Bí quyết học song bằng kỹ sư, thạc sĩ
Tống Chí Thông trước đây từng tốt nghiệp đại học loại giỏi cùng lúc hai ngành tại Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), nay lại tiếp tục nhận đồng thời hai bằng thạc sĩ của hai trường đại học, trong đó có một trường ở Đức.
Tống Chí Thông khi đang du học ở Đức – Ảnh NVCC
Trò chuyện với Tuổi Trẻ về việc chọn học song ngành từ bậc ĐH đến sau ĐH, tân thạc sĩ TỐNG CHÍ THÔNG chia sẻ: “Tôi cho rằng việc giữ cho bản thân tập trung hoàn toàn trong tiết học là vô cùng quan trọng. Khi học, tôi nhận thấy phần lớn giảng viên đều lồng vào đó những kiến thức thực tế mà mỗi năm đều được cập nhật. Những kiến thức, sự kiện này không hề có trong tài liệu cung cấp nhưng khả năng xuất hiện trong đề thi là rất cao. Vì vậy, tôi luôn cố gắng nghe giảng và ghi chép nhiều nhất có thể để không bị sót kiến thức”.
* Cơ hội công việc không ít sau khi tốt nghiệp ĐH, tại sao anh lại quyết định học tiếp thạc sĩ?
- Năm 2019, trước khi tốt nghiệp chương trình song bằng kỹ sư tại Trường ĐH Quốc tế (ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng, và ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp), tôi đã có ý định tiếp tục học thạc sĩ.
Sau khi tốt nghiệp ĐH, tôi cảm thấy những kiến thức học được ở ĐH là chưa đủ cho một dây chuyền sản xuất và phân phối, nên muốn tìm hiểu sâu hơn về điều khiển máy móc cũng như cánh tay robot.
Do vậy, từ sớm tôi đã tìm kiếm chương trình thạc sĩ cấp bằng quốc tế tại Việt Nam và chọn chương trình song bằng thạc sĩ cơ điện tử và công nghệ cảm biến của Trường ĐH Việt Đức. Chương trình này cho phép học viên sau khi tốt nghiệp có bằng thạc sĩ cơ điện tử và công nghệ cảm biến từ ĐH Việt Đức và bằng thạc sĩ công nghệ cảm biến từ Trường ĐH Khoa học và ứng dụng Karlsruhe (bang Baden Wrttemberg, Đức).
* Anh đã có một hành trình học ở Đức trong giai đoạn khó khăn do dịch COVID-19 bùng phát. Anh đã làm thế nào để hoàn thành khóa học song ngành?
- Tôi và một số ít bạn được học bổng sang Đức gặp khá nhiều khó khăn do dịch bệnh. Tôi sang Đức vào ngày 1-10-2020, sau đó một hai tuần thì cả châu Âu thực hiện giới nghiêm nên mọi việc rất căng thẳng.
Để có thể hoàn thành khóa học ở Đức, tôi chủ động trao đổi với các thầy trong việc xác định hướng nghiên cứu khoa học và luận văn thạc sĩ từ sớm nên hết học kỳ đầu tiên tôi đã hoàn thành một dự án nghiên cứu thay cho việc đi thực tập.
Bắt đầu từ sau Tết Nguyên đán, tôi viết luận văn thạc sĩ của mình cho tới khi hoàn thành và về nước. Về các môn học với tôi không quá phức tạp, chỉ cần tập trung nghe các thầy giảng bài là sẽ hoàn thành được 80% đề thi.
* Trong thời gian học ở Đức, anh còn làm việc cho một công ty ở Mỹ?
Video đang HOT
- Ngành tôi theo học cần thực hành nhiều nên việc học trực tuyến ảnh hưởng không ít. Vì lo sợ thiếu kinh nghiệm thực tế, tôi cũng vừa học vừa tìm một công việc làm thêm để mình không quá nhàn rỗi.
Tôi may mắn được giới thiệu tới CEO Đỗ Minh Trí của Công ty Finnhub, một startup về tài chính và công nghệ của người Việt tại New York (Mỹ) và Việt Nam. Finnhub cung cấp thông tin phân tích cho Facebook và Baidu. Khoảng 10 tháng trước, tôi làm việc như một kỹ sư phần mềm bán thời gian cho công ty. Hiện tại, tôi làm việc như một kỹ sư phần mềm toàn thời gian trong mùa dịch COVID-19 này để có thu nhập.
