Bi kịch của những gia đình ngần ngại tiêm vaccine Covid-19
Tháng trước, khi đang gọi điện thoại cho bác sĩ, Mike Lewis Jr đột ngột nghe thấy tiếng “bíp bíp” liên hồi ở đầu dây bên kia.
Cha anh, cũng tên Mike Lewis, đang điều trị Covid-19 tại bệnh viện St.Petersburg. Bác sĩ gọi tới để thông báo ông bị ngưng tim vào ngày trước đó, song được máy thở cứu sống.
Cuộc gọi chưa kết thúc, trái tim ông một lần nữa ngừng đập. Lewis Jr chỉ kịp nghe thấy những âm thanh hỗn loạn trước khi bác sĩ vội vã cúp máy.
“Tôi bắt đầu hoảng sợ và không thể ngăn nổi nước mắt”, Lewis Jr kể về khoảnh khắc kinh hoảng.
Nửa tiếng sau, bác sĩ gọi lại để thông báo tin dữ. Ông Mike Lewis qua đời ở tuổi 58, chỉ 4 ngày sau khi được chẩn đoán mắc Covid-19.
Lewis Jr., 37 tuổi, trở thành một trong số hàng nghìn người Mỹ ôm nỗi đau mất người thân vì quyết định không tiêm phòng , khi vaccine còn rất nhiều và hoàn toàn miễn phí.
Lúc sinh thời, ông Lewis có lối sống lành mạnh, tập thể dục và uống protein mỗi ngày. Giống với những người Mỹ bận rộn và khỏe khoắn khác, ông không coi vaccine là ưu tiên hàng đầu.
Lewis Jr. cũng không tiêm chủng vì chưa tin tưởng vaccine. Song cái chết của cha đã làm anh bừng tỉnh. “Chúng tôi cần làm điều đúng đắn để vượt qua tình cảnh này. Cha tôi đã mất vì Covid-19″, anh nói.
Mike Lewis Jr đã mất đi người bố vì Covid-19, anh từng không tin tưởng vào vaccine. Ảnh: CNN
Mỹ mở rộng chương trình vaccine cho cả thanh thiếu niên và người cao tuổi, song nhu cầu chậm lại đáng kể từ giữa tháng 4. Thời gian cao điểm, nước này tiêm trung bình 3,4 triệu liều vaccine mỗi ngày. Con số gần đây là khoảng 600.000, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC).
Video đang HOT
Chính quyền địa phương tặng tiền, tổ chức quay xổ số để khuyến khích người dân tiêm chủng. Chiến lược này hiệu quả ở một số khu vực. Những nơi khác, tình trạng hoài nghi vẫn vậy. Một số doanh nghiệp đã hỗ trợ tài chính cho nhân viên vaccine, song không mấy ai tham gia.
Hối hận vì đã do dự
Người Mỹ không tiêm vaccine vì nhiều lý do khác nhau. Tại thành phố Pasadena, bang Maryland, ông Darryl, chồng bà Michele Preissler, từng hạ quyết tâm tiêm chủng. Song ông lo lắng về tác dụng phụ bởi đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch điều trị viêm khớp.
Tháng 4, Darryl dự đám cưới và mắc Covid-19 một tuần sau đó. Ông phải điều trị gần một tháng trong viện nhưng không qua khỏi. Darryl ra đi ngày 22/5. Bà Michele Preissler gọi khoảng thời gian đó là “chuyến tàu siêu tốc từ địa ngục”.
Có những lúc, tình trạng của Darryl tưởng như được cải thiện, nhưng lại xấu đi nhanh chóng. Cuối cùng, ông đột quỵ không thể cứu chữa và được tháo máy thở. Bác sĩ tưởng rằng ông chỉ sống khoảng 3-5 phút sau đó, song trái tim ông thoi thóp đập thêm 24 giờ rồi ngừng hoàn toàn.
“Tôi không muốn hồi tưởng lại khoảnh khắc đó, không muốn nó xảy ra với bất cứ ai”, bà Preissler nói.
Là nhân viên y tế, bà đã tiêm vaccine từ tháng 3. Song ông Darryl quá bận rộn và không sắp xếp được thời gian. Bà Preissler giờ đây hối hận vì đã không giúp chồng mình đặt lịch tiêm chủng. “Đáng lẽ tôi nên làm vậy. Tôi phát điên vì mình đã không làm, nhưng tôi chẳng thay đổi được gì”, bà nói.
Cặp vợ chồng sẽ kỷ niệm 30 năm ngày cưới vào cuối năm nay. Cả hai từng mong được đi du lịch và cắm trại trong thời gian nghỉ hưu. Michele ứa nước mắt khi đọc những dòng chữ viết tay trong cuốn sổ tang của chồng.
“Giờ thì tôi không còn (sống) bình thường được nữa. Bình thường của tôi đã mất rồi”, bà nghẹn ngào.
Lời cảnh báo từ một người sống sót
Josh Garza, 43 tuổi, thuộc nhóm người Mỹ đầu tiên đủ điều kiện tiêm vaccine Covid-19. Anh bị tiểu đường và cao huyết áp, rất dễ nhiễm nCoV. Song Garza tin rằng mình sẽ an toàn nếu tuân thủ các quy định phòng dịch. Anh gạt đi ý tưởng tiêm phòng ngay tức khắc và bỏ lỡ lượt của mình.
“Tôi không muốn trở thành chuột bạch. Tôi phản đối”, anh nói.
