Bị gai cành hoa đâm vào mắt, bé trai 6 tuổi bị rách giác mạc, suýt mù
Chấn thương khiến bé trai lâm vào tình trạng đau nhức, đỏ và mờ mắt trái phải nhập viện khẩn cấp.
Khoa Mắt, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển (Uông Bí, Quảng Ninh) vừa cấp cứu cho một bé trai 5 tuổi bị gai cành hoa cào vào mắt, gây rách giác mạc.
Cách đó một ngày, khi bé đang chơi tại nhà thì vô tình bị gai cành hoa cào vào mặt và mắt. Sau đó bé kêu đau, nhức, đỏ mắt và mờ mắt trái.
Bệnh nhi đang được thăm khám mắt tại bệnh viện. (Ảnh: BVCC)
Tại bệnh viện, bác sĩ cho biết bệnh nhi bị rách giác mạc khoảng 1,5mm, có dịch chảy qua vết rách, tiền phòng của bệnh nhi xẹp hơn so với mắt phải và thủy tinh thể đang có dấu hiệu đục do giác mạc rách. Để điều trị, bệnh nhi được xử lý khâu giác mạc, bơm hơi tái tạo tiền phòng.
Theo bác sĩ Nguyễn Quang Khánh – khoa Mắt, giác mạc là phần dễ bị tổn thương nhất ở vùng mắt. Chỉ cần tiếp xúc với bụi, đất, cát thậm chí mép một tờ giấy có thể gây xước trợt hoặc rách giác mạc. Trong một số trường hợp xước giác mạc bị nhiễm khuẩn và gây loét giác mạc dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng nếu không sơ cứu đúng cách, cấp cứu kịp thời.
“Với bệnh nhi trên, sau khi điều trị ổn định bác sĩ sẽ thay thủy tinh thể để tránh những biến chứng và giúp trẻ đạt được thị lưc tốt hơn sau chấn thương”, bác sĩ Khánh nói.
Video đang HOT
Bác sĩ Khánh cũng cho biết, đối với các trường hợp người bệnh bị rách giác mạc cần được băng che mắt, tuyệt đối không tự ý nhỏ thuốc, dụi mắt và chuyển ngay đến các sở y tế gần nhất. Bởi nếu trẻ không được xử trí kịp thời có thể gây viêm mủ nội nhãn, viêm màng bồ đào…… và có thể gây mù lòa.
KHẢ MINH
Theo vtc.vn
Axit tàn phá cơ thể như thế nào?
Axit có thể gây bỏng, hoại tử da, điếc, mù mắt thậm chí tính mạng của nạn nhân cũng bị đe dọa.
Axit là chất oxy hóa cực kỳ nguy hiểm. Khi bị tiếp xúc với chất axit, chất hóa học này lập tức tác động lên cơ thể con người và gây ra những biến chứng lâu dài cả về thể xác và tinh thần.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Huệ - nguyên Viện phó Viện Bỏng quốc gia, do axit có thể phản ứng với các protein trên cơ thể bao gồm: da, móng tay, chân, tóc... nên khi tiếp xúc, axit nhanh chóng làm vón đông các protein trên da và hút nước của tế bào, gây ra những tổn thương nặng nề.
Bên cạnh đó, do đặc tính hút nước cực mạnh, nên không chỉ bề mặt da, mà ngay cả những bộ phận chứa sụn như tai, mũi khi tiếp xúc với axit cũng sẽ bị axit hút cạn kiệt nước, phá hủy sụn từ ngoài vào trong.
Đây chính là nguyên nhân khiến khuôn mặt của nhiều nạn nhân bị tạt axit bị biến dạng nghiêm trọng, thậm chí bị điếc, mù, mất hẳn tai, mũi, mắt, môi... Việc ăn uống, sinh hoạt của họ cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Một cô gái mới đây bị chồng chưa cưới tạt axit. (Ảnh: Xuân Tiến)
Không thể phục hồi hoàn toàn
Bác sĩ Huệ cho biết, thông thường, những tổn thương do axit gây ra phụ thuộc vào thời gian và loại axit tiếp xúc lên bề mặt da. Vết bỏng càng sâu, càng để lâu sẽ càng dễ bị hoại tử, biến chứng gây ra càng lớn và khả năng phục hồi được như ban đầu gần như không thể.
"Những vết thương có thể kể đến như bỏng rát toàn bộ vùng da bị tổn thương, thậm chí nếu bị axit đậm đặc tạt lên người, đầu, axit hoàn toàn có khả năng phá hủy, ăn mòn tóc, da đầu và cả hộp sọ. Da vùng bị tổn thương lúc này cũng khó có thể tái tạo lại được", bác sĩ Huệ nói.
Cũng theo ông Huệ, nạn nhân dù không tiếp xúc trực tiếp với axit mà chỉ cần ngửi phải những loại axit đậm đặc cũng sẽ có nguy cơ bị phù nề, khó thở, thậm chí lâu dài tính mạng cũng bị đe dọa. Bởi vậy, cần tránh xa loại hóa chất nguy hiểm này.
Sơ cứu đúng cách nạn nhân bị tạt axit
Theo các chuyên gia, bỏng axit đặc biệt nguy hiểm, có tính sát thương cao, nếu không được cấp cứu, sơ cứu kịp thời, đúng cách có thể gây chết người. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất là cần hiểu đúng về phương pháp sơ cứu người bị bỏng axit như thế nào để hạn chế tối đa sát thương do hóa chất gây ra.
Sơ cứu người bị bỏng axit rất quan trọng. (Ảnh: Zing)
Cụ thể, khi gặp người bị bỏng axit, trong khoảng thời gian trước khi nạn nhân tới bệnh viện, bạn cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới vòi nước đang chảy để xả, rửa trôi lượng axit đang tồn đọng trên vết thương. Thời gian xả khoảng từ 5 đến 15 phút tùy vào tình huống.
Tuy nhiên, nếu axit là dạng bột, bạn cần loại bỏ hoàn toàn axit ra trước khi xả nước vào vết thương cho nạn nhân. Hành động này giúp hạn chế tối đa việc axit hút nước của cơ thể, qua đó giảm bớt được phần nào sát thương gây ra.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Huệ, để tránh sai lầm khi sơ cứu người bị bỏng axit, khi sơ cứu, tuyệt đối không được chà sát mạnh, kỳ cọ trên da người bị nạn.
Đối với trường hợp bị axit bắn vào mắt, việc đầu tiên cần làm là trấn tĩnh người bị nạn, tránh để họ dụi mắt, vì việc này có thể gây tổn thương thêm nặng. Việc cần làm lúc này là lấy nước đun sôi để nguội rửa sạch mắt khỏi bị tổn thương bởi axit rồi nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi bị bỏng axit, để tránh những biến chứng nguy hiểm, bạn cần tuyệt đối không được chữa mẹo mà bôi mỡ, kem đánh răng hay các dung dịch khác lên da. Bởi việc làm này sẽ khiến vết thương càng trở nên trầm trọng, thậm chí nhiễm trùng nặng rất nguy hiểm.
Theo VTC
Người chồng nghiện rượu đánh vợ mù mắt Bị chồng ném thanh gỗ vào mặt, bà Dương Thị Trang 50 tuổi (Hà Nam) vỡ thủy tinh thể, rách giác mạc, đứt tuyến lệ, mất thị lực hoàn toàn. Ảnh minh họa Chia sẻ tại tọa đàm về dự thảo luật Phòng chống tác hại rượu bia chiều 20/5, bà Trang cho biết kết hôn năm 23 tuổi, vợ chồng sinh 4...