Lĩnh vực tôi làm nghe có vẻ không giống với những chuyên ngành mình học nhưng trên thực tế, việc làm các dự án Internet of Things ở ĐH giúp tôi rất nhiều trong quá trình làm việc từ xa. Hơn nữa, tôi tin rằng ở mức độ nào đó, các ngành kỹ thuật sẽ giao nhau tại một điểm mà nếu đủ tự tin, ta có thể sử dụng kiến thức của ngành này để bổ sung cho ngành khác. Ví dụ, tôi hoàn toàn tự tin về việc sử dụng tư duy lập trình xử lý dữ liệu vận chuyển trong logistics để xử lý dữ liệu lớn có được từ báo cáo tài chính của các công ty.
* Anh có dự định kế hoạch gì cho tương lai của mình?
- Chuyến du học này thay đổi tôi rất nhiều. Hơn nữa, tôi còn quá trẻ để ở trong vùng an toàn của bản thân, nên tôi quyết định vừa làm việc cho công ty vừa tìm kiếm cơ hội kinh doanh để một ngày nào đó tự mình làm chủ doanh nghiệp.
Quyết định trở về nước, tôi có tham vọng tìm hiểu thị trường cung ứng trong nước để bắt đầu những dự định của riêng mình như áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp Việt. Càng đạt chuẩn, càng xuất khẩu nhiều thì người Việt sẽ dần trở nên ưu việt, thị trường Việt Nam sẽ ngày một phát triển hơn.
Trong tương lai xa, tôi cũng có dự định làm nghiên cứu sinh để học hỏi thêm văn hóa, kiến thức mới và thử sức ở những vị trí đòi hỏi bằng cấp cao hơn.
Động lực từ sự đam mê
Ở bậc ĐH, nhờ chọn đúng ngành học mình yêu thích nên dù số môn học nhiều hơn nhưng tôi vẫn học tốt. Do được thỏa chí đam mê nên việc học của tôi rất thuận lợi, có động lực học tập, nhờ vậy kết quả thi các môn đều đạt điểm cao.
Còn bậc cao học, tôi học có 2 giai đoạn: năm đầu học tại ĐH Việt Đức và 1 năm sau nếu giành được học bổng từ DAAD (Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức), học viên sẽ được du học ở năm thứ hai. Chương trình này cho phép học viên có 2 bằng thạc sĩ nhưng theo tôi không quá khó khăn.
Trong năm học thứ nhất, tôi đạt học bổng đợt 1 từ Quỹ DAAD, giảm 50% học phí tại ĐH Việt Đức. Sau đó, tôi đạt học bổng đợt 2, được sang Đức 1 năm để học và làm luận văn tại nước này.
ThS Tống Chí Thông
Hơn 100 bác sĩ nội trú "kêu cứu" vì không được nhận đủ bằng, ĐH Y Hà Nội nói gì?
Hơn 100 bác sĩ tham gia học bác sĩ nội trú tại ĐH Y Hà Nội phản ánh dù luật quy định rõ sau khi hoàn thành chương trình, người học sẽ được nhận bằng bác sĩ nội trú, bằng Chuyên khoa 1 và bằng Thạc sĩ, nhưng trong nhiều năm liền, học viên lại chỉ được nhận duy nhất 1 bằng Bác sĩ nội trú.
Như tin đã đưa, mới đây VOV.VN nhận được đơn thư kêu cứu của tập thể hơn 100 bác sĩ đã hoàn thành hệ đào tạo Bác sĩ nội trú của ĐH Y Hà Nội các khóa từ năm 2007-2017. Đơn kêu cứu của tập thể các bác sĩ cho biết, khi nhận thông báo tuyển sinh các khóa đào tạo hệ bác sĩ nội trú của trường ĐH Y Hà Nội, học viên được biết và nắm rõ chương trình đào tạo tương đương với đào tạo cao học.
Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ được nhận 3 bằng gồm bác sĩ nội trú, bằng chuyên khoa 1 và bằng Thạc sĩ. Tuy nhiên, trong nhiều năm liền, ĐH Y Hà Nội lại chỉ cấp 1 bằng bác sĩ nội trú cho học viên. Đối chiếu với nhiều văn bản quy định pháp luật của cả Bộ GD- ĐT và Bộ Y tế, các bác sĩ nội trú cho rằng ĐH Y Hà Nội đang thực hiện sai các quy định của pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người học.
Hơn 100 bác sĩ đã tốt nghiệp khóa đào tạo bác sĩ nội trú các khóa từ năm 2007-2017 kêu cứu vì không được nhận đủ bằng cấp như quy định.
Để làm rõ những nội dung trong đơn thư phản ánh, phóng viên VOV.VN đã có cuộc trao đổi với ông Lê Minh Giang, Trưởng phòng Quản lý đào tạo sau Đại học (ĐH Y Hà Nội).
