gửi vào 10kg cho để tủ lạnh dự trữ mà ăn dần không. Mình tất nhiên như bắt được vàng và đồng ý luôn. Gì chứ 10kg hay 20kg mình cũng chén hết trong chỉ một năm.
Nhiều đứa bạn mình trong Sài Gòn này cứ ghen tị rằng, sao mình ở xa Hà Nội típ tắp mà vẫn có sấu ăn thế. Nào thì có nước sấu uống, sấu dầm rồi canh sấu. Chúng chẳng hề biết rằng, vào giữa mùa sấu như này, nếu biết cách bảo quản sấu thì vẫn có thể có sấu ăn quanh năm.
Trong tất cả các loại quả mùa hè, lúc nào mình cũng ưng và bồ kết nhất là quả sấu.
- Để bảo quản sấu ăn quanh năm, mẹ mình thường hay chọn loại sấu bánh tẻ. Mẹ mình bảo thời điểm giữa mùa sấu như này mua sấu là tốt nhất. Vì thịt sấu bánh tẻ lúc này còn dày, hạt nhỏ. Thế nên chỉ cần dùng ít quả mà vẫn được nồi canh ngon lành. Còn sấu già thì có khi chỉ gọt vỏ thôi cũng đã gần vào đến hạt.
- Sau khi mua sấu về, đem cạo vỏ (bằng cái nạo), rửa sạch, để thật ráo nước.
Có nhiều người có thể chỉ cắt cuống sấu cho hết nhựa chảy ra ngoài, để ráo nước rồi cho ngăn đá tủ lạnh. Cách bảo quản sấu như thế cũng được. Tuy nhiên nếu sấu không cạo vỏ thì khi cho thẳng vào nấu canh sẽ có vị chát của vỏ. Hơn nữa, sấu còn tươi, cạo (hoặc gọt) vỏ rất dễ. Nếu để trong ngăn đá rồi sau mới cạo vỏ thì sấu nhũn, cứng và rất khó làm.
- Sau khi đã cạo sấu xong và để ráo nước, bạn nên cho sấu vào những túi nhỏ để trong tủ lạnh. Việc chia sấu vào những túi nhỏ này cho phép bạn mỗi lần mở túi lấy sấu ăn sẽ khiến một lượng hơi ẩm lớn sẽ vào túi. Điều này có thể khiến cả khối sấu sẽ dính chặt vào với nhau, khó lấy ra từng quả để nấu. Do đó, việc chia nhỏ ra nhiều túi sấu sẽ giúp bạn lấy sấu dễ dàng hơn nhiều
Năm nào cũng vậy, dù ở xa Hà Nội, em vẫn có sấu xanh và sấu chín để dành ăn quanh ăn. Sấu tươi bảo quản theo cách này có thể ăn mà không hề mất mùi vị của sấu tươi.
Ngoài ra, cuối mùa sấu thường có những quả sấu chín, mẹ mình cũng rất hay gửi cho mình ăn. Với những trái sấu chín sẽ không còn nhựa, nên chẳng cần cắt cuống. Lúc này mình chỉ việc rửa sạch để ráo nước rồi bảo quản giống sấu xanh mà chẳng cần cạo vỏ như sấu xanh.
Theo VNE
Mùa sấu Hà Nội Mỗi mùa sấu luôn là một phần ký ức tuổi thơ của những người dân Hà Nội. Chẳng có ở đâu sấu lại nhiều như ở Hà Nội, ở Hà Nội có hơn 1.400 cây sấu cổ thụ, được trồng ở khắp nơi, từ công viên, vườn Bách thảo đến cả những con ngõ nhỏ. Nhưng nhiều nhất là ở phố Phan Đình...