‘Bí kíp’ của 9X liên tiếp giành học bổng toàn phần
Mới học thạc sĩ được vài tháng, Nguyễn Thanh Lương đã tiếp tục nhận được học bổng toàn phần vào chương trình tiến sĩ của ĐH Uppsala (Thụy Điển).
Tháng 9/2020, Nguyễn Thanh Lương (sinh năm 1995) sang Bỉ theo học bổng toàn phần Ares của Chính phủ Bỉ. Lương học tại ĐH Liège, ngành Quản lý nguy cơ sức khỏe (Health Risk Management).
Và từ tháng 10/2021, Lương sẽ bắt đầu làm nghiên cứu sinh với học bổng toàn phần tại ĐH Uppsala, trường ĐH nổi tiếng lâu đời tại Thụy Điển. Đây cũng là Trung tâm Cảnh giác dược (theo dõi tác dụng bất thường của thuốc) lớn nhất thế giới.
Nguyễn Thanh Lương vừa giành học bổng tiến sĩ toàn phần tại ĐH Upsala (Thụy Điển). Ảnh: NVCC
Chuyên tâm với ngành học
Trước đó, từ năm 2013-2017, Lương theo học ngành Y tế công cộng ở Trường ĐH Y Hà Nội sau khi thiếu 1 điểm để trúng tuyển vào ngành Bác sĩ đa khoa theo NV1.
“Năm đó, mình cũng chỉ thiếu 1 điểm là đỗ ĐH Dược Hà Nội, nên lúc đầu khá thất vọng. Tuy nhiên, sau này trong quá trình học, mình phát hiện ra khá phù hợp với ngành y tế công cộng”.
Ra trường, Lương đi làm ở Trung tâm Nghiên cứu y tế công cộng và hệ sinh thái (CENPHER), cậu được biết đến ý tưởng về One Health – Một sức khỏe.
Đây là giải pháp phối hợp hành động giữa các ngành như y tế, thú y và môi trường, trong đó kháng kháng sinh là một vấn đề trọng tâm mà cách tiếp cận One Health có thể giúp để giải quyết được.
Giải thích kỹ hơn về One Health, Lương cho biết đơn giản là trước đây thì các nghiên cứu thường mang tính đơn ngành, ví dụ nghiên cứu sức khỏe trên người thường riêng rẽ với trên động vật hoặc các vấn đề môi trường, ít khi kết nối với các nghiên cứu về bệnh tật.
“Nhưng thực tế là con người, động vật và hệ sinh thái có mối quan hệ không thể tách rời. Có các mầm bệnh gây bệnh cả ở động vật và người như bệnh dại, cúm H5N1. Hoặc vấn đề kháng kháng sinh cũng là một trọng tâm nghiên cứu của One Health. Muốn giải quyết gốc rễ vấn đề thì cần phải có sự phối hợp giữa nhân y và thú y” – Lương cho biết.
Kháng kháng sinh là vấn đề sức khỏe toàn cầu, hiện đang là một trong những chủ đền được quan tâm trong y tế công cộng, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tổ chức Y tế thế giới chính thức đưa nó vào kế hoạch hành động toàn cầu từ năm 2015.
Video đang HOT
“Việt Nam là một điểm nóng về kháng kháng sinh trên thế giới, nhưng theo mình biết, các nỗ lực và giải pháp vẫn đang dừng nhiều ở mức khuyến cáo”.
Với suy nghĩ đó, Lương quyết định theo học về Quản lý nguy cơ sức khỏe. Theo lý giải của Lương, thực chất đó là áp dụng One Health vào giải quyết các vấn đề sức khỏe y tế công cộng.
“Bọn mình không tập trung vào phát triển các loại kháng sinh mới, đó là công việc của các dược sĩ. Thay vào đó, bọn mình nghiên cứu các chính sách, luật, hành vi con người như là bác sỹ, bệnh nhân, người nông dân… để tìm các giải pháp giảm việc sử dụng kháng sinh bừa bãi, từ đó có thể kiểm soát được tốc độ kháng kháng sinh” – Lương nói.
Lương dự kiến sẽ so sánh các chính sách và các dự án can thiệp giảm kháng kháng sinh trên thế giới giữa 3 nhóm nước chậm phát triển, đang phát triển và phát triển để có các khuyến nghị cho chính sách của chính phủ.
Nguyễn Thanh Lương trong một hoạt động khi còn ở Việt Nam. Ảnh: NVCC
Kinh nghiệm để liên tục có học bổng
Xác định “kiếm” bằng được học bổng toàn phần do điều kiện kinh tế gia đình không dư dả, Lương đã lên kế hoạch từ năm thứ 2 đại học.
Kinh nghiệm của Lương là không nên dàn trải mà chỉ tập trung nghiên cứu một số học bổng mà mình thích. Bên cạnh đó, nên kết nối với các cựu sinh viên của chương trình để học hỏi kinh nghiệm (dùng LinkedIn là hiệu quả nhất).