Trước câu hỏi của phóng viên rằng, Quyết định 19/2006/QĐ-BYT về việc ban hành quy chế đào tạo bác sĩ nội trú, Khoản 2 Điều 16 quyết định này có nêu rõ: "Công nhận tốt nghiệp: Học viên tốt nghiệp được cấp bằng Bác sĩ nội trú, bằng chuyên khoa cấp 1 và được đề nghị với Bộ GD-ĐT cấp bằng Thạc sĩ".
Trong Thông tư liên tịch số 30/2003/TTLT/BGD&ĐT-BYT tại Điều 3 mục 3 nêu rõ "Người trúng tuyển hệ đào tạo bác sĩ nội trú bệnh viện sẽ được công nhận là học viên cao học.
Bác sĩ được đào tạo theo chương trình nội trú bệnh viện sẽ học bổ sung các môn còn thiếu trong chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành tương ứng theo Quy chế đào tạo sau đại học hiện hành của Bộ GD-ĐT. Khi tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viên, học viên sẽ được cấp bằng thạc sĩ y học". Vậy tại sao học viên các khóa từ 2007-2017 học viên đã hoàn thành chương trình đào tạo lại chỉ được nhận duy nhất 1 bằng?
Trả lời câu hỏi này, ông Lê Minh Giang cho biết: "Quy định của Bộ Y tế là thế, nhưng đồng thời trường cũng phải tuân thủ theo quy định của Bộ GD-ĐT về xây dựng chương trình đào tạo. Từ năm 1974 khi bắt đầu đào tạo bác sĩ nội trú đến năm 2003, tất cả các học viên tham gia học Bác sĩ nội trú đều được đào tạo theo một chương trình với một giai đoạn duy nhất. Sau khi tốt nghiệp được cấp 1 bằng duy nhất là bằng Bác sĩ nội trú. Luật đã quy định học 1 chương trình cấp 1 bằng, không có luật nào quy định người học 1 chương trình nhưng lại được cấp 2 hay 3 bằng. Đến Luật Giáo dục 2005 cũng ghi rất rõ 1 văn bằng cấp cho 1 chương trình đào tạo.
Ông Lê Minh Giang, Trưởng phòng Quản lý đào tạo sau đại học (ĐH Y Hà Nội). Ảnh: KT
Như vậy từ năm 1974-2003, học viên học khóa đào tạo bác sĩ nội trú được cấp bằng chuyên khoa 1 hệ nội trú hoặc chứng nhận chuyên khoa 1 hệ nội trú, nhưng đây không phải bằng cấp, mà chỉ mang tính danh hiệu, tôn vinh của nhà trường".
Ông Giang cho biết, từ năm 1995-2002, trường ĐH Y Hà Nội từng tổ chức nhiều đợt chuẩn hóa cho các bác sĩ nội trú để được nhận bằng Thạc sĩ bằng cách làm việc trực tiếp với Bộ GD-ĐT, xin phép Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế để thống nhất công nhận chuẩn hóa trình độ thạc sĩ cho các học viên hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú.
Theo ông Lê Minh Giang, sau đó, nội dung này đã được 2 Bộ thống thất trong các thông tư liên tịch. Tuy nhiên, thời điểm đó, chương trình đào tạo bác sĩ nội trú chưa có các nội dung cần thiết để có thể cấp bằng thạc sĩ, nên sau khi học xong, học viên vẫn phải quay lại học thêm một số môn như Nghiên cứu khoa học, Phương pháp giảng dạy để được nhận bằng Thạc sĩ...
Đến năm 2000-2009, nhận thấy việc phải học thêm để chuẩn hóa sau khi hoàn thành chương trình học gây nhiều bất tiện cho học viên, nên trường đã lồng ghép các nội dung đào tạo thạc sĩ vào chương trình đào tạo bác sĩ nội trú mới. Như vậy khi kết thúc khóa học, trường chỉ cần chứng minh với bộ GD-ĐT đã dạy đủ các môn học theo yêu cầu là có thể nhận bằng.
"Thời điểm này, chỉ tiêu đào tạo bác sĩ nội trú riêng và chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ là hoàn toàn độc lập. Sau khi Bộ GD-ĐT dựa trên đề nghị của nhà trường thì đồng ý cấp bằng thạc sĩ. Khi đó, Bộ GD-ĐT chưa bao giờ hỏi chỉ tiêu ở đâu ra, đã xin chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ hay chưa mà cứ thế cấp bằng. Nhưng quy định đào tạo thạc sĩ thay đổi liên tục, quá trình cấp bằng của nhà trường cũng bị chi phối bởi những quy định này. Theo đó năm 2009, Bộ GD-ĐT yêu cầu phải có chỉ tiêu đầu vào thạc sĩ thì mới được cấp bằng. Như vậy các khóa từ 2007-2017 chịu ảnh hưởng bởi quy chế này", ông Lê Minh Giang nói.
