Bị gián chui vào tai khi ngủ
Người đàn ông 34 tuổi đang ngủ thì cảm thấy ngứa và đau trong tai, nghi ngờ côn trùng chui vào nên vào bệnh viện cấp cứu.
Bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, ngày 30/9 kiểm tra phát hiện ngoài ống tai bệnh nhân có chân của con côn trùng đang cử động. Kết quả nội soi phát hiện một con gián kích thước khoảng 1,5-2 cm đang chui trong ống tai.
Trước khi thực hiện thủ thuật gắp gián, bác sĩ phải làm chết con vật để giảm đau cho người bệnh rồi đưa ra ngoài.
Bác sĩ Uông Hồng Hợp, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, khuyến cáo côn trùng chui vào tai nếu không được gắp bỏ có thể bò sâu vào lỗ tai, gây thủng màng nhĩ hoặc làm nhiễm trùng, viêm tai.
Video đang HOT
Khi côn trùng chui vào tai, người bệnh cần bình tĩnh xử trí bằng cách dùng nước sạch như nước lọc hoặc nước muối đổ vào tai nghi ngờ có dị vật. Giữ nguyên 10-15 phút để côn trùng chết hoặc bay ra khỏi tai. Tuyệt đối không cố gắng lấy ra bởi có thể khiến con vật vào sâu hơn trong lỗ tai, ảnh hưởng tới thính giác. Sau đó, nhanh chóng đến cơ sở y tế để can thiệp.
Để phòng tránh nguy cơ côn trùng hoặc động vật cắn, cần dọn dẹp, phát quang bụi rậm, thường xuyên kiểm tra nhà cửa. Cần cảnh giác với côn trùng, đặc biệt là các loại rắn độc. Luôn mắc màn khi ngủ, không ngủ dưới đất.
Hình ảnh nội soi lỗ tai bệnh nhân có con gián. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Cô gái 19 tuổi nhiễm trùng mũi sau khi làm đẹp ở spa
Sau khi phẫu thuật thẩm mỹ, vùng mũi của bệnh nhân sưng nề, đau, có dịch. Cô gái được chẩn đoán áp-xe vùng sống và tiền đình mũi.
Các bác sĩ khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cho biết tiếp nhận bệnh nhân nữ (19 tuổi, Đông Triều) bị áp-xe (nhiễm trùng) sau khi nâng mũi tại spa.
Sau khi phẫu thuật thẩm mỹ tại cơ sở này khoảng một tháng, người bệnh thấy mũi sưng, đau nhức nhiều nên đến bệnh viện thăm khám. Tại đây, các bác sĩ thấy phần sống, cánh mũi bệnh nhân sưng nề, chính giữa mũi mềm, ấn lõm, đau, có dịch.
Mũi của bệnh nhân bị nhiễm trùng sau khi phẫu thuật thẩm mỹ. Ảnh: BVCC.
Cô được chẩn đoán áp-xe vùng sống và tiền đình mũi. Bệnh nhân được nhập viện, tiến hành rút sụn silicone, vệ sinh hốc mũi hàng ngày.
Sau khi theo dõi, điều trị tại khoa Tai Mũi Họng 7 ngày, bệnh nhân đã tránh được biến chứng nguy hiểm sau nâng mũi, đó là nguy cơ thủng vách ngăn.
Theo BSCKI Uông Hồng Hợp, khoa Tai Mũi Họng, tình trạng sưng và nhiễm trùng của bệnh nhân có thể do quá trình phẫu thuật không đảm bảo vô khuẩn hoặc kỹ năng của người hành nghề chưa vững vàng.
Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo người dân, đặc biệt phụ nữ khi làm đẹp cần lựa chọn cơ sở được cấp phép của Bộ Y tế và phẫu thuật viên phải có giấy phép hành nghề về lĩnh vực thẩm mỹ để tránh hậu quả đáng tiếc.
2 cụ bà trên 100 tuổi được điều trị thành công nhồi máu cơ tim Vừa qua, các bác sĩ khoa Nội tim mạch, BV Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã cấp cứu và điều trị thành công cho hai cụ bà tuổi cao, hơn 100 tuổi cùng bị nhồi máu cơ tim. Đây là 2 trường hợp người bệnh lớn tuổi nhất được tiếp nhận điều trị tại khoa. Đó là cụ bà Đỗ Thị...