Bi kịch của gia đình Đại tá (Kỳ cuối)
Richard bị dẫn độ tới New Jersey và đối mặt với nguy cơ bị kết án tử hình cho việc bắt cóc, giết hại cậu bé Lindbergh.
Ngay sau khi cảnh sát phát hiện số tiền 14.000 đôla của đại tá Lindbergh chuẩn bị cho tên bắt cóc, Richard Hauptm đã bị bắt để thẩm vấn. Theo lời khai ban đầu, Richard khai rằng số tiền đó hắn nhận từ một đối tác kinh doanh tên là Isador Fisch, nhưng Fisch đã quay lại Đức vào tháng 12/1933.
Khám xét kỹ hơn, cảnh sát thu được trong xưởng gỗ cũ của Rochard những thanh thang giống như của chiếc thang được dùng trong vụ bắt cóc.
Richard được yêu cầu lấy mẫu chữ viết tay của hắn.
Sau hơn hai năm kể từ lần nghe thấy giọng nói của tên tống tiền ở nghĩa trang, đại tá Lindbergh vẫn nhớ như in giọng nói đó. Lindbergh xác nhận giọng nói của Richard chính là giọng nói mà mình đã từng nghe.
Richard bị buộc tội tống tiền ở New York và có nguy cơ bị dẫn độ về New Jersey để truy tố về tội bắt cóc.
Đại tá Lindbergh đã đứng ra làm chứng xác nhận giọng nói của Richard, cả Osborn chuyên gia giám định chữ viết tay. Ông đã xác nhận mẫu chữ viết trong bức thư để lại tại hiện trường năm đó chính là của Richard.
Một buổi điều trần sau đó đã được tổ chức tại New York. Ngài thẩm phán Hammer đã quyết định Richard sẽ bị dẫn độ về New Jersey. Hắn sẽ đối mặt với việc bị kết án bắt cóc và giết cậu bé Lindbergh.
Rất đông người tham dự phiên tòa xét xử Richard
Richard được chuyển từ nhà tù ở New York đến trại tạm giam ở Flemington, lúc đó là 10h đêm. Trên các tuyến phố nơi chiếc xe dẫn độ đi qua, đèn được thắp sáng hơn mọi ngày, rất nhiều người đứng hai bền đường chăm chú theo dõi.
Xét xử
Phiên tòa xét xử Richard tại Flemington, New Jersey được mở tại một rạp xiếc với hàng trăm phóng viên và người dân có mặt. Số người tới Flemington nhiều gấp vài lần so với dân số tại đây.
Phiên tòa được chủ trì bởi Tổng chưởng lý của bang New Jersey, David T. Wilentz, 38 tuổi.
Video đang HOT
Tạp chí New York đã thuê luật sư Edward Reilly, một luật sư khá nổi tiếng ở Brooklyn bào chữa cho Richard trong vụ này. Hỗ trợ ông tại phiên tòa là C. Lloyd Fisher, một luật sư địa phương cũng khá có tiếng nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong các vụ án hình sự.
Edward Reilly là một luật sư giỏi nhưng ông rất thích uống rượu. Edward được trả tới 25.000 đôla cho vụ này bởi tạp chí New York.
Trong phiên tòa xét xử, có rất nhiều bằng chứng thuyết phục để chứng minh Richard có liên quan đến vụ bắt cóc được đưa ra.
Đầu tiên, đó là số tiền 14.000 đôla được đại tá Lindbergh chuẩn bị giao cho tên bắt cóc tại nhà Richard. Theo lời khai ban đầu của Richard, số tiền này hắn nhận được từ một đối tác kinh doanh tên là Isador Fisch, nhưng người này đã quay lại Đức vào tháng 12/1933 và mất tại Liepzig tháng 3/1934. Không còn ai ra làm chứng cho Richard ở bằng chứng này.
Thứ hai, đó là những thanh thang tại nhà hắn khớp với những thanh thang của chiếc thang trong vụ án.
Thứ ba, đó chính là xác nhận chữ viết trong bức thư đòi tiền chuộc năm đó chính là của Richard. Richard đẫ từng phủ nhận bằng chứng bất chấp kết quả đã được xác nhận bởi hai chuyên gia đáng tin cậy.
Chiếc ghế điện thi hành án tử hình
Thêm một bằng chứng nữa, có một người cho biết họ đã nhìn thấy một người đàn trông giống Richard lái chiếc xe của mình cùng với cái thang xuất hiện gần khu nhà của đại tá Lindbergh tối hôm 1/3, đúng hôm xảy ra vụ bắt cóc. Tại tòa, Richard không thể cung cấp được bằng chứng ngoại phạm hôm xảy ra vụ bắt cốc và tối hôm hắn nhận tiền của đại tá Lindbergh tại nghĩa trang, nói đúng hơn hắn khai nhận hắn không nhớ chuyện gì xảy ra trong hai đêm đó.
