Bí quyết ‘giữ sức bền’ nơi công sở
1/3 thời gian của một ngày, thậm chí hơn là để bạn dành cho công việc. Cũng chính vì công việc, bạn thường xuyên ăn vội uống nhanh, bỏ bữa… Điều này tất nhiên ảnh hưởng đến “sức bền” của bạn. Đó là lý do vì sao bạn cần đến những giải pháp thiết thực dưới đây.
Nói “không” với thức ăn nhanh!
Đa số dân văn phòng đều có thói quen ăn vặt vào xế chiều để huy động thêm năng lượng vào cuối ngày làm việc. Thay vì ăn các loại thức ăn nhanh như snack, nước ngọt, bánh ngọt, khoai tây chiên, kẹo… bạn hãy chọn những món ăn vặt lành mạnh hơn cho cơ thể: các loại trái cây, sữa chua, hoặc thậm chí là một thanh chocolate đen giàu hợp chất flavonoid giúp thư giãn mạch máu và hạ huyết áp. Với những món ăn vặt lành mạnh, bạn có thể vừa “chữa cháy” cho những lúc bỏ bữa, vừa bảo đảm cho sức khỏe của mình!
Hãy biến bữa ăn vặt của bạn trở thành một thói quen lành mạnh thay vì chỉ nạp năng lượng bằng nước ngọt hay các thức ăn nhanh
Lên thực đơn cho cả tuần
Video đang HOT
Để “cơn lười ăn” không ghé thăm bạn thường xuyên, hãy lên một “lịch ăn” nghiêm túc từ đầu tuần và cân nhắc thời gian để đưa ra giải pháp phù hợp cho mỗi bữa ăn. Chẳng hạn, bạn có thể tranh thủ lúc đi siêu thị mua một vài loại thực phẩm có thể bảo quản trong tủ lạnh như bánh Sandwich, ngũ cốc, trứng, sữa… để chuẩn bị cho các bữa sáng vội vàng trong tuần. Cho bữa trưa, nếu ngán những bữa cơm ngoài không nhiều lựa chọn, bạn vẫn có thể chuẩn bị 1 phần cơm từ tối hôm trước để mang tới văn phòng. Với sự chuẩn bị kỹ càng, bạn sẽ có cảm hứng hơn cho mỗi bữa ăn và không bị những cơn lười ăn “dụ dỗ” bỏ bữa nữa.
Tìm “cộng sự” ăn uống
Một cách hữu hiệu để không bỏ bữa trưa là tìm cho mình một vài người bạn làm “cộng sự” ăn trưa thân thiết. Giờ ăn trưa sẽ không chỉ là giờ ăn mà còn là giờ để xả hơi, vui vẻ cùng bạn bè được trông đợi sau hàng giờ “cắm mặt” vào máy tính. Địa chỉ ăn uống với sự “hùn hạp” của bạn bè cũng sẽ phong phú và nhiều lựa chọn hơn. Chỉ có một sự lưu ý duy nhất: hãy tìm người ăn uống cùng gu với bạn để những bữa ăn là những cơ hội thưởng thức ẩm thực thú vị chứ không phải cả nể ăn theo ý bạn. Với những người bạn cùng ăn trưa, bạn muốn bỏ bữa cũng khó khi mỗi bữa ăn sẽ trở thành một buổi gặp gỡ vui vẻ và tràn ngập tiếng cười!
Tìm “cộng sự” ăn trưa thân thiết không chỉ giúp bạn chữa khỏi “bệnh bỏ bữa” mà còn trao đổi cho nhau rất nhiều thông tin thú vị
Làm quen với việc uống trà nấm linh chi
Cà phê hay nước ngọt đôi khi chính là nguyên nhân làm bạn bỏ bữa. Cảm giác “no hơi” có thể làm bạn khó chịu và mất cảm giác thèm ăn. Nếu cần tỉnh táo và tập trung cho công việc, hãy thử chuyển sang trà nấm linh chi. Một chai Trà nấm linh chi mật ong Lincha sẽ là giải pháp “nhiều trong một” cho người bận rộn. Vị thơm ngon, nhẹ nhàng, chiết xuất linh chi quý hòa cùng vị ngọt mát của mật ong sẽ nhanh chóng giúp bạn xua tan cơn mệt mỏi trong ngày, sức khỏe tăng cường và tinh thần sảng khoái để tập trung hơn vào công việc.