Việc chuẩn bị nên được thực hiện sớm, trung bình trước ít nhất khoảng một năm.
“Những tiêu chí cứng như GPA, điểm IELTS, GRA nên thi đạt đủ điều kiện, vì nếu hồ sơ rất tốt mà chứng chỉ tiếng Anh không đạt yêu cầu thì cũng bị loại từ vòng gửi xe”.
Ngoài ra, ngay từ khi vào đại học cần xác định rõ sẽ đi theo hướng nào để tập trung xây dựng hồ sơ thật mạnh theo hướng đó.
Tại thời điểm nộp hồ sơ thạc sĩ, Lương đã có một số báo báo khoa học, giải thưởng nghiên cứu. Cậu cũng đã đi Đức, Úc, Thái Lan tham gia các đào tạo ngắn hạn, trao đổi. Điểm mạnh, như Lương tự đánh giá, là kinh nghiệm nghiên cứu và kinh nghiệm làm việc quốc tế.
Nguyễn Thanh Lương cùng bạn học tại Bỉ. Ảnh: NVCC
Vì chương trình thạc sĩ chỉ kéo dài 1 năm, do đó ngay khi đặt chân sang Bỉ, ngoài việc học, Lương cũng bắt đầu tìm hiểu về học bổng tiến sĩ.
Lương thực sự bắt tay vào làm hồ sơ xin học bổng tiến sĩ trong thời gian chỉ khoảng 3 tuần. Lần này, ngoài kinh nghiệm nghiên cứu, theo Lương, điểm mạnh trong hồ sơ của mình là có thư giới thiệu từ thầy giáo, sếp cũ – đều là những người có thành tựu trong lĩnh vực này. Ngoài ra, Lương cũng nhờ các anh, chị đi trước tập dượt bằng cách phỏng vấn thử.
Vào cuộc phỏng vấn thật, đa số các câu hỏi đều là những tình huống Lương đã chuẩn bị trước hoặc có hình dung đến. Tuy nhiên, cũng có một câu hỏi mà cậu chưa từng nghĩ tới, đó là so sánh về môi trường học tập và làm việc giữa Việt Nam và Châu Âu.
“Mặc dù không chuẩn bị trước câu này nhưng mình đoán được dụng ý của người hỏi, đây cũng là một tips cho các bạn nộp hồ sơ ở Thụy Điển. Đó là người Thụy Điển rất xem trọng việc mình có phù hợp về cách làm việc, cách sống của họ không. Nếu giáo sư thấy cách làm việc không hợp thì ông ý cũng không chọn bạn”.
Lương cho biết trong câu trả lời, cậu có lấy dẫn chứng cụ thể là ở Việt Nam đã từng làm việc với nhiều giáo sư đầu ngành và có nhiều hợp tác quốc tế. Phong cách làm việc ở Việt Nam có phần khác biệt so với Châu Âu.
“Tuy nhiên, mỗi quốc gia, mỗi nền khoa học ở mỗi giai đoạn cần tìm cho mình gia tốc, một kiểu phát triển phù hợp. Mình thì thấy mình là người có khả năng thích nghi, nên ở môi trường nào cũng sẽ nhanh chóng hòa nhập được” – với cách nghĩ đó, câu trả lời của Lương đã ghi điểm.
Tháng 10 tới đây, sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ, Lương sẽ sang ngay Thụy Điển để bắt đầu hành trình làm nghiên cứu sinh.
Nữ sinh chuyên Văn giành học bổng toàn phần 7 tỉ đồng của Mỹ
Phan Ngọc Linh (sinh năm 2002, Hà Nội) vừa chinh phục thành công học bổng toàn phần trị giá gần 7 tỉ đồng cho 4 năm tại Trường Đại học Colby College tại Mỹ.
Những ngày cuối tháng 6, Phan Ngọc Linh (sinh năm 2002, cựu học sinh Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam) đang chuẩn bị những hành trang cho kì nhập học tại Mỹ vào tháng 8 sắp tới.
Đầu tháng 2/2021, Ngọc Linh nhận tin vui khi trúng tuyển vào Colby College với trị học bổng 7 tỉ đồng, bao gồm chi phí ăn, ở, tiền học, vé máy bay và một phần phí sinh hoạt.
Linh đã đề nghị dời thời gian nhập học chính thức chậm lại 1 năm (gap year) để có thêm những trải nghiệm cũng như lựa chọn chính xác hơn về chuyên ngành dự định học khi đến Colby College.
"Colby College là lựa chọn đầu tiên của em trong quá trình nộp hồ sơ vì môi trường học thân thiện. Trường phát triển mạnh các ngành học liên quan đến STEM như Hoá, Toán. Đặc biệt là 1 trong những trường đầu tiên của khối LAC có bộ phận hỗ trợ ứng dụng AI trong học tập. Ngoài ra mức học bổng trường dành cho sinh viên quốc tế rất hấp dẫn, nếu nhận được em sẽ đỡ lo lắng về tài chính", nữ sinh 10X cho hay.
