Bi hài học online: Sinh viên ngủ quên, “ngáy ngon lành” trong lớp
Thay vào việc đến lớp học, các bạn học sinh, sinh viên ở nhà và “tự quản lý bản thân” trước các tiết học online và đôi khi có cả những tình huống phát sinh không ngờ.
Vừa học vừa ngủ
Tắt mic, tắt camera và kệ điện thoại, máy tính một xó… là tình trạng diễn ra ở một số học sinh, sinh viên khi học trực tuyến.
Bạn H.B, sinh viên năm thứ 2 một trường ĐH ở Hà Nội chia sẻ: “Thú thật, có lúc mình vừa học vừa ngủ gật, bởi vì mình thấy học online cực hơn là lên trường, có những môn học giảng qua màn hình mình không hiểu lắm.
Mình nhớ có hôm đang học, thầy đang giảng bài, tự dưng cả lớp nghe thấy tiếng thở như ngáy, xong hỏi loạn lên trong group. Hóa ra có bạn ngủ quên, đã ngủ lại còn quên tắt mic”.
“Mình chỉ ngủ một chút cho đỡ giở giấc thôi…”
Vừa học vừa chơi game
Với những tay mê chơi game thì học online là một cơ hội để trực chiến mọi mặt trận.
Video đang HOT
Bình thường ngồi trong lớp học chẳng thể nào thậm thụt chơi game mà giấu được thầy cô giáo nhưng khi học online, bạn ôm điên thoại làm gì trước màn hình máy tính giáo viên cũng chẳng biết được.
Tiết lộ với phóng viên, sinh viên P.M nói: “Thỉnh thoảng học môn lý luận, nặng lý thuyết, mình nghe cũng thấy mệt, khó tập trung liên tục được, nên mình cũng lôi điện thoại đánh vài trận để xả stress. Nhưng khi có bài tập thì mình vẫn theo dõi và bám sát”.
Ngoài ra, vừa học vừa thoải mái làm việc riêng, ăn mặc cũng tùy theo ý thích… cho nên, P.M cho rằng học online khá thoải mái và thích hợp với cậu hơn là học tại trường.
Học trong tư thế “thoải mái” nhất
“Học ở nhà mình có thể ăn vặt trong giờ mà cô không biết, được nằm, ngồi với tư thế thoải mái để tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên, có một điều mình không thích đó là ăn… quá nhiều dẫn đến tăng cân”, bạn P.L chia sẻ.
P.L tỏ ra khá buồn bã vì chỉ trong 1 tuần học online, em đã tăng tới 3kg. Em cho rằng việc ở nhà nhiều, ít vận động và thường xuyên ăn vặt là nguyên nhân khiến cho cân nặng của em vượt ngoài tầm kiểm soát.
Việc học online cũng khiến học sinh, sinh viên có nhiều lo lắng như nỗi sợ điểm danh, nỗi sợ gọi phát biểu bài, nỗi sợ quên tắt mic, nỗi sợ không được gặp bạn bè…
Học online cũng tạo điều kiện cho các siêu quậy trong lớp bày trò gian dối. Bản thân P.L thừa nhận rằng có lần em đã nói dối thầy giáo rằng bị hỏng camera để không phải xuất hiện trong phòng họp online trên Zoom, sau đó trốn đi chơi.
Để điểm danh trên ứng dụng học online, P.L nhờ em gái ngồi trước màn hình máy tính thay thế mình. P.L còn cẩn thận dặn dò em gái: “Nếu mà thầy điểm tên hỏi bài cũ thì cứ bảo là mạng yếu không nghe rõ, hoặc trả lời là em quên mất rồi”.
Còn đối với hội học sinh, sinh viên chăm học, hình thức học online chứa nhiều phiền phức và khá buồn tẻ. Chuyện mạng Internet chập chờn khiến cho kết nối yếu thường xuyên xảy ra như cơm bữa, chưa kể việc tương tác giữa giáo viên và học trò qua mạng cũng rất hạn chế.
Nữ sinh Huyền Thương chia sẻ: “Với mình, khi học online, bản thân mình sợ bị phân tâm, không tiếp thu được nhiều, thỉnh thoảng tín hiệu kém, chập chờn không nghe rõ thầy giảng gì. Hoặc phần mềm có lúc không truy cập được, mình cũng sợ kiểm tra bài cũ online, sợ điểm số không cao…
Mình mong dịch sẽ sớm qua đi để học sinh, sinh viên lại được đến trường học tập trực tiếp, có những tiết học tương tác cao giữa giáo viên và học sinh, được giao lưu với bạn bè.”