Theo VNE
Kinh nguyệt nhiều hay ít đều có hại
Lượng kinh nguyệt quá ít hay quá nhiều đều là những dấu hiệu của bệnh tật.
Nhiều chị em băn khoăn về lượng kinh của mình, người thì than là nhiều quá, người thì kêu ít quá, không biết có điều gì không hay chăng? Qua theo dõi và thăm khám lâm sàng, các bác sĩ sản phụ khoa đã đưa ra kết luận là: Lượng kinh nguyệt quá ít hay quá nhiều đều là những dấu hiệu của bệnh tật.
Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hay dài, lượng máu ra trong những ngày "đèn đỏ" nhiều hay ít còn phụ thuộc vào cơ địa, điều kiện sức khỏe của mỗi người. Ngoài ra, kinh nguyệt nhiều hay ít còn có thể do chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu chất dinh dưỡng (chủ yếu là nhóm vitamin có liên quan đến hoạt động nội tiết sinh dục như A, C, E), sử dụng nhiều đồ uống có cồn, đồ uống chứa caffein, nước ngọt có ga...
Điều quan trọng là chu kỳ kinh nguyệt của chị em phải đều và không có dấu hiệu bất thường như chậm kinh, rút ngắn kỳ kinh, máu kinh có mùi hôi...
Tuy nhiên, một vấn đề khác liên quan đến kinh nguyệt mà chị em cũng cần hết sức lưu ý là: lượng kinh nguyệt quá ít hay quá nhiều đều là những dấu hiệu của bệnh tật.
Kinh nguyệt quá ít: Thời gian "đèn đỏ" dưới 3 ngày hoặc lượng kinh nguyệt ít hơn 20ml được coi là có lượng kinh nguyệt ít. Kinh nguyệt quá ít có thể là hậu quả của sự căng thẳng não bộ, suy nhược cơ thể... Nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nào đó trong người như thiếu máu, bệnh gan, đái tháo đường, do chế độ dinh dưỡng không tốt, nội tiết không điều hòa, bị lao bộ phận sinh dục, dính cổ tử cung...
Kinh nguyệt quá nhiều: Lượng kinh nguyệt quá nhiều là lượng kinh nguyệt ra hàng tháng vượt quá 200ml hoặc thời gian "đèn đỏ" dài quá 7 ngày. Nếu tình trạng lượng kinh quá nhiều kéo dài liên tục thì chị em cần cảnh giác, vì nó có thể là do những rắc rối bên trong cơ quan sinh sản, như màng trong tử cung bong ra bất thường hoặc do các căn bệnh ở tử cung như u xơ tử cung, viêm nhiễm cổ tử cung, hoặc các bệnh về máu, tinh thần căng thẳng... gây nên.
Kinh nguyệt tháng nhiều, tháng ít: Nếu thấy kinh nguyệt có dấu hiệu thất thường như thế này, bạn nên suy nghĩ tới khả năng do bạn bị rối loạn sức khỏe và tinh thần, áp lực căng thẳng hoặc do mắc một số căn bệnh phụ khoa, bệnh u xơ tử cung, viêm nhiễm tử cung, rối loạn chức năng gan...
Khi thấy tình trạng kinh nguyệt có bất thường, mệt mỏi trong ngày "đèn đỏ", ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc, bạn cần đi khám chuyên khoa ngay. Tốt nhất 6 tháng phải đi khám phụ khoa một lần để tầm soát, phát hiện những dấu hiệu bệnh và có hướng điều trị kịp thời.
Theo VNE
4 bí quyết "vàng" giúp bạn tránh tăng cân trong những ngày lễ Làm sao để có những ngày nghỉ lễ vừa vui vẻ, khỏe mạnh lại không gây tăng cân mới là điều quan trọng. Nhiều người coi kì nghỉ lễ là thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi và ăn uống. Do đó, những cuộc hội họp, đoàn tụ với nhiều đồ ăn, thức uống là khó tránh khỏi. Kết quả là rất nhiều...