Bị huyết áp cao nên hạn chế ăn những thực phẩm này
Huyết áp cao nếu không được kiểm soát có thể gây ra những hậu quả tai hại như đau tim và đột quỵ.
Theo Times Now, chế độ ăn uống có tác động lớn đến mức huyết áp – lực của máu tác động lên thành mạch máu. Trên toàn cầu, 59% phụ nữ và 49% nam giới bị tăng huyết áp, có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch nguy hiểm, bao gồm đau tim và đột quỵ.
Muối là một trong những nguyên nhân chính khiến huyết áp của bạn tăng đáng kể. Ảnh: Pexels
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, cho dù bạn có tuân theo một chế độ ăn kiêng cụ thể hay không thì một số loại thực phẩm và thành phần nhất định có thể làm tăng huyết áp hoặc giúp duy trì huyết áp ở mức cao. Hạn chế những thực phẩm này có thể giúp kiểm soát huyết áp của bạn.
Muối và natri
Muối là một trong những nguyên nhân chính khiến huyết áp của bạn tăng đáng kể. Theo các nghiên cứu, muối ảnh hưởng đến sự cân bằng chất lỏng trong máu.
Mặc dù muối rất quan trọng đối với sức khỏe nhưng ăn quá nhiều có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo các chuyên gia, bạn không nên ăn quá 2.300mg natri – tương đương một thìa cà phê muối mỗi ngày.
Các bác sĩ cho biết phần lớn muối đến từ đồ ăn vặt và thực phẩm chế biến sẵn, như bánh mì, pizza, bánh mì kẹp, thịt nguội,…
Video đang HOT
Đường
Theo các chuyên gia, đường là một thủ phạm chính khác làm tăng huyết áp của bạn theo nhiều cách. Các nghiên cứu cho thấy đường, đặc biệt là đồ uống chứa nhiều đường góp phần làm tăng cân ở cả người lớn và trẻ em. Nó cũng làm tăng béo phì, một trong những yếu tố chính gây ra nhiều bệnh đe dọa tính mạng.
Theo một nghiên cứu được công bố trên MDPI, những phụ nữ bị huyết áp cao cho biết rằng việc giảm 2,3 thìa cà phê đường có thể khiến huyết áp tâm thu giảm 8,4 mm Hg và huyết áp tâm trương giảm 3,7 mm Hg.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị giới hạn lượng đường bổ sung hàng ngày là 6 thìa cà phê hoặc 25 gram đối với nữ và 9 muỗng cà phê, hoặc 36 gram, dành cho nam giới.
Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng đáng kể huyết áp của bạn. Các nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa việc uống ít rượu và giảm huyết áp ở những người uống nhiều hơn hai ly mỗi ngày.
Theo các bác sĩ, do đồ uống có cồn chứa nhiều đường và calo nên cũng góp phần lớn gây ra tình trạng thừa cân, béo phì, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.
Ngoài ra, một trong những thói quen lớn nhất có hại cho sức khỏe của bạn là hút thuốc. Các chuyên gia cho biết hút thuốc khiến huyết áp tăng tạm thời và mỗi khi hút thuốc, huyết áp của bạn sẽ tăng ngay lập tức do kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm.
Hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ tích tụ các chất béo được gọi là mảng bám bên trong động mạch của bạn, dẫn đến tình trạng gọi là xơ vữa động mạch, có thể gây ra các cơn đau tim và đột quỵ nếu không được điều trị.
Rượu là thủ phạm gây 7 loại ung thư, khi uống rượu cần chú ý 3 điểm này
Theo nghiên cứu cho thấy, rượu làm phát triển ung thư vú, gan và các loại ung thư khác. Ngay cả việc uống rượu vừa phải cũng có nguy cơ cao.
Năm 2017, một bài báo đăng tải trên trang Guardian của Anh đưa tin nghiên cứu cho thấy rượu là thủ phạm của 7 loại ung thư. Các chuyên gia đưa ra nhiều cảnh báo có liên quan khi uống rượu.
Jenny Connor, một giáo sư tại khoa Y học Dự phòng và Xã hội tại Đại học Otago ở New Zealand cho biết, có bằng chứng thuyết phục cho thấy rượu là thủ phạm chính gây ung thư ở 7 bộ phận trên cơ thể (hoặc thậm chí nhiều bộ phận hơn).
Nghiên cứu cho thấy có những bằng chứng dịch tễ học chứng minh rượu gây 7 loại ung thư: Vòm họng, thanh quản, thực quản, gan, đại tràng, trực tràng và vú. Điều đáng nói là ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rượu còn có thể gây ung thư da, tuyến tiền liệt và tuyến tụy.
Acetaldehyde - chất gây ung thư mạnh
Trương Diễu, một chuyên gia tại Trung tâm Giáo dục Sức khỏe Thẩm Dương, Trung Quốc cho biết, mặc dù rượu vang có thể được chia thành nhiều loại khác nhau như rượu vang đỏ, bia và rượu mạnh nhưng thành phần hóa học chính của rượu là ethanol. Bản thân chất này không gây ung thư nhưng chiếm khoảng 95%.
Ethanol đi vào cơ thể sẽ được xử lý ở gan. Một phần sản phẩm của quá trình dị hóa là acetaldehyde, một chất gây ung thư. Ví dụ, trong gan, acetaldehyde có thể khiến tế bào gan phát triển với tốc độ bất thường, từ đó gây ra những thay đổi về gen và cuối cùng gây ung thư.
Nguy cơ phát triển ung thư do uống rượu phụ thuộc vào lượng rượu tiêu thụ. Một số loại rượu chất lượng thấp được ủ từ ngũ cốc bị mốc, chứa một lượng lớn độc tố aflatoxin.
Chất độc này không thể loại bỏ được trong quá trình ủ rượu. Aflatoxin là chất gây ung thư mạnh, có thể gây ung thư gan và ung thư dạ dày.
Lưu ý khi uống rượu
Nếu nhất định phải uống rượu, bạn nên chú ý 3 điểm sau:
- Cố gắng uống rượu có nồng độ cồn thấp.
- Liều lượng phải được kiểm soát. Trong một số trường hợp, người khỏe mạnh có thể uống vừa phải một ít rượu lên men (rượu, bia, rượu gạo...), người già tốt nhất không nên uống rượu chưng cất (rượu trắng), thậm chí cả rượu thương hiệu nổi tiếng.
- Uống rượu khi bụng đói có hại nhất cho cơ thể, làm tăng tình trạng hạ đường huyết, huyết áp cao, thậm chí nguy cơ tử vong. Trước khi uống rượu nên ăn thực phẩm giàu protein, vitamin như đậu, trứng, sữa, rau tươi,...
Ngoài ra, bạn cần phải nhớ rằng "1 ngụm rượu" vẫn có hại cho cơ thể, sẽ làm tăng gánh nặng rượu lên các cơ quan trong thời gian ngắn.
Công dụng tuyệt vời của hạt vừng với sức khỏe Không chỉ là loại thực phẩm sử dụng trong bữa ăn, hạt vừng còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cơ thể. Bác sĩ CKII Huỳnh Tấn Vũ, Đơn vị điều trị ban ngày, Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM cơ sở 3 cho biết, với hương thơm đặc trưng cùng mùi vị bùi béo, hạt vừng là một trong những...