Bị phàn nàn ‘lấy điểm SAT cao hơn Harvard’, ĐH Bách Khoa Hà Nội lên tiếng
Liên quan đến ngưỡng yêu cầu SAT để xét tuyển tài năng, ĐH Bách Khoa nhận nhiều ý kiến từ phụ huynh và học sinh.
Cụ thể, ĐH Hà Nội đặt ngưỡng yêu cầu SAT từ 1520 trở lên – mức điểm này ngang với mức điểm trúng tuyển của ĐH Harvard, MIT. Học sinh xét tuyển vào ngành Công nghệ thông tin – Khoa học máy tính (IT1) và chương và chương trình tiên tiến Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (IT-E10) phải đảm bảo yêu cầu này.
Một số thông tin cho biết với ĐH Harvard, mức điểm SAT để trúng tuyển là từ 1460-1570, mức trung bình 1510. Điểm SAT để trúng tuyển MIT là 1500-1570.
Ngay lập tức có ý kiến trái chiều về việc ĐH Bách khoa Hà Nội lấy ngưỡng xét tuyển SAT quá cao. Đại diện nhà trường PGS.TS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Bách khoa Hà Nội đã lên tiếng giải thích.
Theo lý giải của đại diện trường ĐH Bách khoa Hà Nội các trường ĐH như Harvard hay MIT xét tuyển 100% theo hồ sơ. Phía ĐH Bách khoa Hà Nội tuyển sinh bằng nhiều phương thức và phương thức xét tuyển theo chứng chỉ quốc tế chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 5% chỉ tiêu.
Chi tiết ngưỡng yêu cầu xét tuyển theo chứng chỉ quốc tế các ngành học ở ĐH Bách khoa Hà Nội
Lượng thí sinh xét tuyển mã ngành IT1 là khoảng 90, trong đó số thí sinh xét tuyển chứng chỉ quốc tế chỉ khoảng 5%, tương đương 15 thí sinh.
Đặc thù 2 ngànhCông nghệ thông tin – Khoa học máy tính (IT1) và chương trình tiên tiến Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo luôn thu hút nhiều thí sinh giỏi ứng tuyển.
‘Số lượng tuyển ít mà nhiều thí sinh nộp vào có SAT cao, hồ sơ lấy từ trên xuống dẫn ngưỡng yêu cầu cao. Một số người đánh giá Bách khoa tuyển sinh khó hơn Harvard, MIT là không đúng’ - ông Kiên cho biết.
Thi cử online, có dám chấp nhận không?
8h sáng ngày 16/5, Hải Phong- một học sinh lớp 12 một trường chuyên ở Hà Nội đã ngồi trước máy tính tại nhà, cẩn thận kiểm tra mạng internet, camera, âm thanh... chờ đến lượt gọi vào phòng thi phỏng vấn xét tuyển tài năng do trường ĐH Bách Khoa Hà Nội tổ chức.
Đây là một vòng thi trong kỳ thi xét tuyển tài năng do trường ĐHBK Hà Nội tổ chức hàng năm. Những năm trước vòng phỏng vấn được thực hiện trực tiếp.
Video đang HOT
Năm nay, dịch Covid- 19 phức tạp, nhà trường không phỏng vấn trực tiếp, chuyển sang phỏng vấn online.
Các thầy giáo ĐH Bách Khoa Hà Nội trong buổi phỏng vấn trực tuyến kỳ thi xét tuyển tài năng
Buổi phỏng vấn trực tuyến thu hút 2.000 thí sinh đã qua vòng sơ tuyển hồ sơ học lực và thành tích học tập. Mỗi thí sinh sẽ tham gia phỏng vấn trong vòng 15 phút.
Là thí sinh thứ 9 trong phòng thi, 10h15 Phong được mời vào phòng để tham gia phỏng vấn. Khá quen với việc học online từ hơn một năm nay nên thí sinh này khá thoải mái khi trả lời 5 câu hỏi chính và một vài câu hỏi phụ.
15' trôi qua nhanh chóng, Phong nhấp chuột 'out' khỏi phòng thi với tâm thế nhẹ nhàng, chờ kết quả.
