Bí quyết nấu nước dùng ngon ngọt mà không bị đục
Với bí quyết nhỏ dưới đây nồi nước dùng nhà bạn sẽ trong và ngọt hơn cho món ăn đậm đà, bắt mắt.
1. Nên chọn xương tươi và ngon. Trước khi ninh xương thì nên trần xương qua nước sôi để khử mùi và chất bẩn để nồi nước dùng ngon và trong hơn.
2. Trong quá trình ninh xương không nên đậy vung. Đến khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa để vớt bọt ra. Sau đó tiếp tục đun với lửa nhỏ.
3. Ninh xương quá lâu cũng làm cho nước dùng bị đục và có độ chua. Ví dụ: khi ninh xương gà hay heo thì không nên ninh quá 6 giờ. Khi ninh xương bò cũng không nên ninh quá 10 giờ. Với hải sản thì không nên ninh quá 45 phút
4. Khi nấu nước dùng bò, cho vào nồi một ít củ hành tím đã nướng chín (không để cháy) vào nồi. Lớp vỏ đỏ của hành có tác dụng làm cho nước trong và có màu đẹp.
5. Khi ninh xương bò (nhất là khi nấu nước lèo của món phở), xương phải được rửa sạch, cạo sạch hết thịt bám vào xương cho vào nồi đun với nước lạnh. Nước luộc xương lần đầu phải đổ đi để nước dùng khỏi bị nhiễm mùi hôi của xương bò. Đun lửa lớn cho đến khi sôi lên thì giảm bớt lửa và bắt đầu vớt bọt. Khi đã vớt hết bọt, cho thêm một ít nước lạnh và lại đợi nước tiếp tục sôi tiếp để vớt bọt… Làm liên tục như vậy cho đến khi nước trong và không còn cặn trong bọt.
Video đang HOT
Xử lý khi nước dùng bị đục:
1. Lược nước dùng qua một xoong khác với một khăn vải mỏng rồi đun lại.
2. Lấy một lòng trắng trứng, đánh tan cho vào nồi nước dùng, khuấy đều lên cho bọt cuốn vào đó rồi hớt ra, nước dùng sẽ trong trở lại.
3. Nếu ninh xương gà mà bị đục thì có thể cho tiếp xương gà vào đun cũng làm cho nước trong hơn.
4. Cho vào nồi nước dùng vài tai nấm đông cô hoặc vài lát khoai tây sống cũng là cách làm cho nồi nước dùng trong trở lại.
Phở Hà Nội Nghe tên đã thấy thèm
Phở Hà Nội có cái ngọt chất của xương bò, cái thơm của thịt vừa chín đến độ để thịt vẫn dẻo mà không dai. Màu nước phở trong, bánh phở mỏng và mềm. Chỉ nhìn thôi cũng đã thấy được cái ngon của phở Hà Nội.
Phở gà Hà Nội. Ảnh internet
Phở - món ăn truyền thống của Việt Nam
Phở được cho là có nguồn gốc từ Nam Định, cũng có thể xem là một trong những món ăn tiêu biểu cho nền ẩm thực Việt Nam. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng (hay nước lèo theo cách gọi miền Nam) cùng với thịt bò hoặc thịt gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng.
Phở thông thường dùng làm món điểm tâm buổi sáng hoặc ăn đêm, nhưng ở các thành phố lớn, món ăn này được thưởng thức trong cả ngày. Các tỉnh phía Nam và một số vùng miền khác, phở được bày bàn kèm cả đĩa rau thơm, hành, giá và những lá cây rau mùi, rau húng, trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở; tuy nhiên, tại Hà Nội thì không có đĩa rau sống này. Phở thường là phở bò hay phở gà, nhưng đôi khi cũng có những biến thể khác như phở heo...
Phở Hà Nội
Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng (còn được gọi là nước lèo theo cách gọi của người miền Nam) cùng với thịt bò hoặc thịt gà cắt lát mỏng, ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: Tương, ớt, hạt tiêu, chanh, nước mắm, hồi... những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người.
Nước dùng của phở truyền thống phải được ninh từ ống của xương bò, cùng với một số gia vị. Xương bò sau khi được rửa sạch, cạo sạch hết thịt bám vào xương, sau đó cho vào nồi đun với nước lạnh. Nước luộc xương lần đầu phải đổ đi để nước dùng không bị nhiễm mùi hôi của xương bò, nước luộc lần sau mới dùng làm nước lèo.
Gừng và củ hành đã nướng đồng thời cũng được cho vào, lửa đun được bật lớn để nước sôi lên, sau khi nước đã sôi thì bắt đầu giảm bớt lửa và bắt đầu vớt hết nước bọt, sau khi đã vớt hết nước bọt, cần phải cho thêm một ít nước lạnh, và lại tiếp tục đợi cho nước sôi để vớt tiếp bọt. Vớt khoảng vài lần như vậy thì nước sẽ trong và không còn bọt nữa. Sau khi nước trong thì cho một ít gia vị vào và điều chỉnh độ lửa sao cho nồi nước sôi lăn tăn để giữ cho nước khỏi bị đục và chất lượng ngọt từ xương có đủ thời gian để tan vào trong nước lèo. Như vậy lúc đỏ nước vào bát phở, thì phở ăn mới ngon.
Phở Hà Nội có cái ngọt chất của xương bò, cái thơm của thịt vừa chín đến độ để thịt vẫn dẻo mà không dai. Màu nước phở trong, bánh phở mỏng và mềm. Chỉ nhìn thôi cũng đã thấy được cái ngon của phở Hà Nội.
Về bánh phở, trước tiên phải được chần qua nước nóng, lá bánh phở mềm mại được đặt vào trong bát, bên trên là những lát thịt, những lá hành tươi, sau đó mới đổ nước vào, và nước phải thật nóng, như vậy thì ăn mới ngon.
Phở Hà Nội (chỉ cần nói đến nhiều người sẽ biết ngay đấy là phở gà), để nấu được một bát phở Hà Nội cũng không phải là khó, nhưng để có được những bát phở ngon thì nó còn thùy thuộc vào kinh nghiệm và đặc biệt là bí quyết truyền thống của nghề nấu phở. Đối với những người Việt xa quê, đặc biệt là những người Hà Nội, dù có đi xa đến đâu, nhưng vẫn luôn nhớ về phở Hà Nội, món ngon mà nhiều người dù ăn một lần vẫn còn nhớ mãi.
Vương Quốc Hoa
Phở khô Gia Lai 1 suất phở khô gồm 2 tô: 1 tô đựng bánh phở làm từ bột gạo xay. Bánh phở khi trụng nóng để làm phở không khô cứng như mường tượng mà còn mềm dai, nên cũng như phở tươi. Trên đó là thịt lợn băm nhỏ và hành phi thơm phức. Tô thứ hai để đựng nước lèo với thịt bò tái,...