Bí quyết đỗ tốt nghiệp ĐH loại xuất sắc
Đi học đầy đủ để nắm chắc kiến thức ngay trên lớp. Bên cạnh đó đừng ngại hỏi thầy cô khi chưa hiểu hoặc chưa biết… Đây là những bí quyết thành công của các sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội.
Ngày 25/6, hơn 600 sinh viên khóa 51 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội đã được cấp bằng tốt nghiệp. Trong số này có 12 gương mặt được nhận bằng tốt nghiệp loại xuất sắc, 113 sinh viên đoạt loại giỏi, 433 sinh viên đoạt loại khá và chỉ 75 sinh viên đạt loại trung bình.
Dân trí đã có cuộc gặp gỡ khá thú vị với 2 trong số 12 sinh viên đạt loại xuất sắc của trường để tìm hiểu bí quyết đạt kết quả tốt nghiệp “ấn tượng”.
Nên đi học đầy đủ
Với điểm tổng kết 3,64/4 (theo hình thức đào tạo tín chỉ), Ngô Thị Huyền Trang, quê ở Đăk Lăc, đã tốt nghiệp loại xuất sắc của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG HN. Cầm tấm bằng khen trên tay, Trang xúc động nói: “Mình cảm thấy rất vui và hạnh phúc, đó là kết quả sau 4 năm mình đã cố gắng”.
Huyền Trang và mẹ trong ngày lễ nhận bằng.
Tuy việc chọn ngành Công nghệ Sinh học là do mẹ Trang chọn và định hướng nhưng Trang cũng sớm tỏ ra khá thích thú với ngành học của mình. Trang cho biết mình thích nhất những môn học về hóa sinh, sinh vật học phân tử và vi sinh vật, nhưng đối với Trang thì mỗi môn học đều là một trải nghiệm thú vị.
Chia sẻ về bí quyết học tập, Trang nói: “Đi học đầy đủ là một điều vô cùng quan trọng. Mình luôn cố gắng nắm bắt bài học trên lớp một cách tốt nhất, không hiểu gì thì còn có thể hỏi trực tiếp thầy cô.
Video đang HOT
Khi thấy hứng thú với một phần nào đó, mình sẽ tự tìm tài liệu đọc thêm. Ngoài ra, việc kết hợp các tài liệu tiếng Anh trên mạng mà thầy cô giới thiệu cũng giúp mình rất nhiều. Ban đầu thì còn hơi bỡ ngỡ vì các từ chuyên ngành khá là khó đối với mình, nhưng sau rồi thì cũng quen dần, đến năm thứ 2, thứ 3 thì việc đọc tài liệu cũng dễ hơn vì kiến thức chuyên ngành của mình cũng tương đối, vốn từ cũng khá hơn”.
Nói về dự định trong tương lai, Trang vui vẻ: “Trước mắt thì mình muốn tiếp tục học tập và nghiên cứu nhiều hơn nữa. Mình đang cố gắng kiếm một học bổng để đi du học châu Âu. Sinh học là một ngành rất thực tế, với lại cái cảm giác khám phá ra một cái gì đó mới thật là hay, nó khiến cho mình thực sự muốn gắn bó với ngành học này”.
Học tín chỉ: cần chịu khó và tự học
Chu Hoàng Lan, 22 tuổi, cô cử nhân tài năng trẻ của khoa Sinh học có điểm tổng kết khá ấn tượng 3,61/4.
Sinh viên xuất sắc Chu Hoàng Lan.
Trong gia đình Lan, cả hai bố mẹ đều là giảng viên Trường ĐH Thái Nguyên. Ngay từ hồi nhỏ, Lan được bố “truyền” cho niềm say mê môn Sinh học. Lan đã học tập nỗ lực trong suốt 3 năm học chuyên Sinh trường chuyên Thái Nguyên. Năm 2006, Lan giành giải Nhì quốc gia môn Sinh. Giải thưởng đó giúp Lan được tuyển thẳng vào lớp Tài năng cử nhân Sinh học của Trường ĐH Khoa học tự nhiên.
Trong suốt 4 năm học đại học, Lan luôn giành được thành tích cao. Cô cử nhân trẻ tuổi đã chia sẻ với Dân trí về “bí kíp” học của mình khi nhà trường chuyển sang chương trình học tín chỉ.
Lan cho biết: Năm thứ hai, trường bắt đầu thực hiện chương trình học tín chỉ. Cử nhân tài năng học nhiều tín chỉ hơn, nên khá vất vả. Ban đầu có hơi bỡ ngỡ. Về sau, thời gian lên lớp ít hơn, vì thế Lan tự học ở nhà là chính.
Niềm đam mê nghiên cứu sinh học đã thôi thúc Lan tiếp tục học cao hơn nữa. Cô tâm sự rằng thời gian tới sẽ tìm kiếm cơ hội du học để tiếp tục nghiên cứu thêm ngành Sinh học.
Không trở thành giảng viên đại học, không kiếm tìm việc làm với tấm bằng xuất sắc, Lan chọn cho mình con đường du học để trau dồi thêm kiến tập, tiếp tục theo đuổi cái niềm đam mê của mình.
Theo dân trí
Ba bước làm bài thi Toán ĐH dễ "ăn" điểm
Dưới đây là những gợi ý của thầy Trần Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng về cách làm bài môn Toán dễ "ăn" điểm.
Thí sinh cần phân biệt, kinh nghiệm thi cử khác với cách học ôn. Bởi, mục đích của thi cử là làm thế nào để thể hiện hết công suất những kiến thức đã tích lũy đạt hiệu quả cao nhất. Tránh tình trạng kiến thức tích lũy thì nhiều nhưng phần thể hiện bị hạn chế hoặc có nhiều sai sót, đến khi bước ra khỏi phòng thi lại tiếc nuối.