Hoàn thành chương trình trung học phổ thông tại trường chuyên Amsterdam, Ngọc Linh dành 1 năm để tìm hiểu và chuẩn bị cho bộ hồ sơ du học Mỹ. Đây là khoảng thời gian để em hiểu rõ được bản thân mình muốn gì và muốn phát triển như thế nào trong tương lai.
Phan Ngọc Linh xuất sắc chinh phục học bổng 7 tỉ đồng của trường Colby College. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Xuất phát điểm tiếng Anh của Linh thấp hơn các bạn. Em đã dành 6 tháng để ôn tập lại các kiến thức nền rồi mới bắt đầu tăng tốc để thi SAT. Em kiên trì làm đề, ghi từng lỗi sai để tránh lặp lại, tập trung cho những kỹ năng khó như viết, nói. Thành quả sau 2 tháng chăm chỉ là số điểm SAT 1570/1600 và 103/120 TOEFL.
Hồ sơ bao gồm điểm thi IELTS, TOFEL; điểm trung bình 3 năm cấp ba và năm lớp 9; giải thưởng học sinh giỏi; CV hoạt động ngoại khóa và một bài luận chính.
Về bài luận chính, Linh chỉ mất khoảng thời gian từ 3 đến 4 ngày để hoàn thành. Linh đã lựa chọn hình ảnh chiếc xe rác để làm chủ đề của bài luận. Em khá ấn tượng khoảnh khắc khi em nhìn thấy một xe rác đang đi ở trên đường và có slogan trên là "Vì môi trường xanh - sạch - đẹp". Kết nối bài luận, sau khi nói về xe rác xong, em kể về 3 sự kiện trong cuộc đời, góp phần làm nên tính cách của em.
"Cuộc đời chiếc xe rác mặc dù nó cũ kĩ, hao mòn, phả khói như thế nhưng nó vẫn cố gắng từng ngày vì nếu không có thì môi trường còn trở nên bẩn hơn rất nhiều. Cũng giống như mỗi người chúng ta, dù gặp biến cố gì, mình vẫn phải vượt qua. Vì đối với em, khi mình đang cố gắng có nghĩa là cuộc sống của mình có ý nghĩa", nữ sinh 10X chia sẻ.
Từ học sinh chuyên văn, Ngọc Linh có niềm yêu thích với toán học và quyết định sẽ theo đuổi những ngành liên quan đến khoa học tự nhiên trong thời gian học tại Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thời gian học trung học phổ thông, Linh là một cô gái khá năng động khi tích cực tham gia nhiều hoạt động ngoại khoá như làm từ thiện, phát triển văn hoá đọc,... Linh đã cùng các bạn thành lập dự án iMAGIC kêu gọi quyên góp sách để gửi tặng các em nhỏ vùng cao, đến nay đã bước sang mùa thứ 3.
Bên cạnh đó, Linh còn là thành viên của câu lạc bộ tranh biện trong trường, tham dự các hội nghị mô phỏng. Cô gái cũng rất tâm huyết với mảng kinh doanh khi tham gia các sự kiện, câu lạc bộ start-up của trường trong vai trò trưởng ban tổ chức, trưởng ban tài chính.
Những hoạt động ngoại khóa như vậy giúp Linh trau dồi kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Đồng thời, em phát triển được khả năng lãnh đạo, cách làm việc nhóm, gắn kết mọi người cùng xây dựng dự án có ý nghĩa cho cộng đồng.
Theo Linh, với hồ sơ du học để giành được học bổng không có tiêu chuẩn chung nhất đinh nào. Để có thể thuyết phục ban tuyển sinh, ứng viên cần thể hiện sự quan tâm, đóng góp của mình với trường. Bên cạnh bài luận, Linh còn tham gia các hoạt động mà trường tổ chức online, nói chuyện với các học sinh đang học ở trường.
Hiện tại, Ngọc Linh đang cố gắng trau dồi bản thân, đi dạy thêm, học những kĩ năng online trên mạng internet như lập trình. Nói về dự định trong thời gian tới, Linh dự định sẽ theo học ngành Toán ứng dụng tại trường đại học ở Mỹ.
9X thành công sau hai năm liền 'săn' học bổng Erasmus Mundus Thời gian này, Đỗ Phú Tiến đang chuẩn bị cho hành trình "730 ngày Du và Học" sau khi chinh phục thành công học bổng Erasmus Mundus - một chương trình học bổng toàn phần danh giá và cạnh tranh toàn cầu. Đỗ Phú Tiến (sinh năm 1994) lớn lên ở Hội An - một vùng đô thị cổ nằm ở hạ lưu...