Bản án
Sau 19 phiên tòa cùng với 162 nhân chứng, 11h30 thứ 4 ngày 13/2/1935, căn cứ vào những lá phiếu biểu quyết của bồi thẩm đoàn, Richard bị kết tội có liên quan đến vụ bắt cóc và giết hại cậu bé Lindbergh. Án tử hình được tuyên cho Richard, dự kiến thi hành án ngày 18/3/1935, nhưng vì một vài lý do, việc thi hành án sẽ được lùi tới tháng 6.
Sự đối đầu nhau trong cuộc tranh cử sắp điễn ra vào năm 1936 giữa Tổng chưởng lý Wilentz và Thống đốc Harold G. Hoffman chính là nguyên nhân khiến cho việc thi hành án đối với Richard bị hoãn lại. Trong thẩm quyền của mình, Harold đã quyết định hoãn thi hành án.
Richard đã làm đơn kháng cáo, những Hội đồng phúc thẩm đã bác bỏ đơn kháng cáo đó bất chấp việc Harold cũng là một thành viên của Hội đồng. Richard sẽ bị tử hình bằng ghế điện vào ngày 3/4/1936.
Ngày 22/11/1935, thời gian Richard được kháng cáo, đại tá Lindbergh cùng vợ và cậu con trai thứ 2 đi tàu sang Anh cho kì nghỉ của họ. Sau khi bản án dành cho Richard được tuyên, gia đình đại tá Lindbergh đã nhận được rất nhiều những bức thư đe dọa, trong số đó có cả việc đe dọa giết chết cậu con trai thứ hai của họ.
Tuy kẻ được cho là hung thủ gây nên vụ bắt cóc và giết hại cậu bé Lindbergh đã chịu án tử hình. Vụ án coi như đã kết thúc. Nhưng vẫn còn có rất nhiều những cậu chuyện, những giả thiết được đặt ra xung quanh vụ bắt cóc con trai của người nổi tiếng như đại tá Lindbergh.
Theo Khampha
Bi kịch của gia đình Đại tá (Kỳ 3)
Một người đàn ông nói giọng Đức bị cho là nghi phạm của vụ án khi cảnh sát phát hiện 14.000 đôla tại nhà riêng có seri trùng với số tiền đại tá Lindbergh chuẩn bị.
Đi một vòng quanh khu nghĩa trang, không thấy ai xuất hiện như đã hẹn, Codon đang quay lại cổng nghĩa trang nơi đại tá Lindbergh đang đợi thì bất ngờ có một giọng nói với tới. Cả Condon và đại tá Lindbergh đều nghe thấy tiếng gọi đó.
Giọng nói lại tiếp tục vọng lên, " Này ông, hãy qua đây."
Condon quay lại phía trong nghĩa trang và nhìn thấy một tờ giấy hướng dẫn. Condon làm theo hướng dẫn đi sâu vào nghĩa trang, ông giật mình khi nghe thấy có ai đó gọi mình.
Condon cùng người đàn ông lạ mặt trao đổi với nhau về khoản tiền chuộc. Condon quay lại xe để lấy tiền và trao cho hắn 50.000 đô la để nhận được một tờ giấy hướng dẫn đến nơi giấu cậu bé. Theo đó, họ biết được cậu bé Lindbergh đang trên một con tàu có tên là Nelly. Người đàn ông lạ biến mất khỏi nghĩa trang. Condon quay trở lại xe của đại tá Lindbergh, cả hai lao xe đi trong đêm. Nhưng thật đáng buồn, đó chỉ là một trò lừa đảo.
Điều tra
Việc phát hiện ra xác cậu bé vào ngày 12/5 tại khu rừng chỉ cách khu nhà bốn dặm khiến cuộc điều tra càng trở nên gấp rút hơn.
Người trực tiếp khám nghiệm tử thi là Tiến sĩ Charles H. Mitchell cùng với bác sĩ khoa nhi, Tiến sĩ Philip Van Ingen. Cả hai đã thực sự bị sốc khi lần đầu tiếp cận nơi phát hiện cái xác.
Kết quả giám nghiệm cho biết cậu bé chết do bị đánh mạnh vào đầu, có vết máu đông trong não. Có thể cậu bé đã chết trước khi bị mang đến đây. Thời gian chết được xác định sau hôm xảy ra vụ bắt cóc vài ngày.
Chiếc thang được bắc với cửa sổ phòng cậu bé Lindbergh
Không có bất cứ dấu vết nào liên quan đến hung thủ được tìm thấy tại hiện trường.