Đại diện Phòng Quản lý đào tạo sau đại học (ĐH Y Hà Nội) cho hay, trong giai đoạn từ năm 2009-2015 trường liên tục gửi đơn thư lên Bộ GD-ĐT nhưng đều bị "lắc đầu". Đến năm 2015, nhận thấy những bất cập, nên ĐH Y Hà Nội đã thay đổi toàn bộ cấu trúc đào tạo bác sĩ nội trú. Thay vì như trước đây chỉ đào tạo 1 chương trình có 1 bằng, thì nay chuyển sang đào tạo 2 chương trình trong khóa đào tạo. Trong đó giai đoạn một, học viên hoàn thành chương trình học thạc sĩ, sau đó các năm còn lại hoàn thành yêu cầu của chương trình đào tạo bác sĩ nội trú.
Với 2 chương trình trong 2 giai đoạn như vậy, từ năm 2015 đến nay, ĐH Y Hà Nội cấp 2 bằng gồm bằng bác sĩ nội trú và bằng Thạc sĩ cho học viên.
Riêng với vấn đề cấp bằng chuyên khoa 1, ông Lê Minh Giang cho rằng, bằng này là không cần thiết khi đã có bằng bác sĩ nội trú. Bên cạnh đó, đại diện ĐH Y Hà Nội khẳng định, trường làm đúng luật vì quy định học 1 chương trình cấp 1 bằng, và trong hệ thống ngành y, bác sĩ nội trú luôn danh giá hơn bằng chuyên khoa 1.
Vị này cũng nói thêm rằng, quy định năm 2003 của Bộ Y tế có nêu học viên học bác sĩ nội trú thì chỉ được cấp bằng bác sĩ nội trú mà không nói đến bằng chuyên khoa 1. Đến năm 2006, Bộ Y tế tiếp tục có Quyết định 19/2006/QĐ-BYT về quy chế đào tạo bác sĩ nội trú có nội dung học viên học xong khóa đào tạo bác sĩ nội trú được cấp cả bằng Chuyên khoa 1 và được đề nghị với Bộ GD-ĐT để cấp bằng Thạc sĩ. Tuy nhiên Bộ Y tế lại không có văn bản nào phủ định những quy định đã ra tại quyết định đã ban hành trước đó năm 2003. Trường ĐH Y Hà Nội cho rằng, bởi vậy trường vẫn áp dụng theo quy định này là không sai.
Theo đại diện ĐH Y Hà Nội, 2 văn bản trên do Bộ Y tế ban hành có sự xung đột, dù trường đã nhiều lần góp ý với Bộ Y tế nhưng vẫn chỉ dừng lại ở mức độ "đã ghi nhận".
"Chúng tôi làm theo luật vì luật là cao nhất, hơn nữa trường thuộc quản lý của cả Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế, thanh tra Bộ GD-ĐT chỉ chiếu theo Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học, nếu làm không đúng chúng tôi sẽ bị xử phạt nên không thể chỉ theo quy định của Bộ Y tế", ông Giang nói.
Trước đó, phản ánh của các bác sĩ nội trú cho biết, họ gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình công tác cũng như học tập và nghiên cứu khi chưa có bằng chuyên khoa 1 và bằng Thạc sĩ. Bởi lẽ, bằng bác sĩ nội trú dù có giá trị cao về mặt chuyên môn, nhưng lại không có ý nghĩa về mặt quy định hành chính như bằng chuyên khoa 1. Nếu học viên tốt nghiệp có bằng chuyên khoa 1 sẽ thuận tiện để thi lên bác sĩ chính, hệ số lương của những người này cũng như người có bằng Thạc sĩ khởi điểm là 2,67, trong khi đó, bằng bác sĩ nội trú, mức lương khởi điểm cũng chỉ tương đương trình độ cử nhân đại học là 2,34.
Bên cạnh đó, với những học viên có nhu cầu muốn học lên tiến sĩ sẽ phải học thêm 2 năm để lấy bằng Thạc sĩ, trong khi đó hầu hết những nội dung này đã được học trong chương trình đào tạo bác sĩ nội trú.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về nội dung này./.
Học xong 10 năm chưa nhận đủ bằng, bác sĩ nội trú "kêu cứu" Trong hơn 10 năm qua, nhiều bác sĩ nội trú đã không được Trường Đại học Y Hà Nội trả lời thỏa đáng cho việc trả thiếu bằng buộc họ phải có đơn "kêu cứu khẩn cấp". Trong đơn "kêu cứu khẩn cấp" gửi Báo Điện tử VOV, hơn 100 bác sĩ đã hoàn thành các khóa đào tạo hệ bác sĩ nội...