Ảnh : Quỳnh Anh
Gõ đầu trẻ mùa dịch
Hiếm khi nào thấy "trăm hoa đua nở" như việc dạy và học các cấp hiện nay. Khi dịch giã còn hoành hành, học online lại phải tái xuất, từ đứa trẻ mới tập viết chữ cho đến sinh viên sắp ra trường.
Dư luận đang mạnh mẽ ủng hộ Hải Phòng vì quyết định dừng học trực tuyến với trẻ lớp 1 và lớp 2 kể từ đầu tuần này, do không hiệu quả, do những hệ lụy kéo theo. Như nhiều nhà không có máy tính, không đủ điện thoại, không internet. Như nguy cơ về điện đóm cháy nổ khi những đứa bé táy máy sử dụng mà không có anh chị hay người lớn trông coi. Rồi các cháu bí về thao tác máy tính, điện thoại, rồi mải chơi, ngủ gật...
Thì Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và những địa phương có dịch khác từ trẻ lớp 1 trở lên vẫn phải học trực tuyến. Ở Hà Nội, trẻ con lớp 1, 2 chuyển sang học trực tuyến vào buổi tối, để có người lớn hỗ trợ.
Và rồi, ngoài đủ chuyện dở khóc dở cười, cùng âm ỉ bức xúc trong các bậc phụ huynh khi cùng con học trực tuyến mùa dịch, cũng đã xuất hiện nhiều điểm sáng. Là những bài giảng, cách truyền thụ năng động, sáng tạo, thú vị "vừa học vừa chơi", "vừa dạy vừa dỗ" của một số thầy cô giáo, một số trường học.
Dịch dã đã khiến nghề "gõ đầu trẻ" truyền thống buộc phải thay đổi đến không ngờ, không chỉ tại Việt Nam.
Dịch COVID theo tính toán của các chuyên gia, còn có thể kéo dài cả năm nữa. Với lứa tuổi học đường, vài tháng, vài năm, so với chương trình 12 năm phổ thông, và cả 4-5 năm đại học "đều như vắt chanh", sẽ là nhiều hay ít? Khi chúng ta chứng kiến rất nhiều bạn trẻ dùi mài học hành suốt 12 năm trời, cộng cả những năm đại học, khi ra đời kiến thức ứng dụng vào đời sống rất thấp, thậm chí không liên quan đến nghề nghiệp mưu sinh thực tế của họ.
Khi dịch qua, ngành giáo dục chắc sẽ phải tổ chức đánh giá lại chất lượng những "năm học COVID-19" ở mọi cấp học; xem trồi, sụt thế nào, mất mát thiệt hại ra sao?
Và không chỉ có vậy, mà còn phải xem chúng ta đã "được" những gì? Cái "được", theo tôi là có, là rất rõ. Dịch bệnh đã tạo hoàn cảnh khắc nghiệt, để thử thách sức sáng tạo, khả năng đổi mới trong hình thức truyền dạy và tiếp thu kiến thức vốn quen thuộc qua hàng ngàn năm.
Thế giới này sẽ còn nhiều biến đổi cực đoan, về thiên tai, dịch dã, và những bất ổn khó lường. Mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có khoa học về giáo dục cần cuộc cách mạng, cần những kịch bản khác nhau cho mọi tình huống. Hệ sinh thái giáo dục đến lúc buộc phải đa dạng và thực tế hơn, đủ khả năng thích ứng với hoàn cảnh mới.
Chúng ta lo ngại về chất lượng dạy và học trực tuyến. Nhưng đó liệu vẫn là "chất lượng" theo thang đánh giá truyền thống vẫn dùng để thi cử, để chọn thủ khoa, để tuyển trường chuyên lớp chọn theo kiểu hiện nay, mặc dù hình thức học đã buộc phải thay đổi? Kiểu đánh giá "chất lượng" nặng về điểm số và thành tích, đã bị xã hội và ngay chính ngành giáo dục phê phán.
Giữa thời đại nhiều biến đổi gấp gáp này, đến lúc chúng ta không chỉ mải mê "đi tìm" triết lý giáo dục, mà còn rất cần những hệ sinh thái mới cho chiến lược "gõ đầu trẻ" một cách đa dạng, căn cơ, sáng tạo và hiệu quả. Chứ không phải những sáng tạo đơn lẻ của các thầy cô giáo.
Lo ngại chất lượng nếu học trực tuyến kéo dài Ngày 22/2, phần lớn các trường đại học (ĐH) đã cho sinh viên học trực tuyến để phòng chống dịch COVID-19. Khác với phổ thông, ở ĐH, quyền chủ động học thuộc về sinh viên. Tuy vậy, các trường vẫn "ngầm" giám sát để đảm bảo chất lượng đào tạo. PGS. TS Lê Thanh Hương, Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông,...