Trong vụ án này, bằng chứng xác thực nhất có thể tiến hành điều tra đó là chiếc thang hung thủ dùng để leo lên tầng hai qua đường cửa sổ.
Các chuyên gia về gỗ được mời đến bởi đại tá Schwarzkopf, một trong số đó là chuyên gia Arthur Koehler, thuộc phòng nghiên cứu lâm sản Mỹ ở Madison, Wisconsin. Arthur biết đại tá Lindbergh và tình nguyện tham gia quá trình điều tra. Tuy nhiên, kết quả cũng không khả quan.
Cảnh sát đặt ra giả thiết hung thủ có thể là một trong số những người làm và quen với gia đình Lindbergh. Người này biết rõ thói quen của gia đình đại tá và biết được rằng tuần đó hai người sẽ không trở về vào thứ hai và biết chính xác phòng của cậu bé Lindbergh.
Thanh tra Wals nghi ngờ Violet Sharpe, người giúp việc 28 tuổi của gia đình Morow. Violet biết rõ việc thay đổi trong kế hoạch của gia đình Lindbergh hôm đó. Có một số nghi ngờ trong hành động của Violet vào đêm 1/3/1932. Cô tỏ ra lo lắng và có những biểu hiện bất thường so với mọi ngày. Theo như thông tin cảnh sát có được, tối hôm đó Violet có ra ngoài cùng với một người đàn ông. Nhưng khi được hỏi, cô lại không thể đưa ra danh tính của người đó.
Bị điều tra trong gần 2 tháng, đến tháng 6/1932, Violet có những dấu hiệu bất thường về tâm lý. Thanh tra Wals và đại tá Schwarzkopf linh cảm có gì đó không ổn ở cô gái này. Cả hai gọi điện tới gia đình Morrow và thông báo sẽ quay lại vì có một số thông tin cần hỏi Violet. Ngay khi nhận được thông tin đó, Violet đi lên lầu hai và nói rằng cô không thể chịu đựng thêm được nữa. Vài phút sau, gia đình Morrow phát hiện Violet đã chết trong phòng do uống thuốc tự tử.
Sau cái chết của Violet, có một người đàn ông cùng một cặp vợ chồng trẻ xuất hiện xác thực cho lời khai đêm hôm xảy ra vụ bắt cóc cậu bé Lindbergh của Violet, nhưng tất cả đã quá muộn.
Richard Hauptmann, người đàn ông nói giọng Đức
Người đàn ông nói giọng Đức
Một chi tiết khác khá quan trọng cho quá trình điều tra đó là sự xuất hiện của những tờ tiền có seri trùng với những tờ tiền đại tá Lindbergh giao cho kẻ bắt cóc vào đêm ngày 2/4/1932.
Ngày 15/9/1034, một người bán hàng tại trạm xăng tên là Walter Lyle đã nhận được tờ 10 đôla có số seri được thông báo. Walter đã nhìn chăm chú người khách hàng rất lâu, người này đã hỏi Walter, "Có chuyện gì vậy? Đó là tiền thật, anh yên tâm." Người khách hàng sau đó lái xe đi, Walter đã cẩn thận ghi lại biển số xe.
Theo điều tra của cảnh sát, người khách hàng tên là Richard Hauptmann, sống tại Bronx. Điều đặc biệt, người đàn ông này nói giọng Đức.
Richard nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ năm 1923 khi 23 tuổi. Richard đã từng tham gia Thế chiến thứ nhất năm 17 tuổi. Sau chiến tranh, Richard đã có thời gian đi tù vì trộm cắp tài sản. Trong một phi vụ trộm cắp của mình, Richard đã từng sử dụng một chiếc thang.
Sau khi nhập cư vào Mỹ, năm 1925 Richard kết hôn với một cô hầu bàn người Đức tên là Anna. Richard đã có thời gian làm thợ mộc. Cuối năm 1932, Richard bắt đầu đầu tư vào cổ phiếu.
Khi cảnh sát có mặt tại nhà Richard. Tiến hành khám xét, cảnh sát sát bất ngờ thu được 14.000 đôla. Số tiền này là số tiền đại tá Lindbergh đã giao cho tên bắt cóc.
Theo VNN
Bi kịch của gia đình Đại tá (Kỳ 2) Một bức thư được để lại bên cửa sổ phòng cậu bé Lindbergh, tên bắt cóc yêu cầu một khoản tiền chuộc được xem là khiêm tốn so với gia đình đại tá Lindbergh, 50.000 đôla. Cuộc điều tra được tiến hành ngay trong đêm hôm đó. Trên cửa sổ phòng cậu bé, có một chiếc phòng bì được để lại, Lindbergh đã...