Cậu học trò cho biết "kết quả còn phải đợi nhưng với hình thức thi online như này vừa tiết kiệm thời gian, vừa an toàn cho thí sinh mà vẫn đảm bảo đúng lộ trình học của học sinh"
Sau học online là thi online
PGS.TS. Nguyễn Phong Điền - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết, kỳ thi phỏng vấn diễn ra vào ngày 16/5 vừa qua là một hoạt động với quy mô lớn mà nhà trường chưa từng triển khai trước đó.
Trường ĐH Bách Khoa đã chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng để đảm bảo một số yêu cầu về đường truyền thông suốt, nội dung phỏng vấn phù hợp, quy trình tổ chức chặt chẽ nhưng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh tham gia.
Để thực hiện được hình thức thi mới này, nhà trường đã triển khai phỏng vấn online dựa trên nền tảng Microsoft Teams, là nền tảng trực tuyến mà Trường ĐHBK Hà Nội đã có rất nhiều kinh nghiệm sử dụng. Bên cạnh đó, hạ tầng kết nối internet và các thiết bị phụ trợ được nâng cấp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu.
Song song với đó, nhà trường cũng đã triển khai tập huấn nghiệp vụ cho hơn 300 giảng viên để triển khai công tác này. PGS.TS. Nguyễn Phong Điền cho biết, hoạt động này đã đem lại hiệu quả và nhiều kinh nghiệm quý báu.
Hiện nay việc kiểm tra khảo sát bằng hình thức online được coi là giải pháp tình thế khi học sinh không thể đến trường trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
Một số địa phương như Đà Nẵng, Vĩnh Phúc... đã quyết định cho học sinh các cấp kiểm tra trực tuyến còn Hà Nội cũng đã cho phép học sinh lớp 12 thực hiện bài khảo sát bằng hình thức trực tuyến, áp dụng công nghệ trong kiểm tra, đánh giá học sinh.
Ông Mai Tấn Linh - Phó giám đốc Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng cho biết với học sinh THCS, THPT trên địa bàn sẽ thực hiện kiểm tra trực tuyến trên hệ thống phần mềm như Google Forms, Quizizz, vnEdu LMS, Microsoft Teams... Thầy cô ra đề trắc nghiệm kết hợp tự luận hoặc tự luận theo mức độ cần đạt của môn học.
Việc kiểm tra bằng hình thức trực tuyến thì vấn đề chống gian lận là trăn trở của nhiều người.
"Để hạn chế tối đa việc học sinh gian lận trong quá trình kiểm tra trực tuyến, Sở GD&ĐT Đà Nẵng yêu cầu ghi hình toàn bộ quá trình làm bài của học sinh cùng với quy trình kiểm tra khép kín, đảm bảo giám sát chặt chẽ học sinh", ông Linh cho hay.
Thầy giáo Đại học Bách Khoa phỏng vấn trực tuyến học sinh tham dự xét tuyển tài năngngày 16/5
Thầy Trần Mạnh Tùng (giáo viên môn Toán, trường Trung học phổ thông Lương Thế Vinh - Hà Nội) cho biết việc đến trường để kiểm tra trực tiếp là bất khả kháng với hầu hết các địa phương. Vì thế, chúng ta không còn lựa chọn khác ngoài hình thức thi học kỳ trực tuyến.
Thầy Tùng cho rằng đảm bảo nghiêm túc và đánh giá đúng chất lượng học sinh khi tiến hành những bài khảo sát trực tuyến là điều rất khó khăn. Để hạn chế gian lận tối đa trong quá trình kiểm tra trực tuyến thì cần tập trung vào giải pháp mang tính công nghệ.
"Tôi nghĩ rằng giải pháp công nghệ là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc chống gian lận khi kiểm tra trực tuyến.
Theo đó yêu cầu nhà trường phải đưa ra lựa chọn như dùng nền tảng nào hay phần mềm nào tiến hành kiểm tra trực tuyến ngăn ngừa được các can thiệp từ bên ngoài vào bài làm của học sinh trong quá trình kiểm tra.
Về hình thức có thể lựa chọn những hình thức kiểm tra một cách đa dạng như làm bài trắc nghiệm giáo viên chấm luôn trên phần mềm hay kiểm tra vấn đáp online, làm bài luận, làm dự án, thuyết trình...", thầy Tùng nói.
Được biết trường Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh cũng tiến hành khảo sát học sinh cuối kỳ bằng hình thức trực tuyến.