Vậy cách làm bài thi trong phòng thi thế nào để hết giờ làm bài không ân hận?
Bước 1: khi tiếp cận đề thi thì nên đọc lướt qua đề một lượt (khoảng 3 phút) để có cảm nhận đề thi. Sau đó đọc quay lại chậm hơn và đánh dấu câu theo trình trình tự và lên sơ đồ chiến lược để có xử lý phù hợp với thời gian làm bài. Trong đó, câu quen biết, câu dễ có thể làm được ngay, không nên lao vào những câu khó rồi bị tắc dễ mất phương hướng và rơi vào trạng thái mất năng lượng và không tự tin vào bản thân. Rồi khi quay sang bài khác lại bị tắc, đến khi quay lại câu dễ cũng dễ nhầm lẫn....
Bước 2: sắp xếp theo trình tự tối ưu: nên làm nhưng câu dễ (loại 1) trước, rồi mới sang câu loại 2 vẫn dạng quen nhưng đòi hỏi phải biến đổi kỹ năng - thêm vào một số kỹ năng tính toán, loại 3 thường là những câu hỏi có mức độ suy luận tích hợp nhiều kiến thức khác nhau. Loại 4 là những câu rất khó.
Bước 3: làm bài thi theo trình tự đã sắp xếp. Thậm chí trong nhiều trường hợp có thể buông câu loại 4 (câu rất khó). Với những thí sinh giỏi thì có thể thi trên thang 10 điểm để phấn đấu làm thủ khoa. Còn HS trung bình thì thi co lại (tùy theo năng lực), dựa vào phân loại đề thì có thể chọn thang điểm 10 hay 9 hoặc 8 - thậm chí là thang 6, 7 điểm.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Điều thí sinh cần biết, điểm sàn ĐH mấy năm gần đây ấn định trong khoảng 14-15 điểm ba môn thì phấn đấu đạt 6-7 điểm/ môn là có thể đỗ một trường ĐH nào đó. Do vậy, với những thí sinh có sức học trung bình nên lượng sức để làm bài thi đến đâu chắc đến đó để đạt hoặc vượt "ngưỡng" điểm sàn ĐH theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Tuy nhiên, trong thi cử không thể chủ quan bất cứ điều gì. Có nhiều trường hợp học sinh giỏi kiểu a-ma-tơ hay thích thể hiện là mình hoàn thành được bài thi trong thời gian sớm nhất nên dễ mắc lỗi cẩu thả - làm bài thi không theo chiến lược. Cũng có những thí sinh ngay khi nhận đề chủ quan và lao vào làm câu khó trước, đến khi "ngốn" hết nhiều thời gian làm bài thì cuống dễ mất điểm...
Ở môn thi Toán, thí sinh cần sắp xếp các câu từ dễ đến khó theo trình tự nêu trên và lượng sức để chọn "gói" điểm "đạt thủ khoa" hoặc "đậu ĐH"... Với những thí sinh làm bài thi tùy tiện thì rất ít bài thi đạt điểm từ 9,5-10 điểm mà chỉ đạt 7-8 điểm vì không sai sót ở khâu này sẽ sai câu khác.
Thường người ra đề thi cũng đã sắp xếp theo trình tự khoa học từ dễ cơ bản - nâng cao - khó. Vậy nguyên lý làm bài cũng nên được sắp xếp khoa học để không bị mất năng lượng.
Để tránh bài làm tưởng được hết nhưng lại bị "rơi" 0,25 - 0,5 điểm thì kỹ năng trình bầy bài thi rất quan trọng. Đồng thời, phải xem barem điểm theo cấu trúc nào thì làm bài theo cấu trúc đó.
Điều đó cũng chứng minh một điều, các HS giỏi có thể làm được các câu khó nhưng bị rơi vãi ở những câu dễ sẽ bị trừ điểm lỗi trình bầy. Có những bài thi đúng hết đáp số nhưng bị trừ...
Việc phân loại các câu trong đề thi từ dễ đến khó để định ra một chiến lược là đạt điểm 7, 8 - để tranh bị phân tán năng lượng một cách không cần thiết. HS giỏi để nhắc là không được tinh vi vì đề thi ĐH là đề cơ bản chưa phải là đề thi khó.
Một điểm cần lưu ý trong thi ĐH là nếu chúng ta làm câu dễ mà bị sai hoặc không làm được thì khả năng trượt ĐH là rất lớn. Vì nếu có 500.000 người thi mà câu dễ không làm được thì khả năng sẽ thua 490.000 người (họ làm được), còn nếu câu khó không làm được thì khả năng chỉ thua 5.000 người - thì sẽ không là vấn đề.
Mùa thi đến, sức ép tâm lý thường ở nhóm HS có khát vọng thi đỗ vào trường ĐH top 1. Lời khuyên cho HS cơ sức học trung bình có khát vọng vào ĐH thì không quá lo lắng vì chỉ cần phấn đấu làm thế nào bài thi đạt điểm sàn (tối đa 15 điểm) - thì không cần thiết phải áp lực vào trường lớn.
Theo Vietnamnet
Có nên học bài khuya? Thời gian nào là lý tưởng nhất để học? Đối với nhiều người, đó thường là buổi tối, khi mà họ cho rằng khả năng tập trung của mình đạt mức cao nhất. Nhiều nghiên cứu công nhận, thời điểm này rất tốt để não tiếp thu thông tin. Nhiều Teen cho rằng học khuya rất mau thuộc. Nhưng nó lại rất có...