Đầu năm nay, Garza được chẩn đoán mắc Covid-19. Anh điều trị 4 tháng ở Bệnh viện Giám lý Houston, chiến đấu với virus để giành giật sinh mạng. Anh bị viêm phổi, tổn thương mô không thể phục hồi. Tình trạng của Garza nghiêm trọng đến nỗi không loại máy thở hay máy oxy cao áp nào giúp được anh.
Josh Garza, 43 tuổi, từng nhiễm nCoV đầu năm 2021 do không tiêm vaccine. Ảnh: CNN
Trên film chụp X-quang, phổi anh trắng mờ do virus. Garza cách cửa tử chỉ vài ngày, cho đến khi được ghép phổi vào tháng 4.
Garza liên tục dằn vặt bản thân vì không tiêm phòng khi đến lượt. Song anh cũng biết ơn rằng mình còn sống sót để kể lại trải nghiệm này. Ký ức về những tử thi chết vì Covid-19 cứ xoay vần trong tâm trí Garza.
“Nếu được làm lại, tôi sẽ tiêm chủng, chẳng có nghi ngờ gì cả. Những gì tôi trải qua là điều kinh khủng nhất cuộc đời”, anh nói.
Garza đang hồi phục sau ca phẫu thuật cấy ghép, hiện đã cảm thấy ổn hơn nhiều. Anh đoàn tụ với gia đình, hy vọng câu chuyện sẽ thay đổi suy nghĩ của những người còn ngần ngại hoặc phản đối vaccine.
“Hãy nghĩ cho gia đình bạn. Tôi mong mọi người cân nhắc lại, hoặc chí ít hãy lắng nghe những bệnh nhân như tôi, hy vọng các bạn không bao giờ có trải nghiệm như tôi”, anh nói.
Chuyên gia WHO đề nghị Mỹ chia sẻ thông tin tình báo nguồn gốc COVID-19
Một chuyên gia y tế của WHO đã kêu gọi Mỹ chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có về nguồn gốc dịch COVID-19 với tổ chức và cộng đồng khoa học.
Tuần trước, tờ Wall Street Journal dẫn thông tin từ các cơ quan tình báo Mỹ cho biết 3 nhân viên tại một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc bị ốm đến mức phải vào viện vào tháng 11/2019 với các triệu chứng giống như COVID-19.
Các lãnh đạo tình báo Mỹ sau đó nhấn mạnh họ không biết virus lây truyền ban đầu bằng cách nào, nhưng có hai giả thuyết: hoặc nó xuất hiện tự nhiên do con người tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, hoặc đó là một tai nạn trong phòng thí nghiệm.
Viện Virus học Vũ Hán. (Ảnh: Getty)
Phát biểu với BBC Radio 4, Tiến sĩ Dale Fisher từ WHO cho biết giả thuyết về việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm "chưa được loại trừ", nhưng vẫn "chưa được xác minh". Ông Fisher là chủ tịch của Mạng lưới Cảnh báo và Ứng phó Dịch bệnh Toàn cầu - do WHO điều phối.
Ông kêu gọi MM chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có. " Tạp chí Phố Wall không thực sự là cách phù hợp để chia sẻ khoa học ".
Một cuộc điều tra thực địa của các chuyên gia WHO vào đầu năm nay đã kết luận rằng "cực kỳ khó xảy ra" khả năng đại dịch bắt đầu từ một sự cố trong phòng thí nghiệm. Nhưng các điều khoản tham chiếu (mô tả công việc) cho cuộc điều tra của họ, được Trung Quốc đồng ý, chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu nguồn gốc động vật của đợt bùng phát dịch.
Đến nay, giả thuyết được giới chuyên gia khoa học đồng thuận rộng rãi vẫn là COVID-19 đã lây sang người từ vật chủ động vật trong một sự cố tự nhiên. Tuy nhiên, một số chuyên gia kêu gọi xem xét thêm giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm - từng bị bác bỏ và bị xem là một thuyết âm mưu vốn được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ.
Đề cập đến chuyến thăm của WHO vào đầu năm nay, Fisher cho biết: "Chúng tôi tin rằng tất cả các nhân viên phòng thí nghiệm đã được xét nghiệm huyết thanh và tất cả các xét nghiệm kháng thể đó đều cho ra kết quả âm tính, và đó là một phần lý do tại sao rủi ro không được đánh giá đúng mức".
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, cho biết ông không tin rằng báo cáo ban đầu của cuộc điều tra là đủ chi tiết và kêu gọi nghiên cứu thêm. Lãnh đạo WHO cũng nói tất cả các giả thuyết về nguồn gốc của virus gây ra COVID-19 "vẫn còn nằm trên bàn" .
Chuyên gia Fisher, trong khi đó thúc giục WHO lên kế hoạch điều tra thêm. Ông cũng cho rằng nếu có khả năng Trung Quốc giữ bí mật về nguồn gốc của virus thì có thể do lo ngại về các yêu cầu bồi thường.
Ông nói: "Ngoại giao là con đường phía trước, cần tạo ra một văn hóa không đổ lỗi. Cách duy nhất bạn thực sự có thể giải quyết vấn đề này là nói không có hình phạt nào cả, chúng ta chỉ cần giải quyết vấn đề thôi".
Triều Tiên chỉ trích Mỹ gỡ hạn chế tên lửa với Hàn Quốc Triều Tiên cho rằng Mỹ áp dụng tiêu chuẩn kép khi ngăn nước này phát triển tên lửa đạn đạo, nhưng lại gỡ các hạn chế với Hàn Quốc. "Nước Mỹ vẫn mải mê theo đuổi đối đầu, bất chấp những phát biểu bóng bẩy rằng họ muốn đối thoại. Hủy bỏ hạn chế công nghệ tên lửa với Hàn Quốc là lời...