Cách thức ra đề thi online của Trường Lương Thế Vinh thực hiện theo cách, mỗi câu hỏi cho thí sinh hoàn thành trong 30 giây, rồi mới đưa ra câu hỏi tiếp theo, để hạn chế phần nào việc học sinh có thể xem tài liệu hoặc gửi dữ liệu cho người khác "cầu cứu".
Có thể thi đại học online?
Câu hỏi được đặt ra là, liệu chúng ta có thể triển khai áp dụng hình thức thi online này trên quy mô cấp tỉnh, thành phố ở kỳ thi THPT và quy mô cả nước ở kỳ thi tốt nghiệp THPT?.
Trả lời câu hỏi này, PGS.TS. Nguyễn Phong Điền cho rằng, việc tổ chức thi phân tán qua mạng internet (thi online) là một hình thức thi hiện đại, có nhiều ưu điểm, thuận tiện, tiết kiệm cho người tham dự.
Hình thức này đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới với những lợi ích đáng để nghiên cứu triển khai trên diện rộng như kỳ thi THPT của Việt Nam.
Tuy nhiên để đạt được kết quả giống như thi offline, việc triển khai hình thức này sẽ gặp nhiều thách thức về hạ tầng kỹ thuật và thiết bị, nội dung thi, quy trình tổ chức thi, đội ngũ chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ.
Theo đại diện Bộ GD&ĐT, hiện nay không thể tiến hành thi tốt nghiệp THPT bằng hình thức trực tuyến vì luật không cho phép.
Việc tiến hành thi trực tuyến chỉ áp dụng với những kỳ thi không có tính cạnh tranh vì thi bằng hình thức này khó kiểm soát gian lận.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, để hỗ trợ sinh viên nước ngoài, các đại học trên thế giới đang bàn bạc để nâng chuẩn hỗ trợ ở cấp độ toàn cầu, liên quan đến mở rộng số hóa, các quy định pháp lý và đổi mới sư phạm.
Tại một số nước, giải pháp tình thế là tổ chức thi nhưng có điều chỉnh. Trung Quốc đã cho học sinh làm một số kỳ thi online. Các kỳ thi trung học phổ thông của vung Caribe dự kiến được tổ chức theo các hình thức thi online và offline đã điều chỉnh.
Nhiều quốc gia đã phải sắp xếp lại kế hoạch các kỳ thi và đánh giá chất lượng với mọi cấp học trong số đó có Chile, Trung Quốc, Pháp, Nhật, Tây Ban Nha....
Tại Việt Nam, hiện nay đã có nhiều hệ thống phục vụ thi cử online để các trường tham khảo. Ví dụ OLM (Olm.vn), trang web do Trung tâm Khoa học tính toán của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phát triển. OLM là trang web có công cụ quản lý trường, lớp quản lý việc dạy, học, thi trực tuyến cho học sinh.
Hiện nhiều thầy cô và nhà trường đã sử dụng chức năng thi trực tuyến cho đợt thi kỳ hai năm học 2020-2021. Có các thầy cô đã chủ động tổ chức cho học sinh thi kết thúc môn học trên Olm.vn thành công.
Hiện luật pháp chưa cho phép thi tốt nghiệp THPT online, nhưng đứng trước sự cần thiết, hiệu quả mà việc này đem lại, vấn đề đặt ra đối với ngành giáo dục là có dám làm, quyết tâm làm hay không? Điều này phụ thuộc vào người đứng đầu ngành. Chúng ta hoàn toàn có thể cho thực hiện nghiên cứu thí điểm việc thi cử online trong thời điểm nhất định, đặc biệt là thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay. Từ đó đánh giá hiệu quả, kinh nghiệm từ hiệu quả nhân rộng sau đó mới quy định chính thức.
Nam sinh trúng học bổng Harvard: 'Điểm số chỉ chiếm 50% quyết định' Đầu tháng 4 vừa qua, Nguyễn Đức Anh Phú vui mừng khoe trên Facebook email từ ĐH Harvard chấp nhận nhập học và cấp học bổng cho cậu. Năm nay có hơn 57.000 đơn dự tuyển vào ĐH Harvard, và trường chỉ nhận hơn 1.900 sinh viên. Nguyễn Đức Anh Phú - nam sinh gốc Bảo Lộc (Lâm Đồng) hiện đang sống cùng...