Bị điều tra vì thi đại học 3 lần, từ chối nhập học trường danh tiếng
Tham gia kỳ thi đại học 3 lần và nhận được số tiền thưởng lớn nhờ đạt điểm cao, nam sinh họ Quan (Trung Quốc) bị các nhà chức trách về giáo dục điều tra.
Nam sinh họ Quan đã 2 lần đỗ vào Đại học Bắc Kinh danh tiếng và được cho là nhận tổng cộng 2 triệu nhân dân tệ (300.000 USD) tiền thưởng, theo South China Morning Post.
Theo đó, Quan đã tham gia kỳ thi gaokao năm 2020, 2021 và 2022. Năm 2021, Quan là học sinh của trường dân lập Ma Chương, Trạm Giang. Ở kỳ thi năm nay, Quan tham dự với tư cách là học sinh trường dân lập Hóa Châu và đạt 694 điểm.
Đầu tháng này, trường Hóa Châu đã chia sẻ một tấm áp phích ghi nội dung chúc mừng thành tích của Quan, khi đã đạt số điểm cao nhất trong tổng số 70.000 thí sinh trong khu vực.
Sau khi câu chuyện về Quan được lan truyền và gây ra cuộc tranh luận, cơ quan quản lý giáo dục ở tỉnh Quảng Đông, nơi có các trường nam sinh theo học, đã mở cuộc điều tra.
Không rõ liệu năm nay Quan có tiếp tục được Đại học Bắc Kinh nhận hay không. Tuy nhiên với số điểm cao đạt được, nam sinh có thể dễ dàng trúng tuyển vào bất kỳ trường danh tiếng nào cậu chọn.
Quan 2 lần đỗ Đại học Bắc Kinh nhưng không nhập học. Ảnh: Weibo.
Tại Trung Quốc, các trường trung học thường tặng tiền thưởng cho những học sinh tham gia kỳ thi đại học (gaokao) nếu các em được nhận vào các trường đại học như Bắc Kinh hay Thanh Hoa, 2 ngôi trường hàng đầu nước này.
Video đang HOT
Theo các quảng cáo tuyển sinh, cả hai trường Quan học đều thưởng các học sinh đỗ Đại học Bắc Kinh hoặc Đại học Thanh Hoa 1 triệu nhân dân tệ (150.000 USD).
Chưa có chính sách nào quy định số lần một người có thể dự thi gaokao. Truyền thông Trung Quốc cũng thường đưa tin về những người thi gaokao nhiều lần do không đạt được điểm cao như ý, đủ đỗ các trường yêu thích.
Một quan chức tại bộ phận tuyển sinh của Đại học Bắc Kinh cho biết việc chấp thuận hay từ chối lời mời nhập học là lựa chọn của Quan.
Gaokao là kỳ thi đại học khắc nghiệt bậc nhất thế giới. Ảnh: AFP.
Tianmu News cho biết cơ quan giáo dục thành phố Hóa Châu đang điều tra trường hợp của Quan và sẽ công bố kết quả điều tra sau. Truyền thông địa phương đưa tin Quan nói với các bạn cùng lớp tại trường dân lập Trạm Giang rằng cậu từ chối nhập học ở đợt thi năm 2020 vì chuyên ngành được phân không phải là ngành cậu muốn học.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng nhiều trường dân lập ở Trung Quốc đưa ra các ưu đãi tài chính để chiêu mộ học sinh có thành tích xuất sắc, thi lại gaokao, đạt điểm cao để đánh bóng danh tiếng cho trường, giúp thu hút thêm nhiều học sinh.
Xiong Bingqi, giám đốc Viện nghiên cứu Giáo dục Thế kỷ 21, cho biết trong khi hầu hết học sinh tham gia kỳ thi gaokao với hy vọng được nhận vào một trường đại học tốt, một số người lại được xem như “thí sinh chuyên nghiệp”, thi đại học nhiều lần để lấy tiền thưởng.
“Những học sinh này coi việc thi lại gaokao như một cách để kiếm tiền. Đối với cả học sinh và các tổ chức, điều đó thật thiển cận và hám lợi”, giám đốc Xiong nói.
“Học sinh này đã giành được một suất vào Đại học Bắc Kinh nhưng không nhập học. Những gì em ấy làm là không công bằng với các học sinh khác”, một người viết trên Weibo.
Một người khác viết: “Cậu ấy kiếm tiền bằng khả năng học tập của mình. Tôi chỉ muốn nói rằng ngay cả những sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Bắc Kinh cũng không thể kiếm được nhiều tiền như vậy trong 2 năm”.
Nam sinh 'đội sổ' bị mẹ ruột lừa vào đại học danh giá bậc nhất, mãi đến khi tốt nghiệp mới biết sự thật
Các bậc cha mẹ bình thường cũng có thể tham khảo những chiêu trò nho nhỏ mà bà mẹ này sử dụng.
Có thể nói, mỗi học sinh xuất sắc đều phải có những lý do riêng đằng sau thành công của mình. Bạn có thể đạt điểm cao nhưng nếu không ngừng nỗ lực cố gắng đương nhiên sẽ không đạt được thứ hạng ổn định, có thể tụt dốc không phanh bất cứ lúc nào.
Ở Trung Quốc, mỗi khi nhắc tới Đại học Bắc Kinh, tất nhiên ai cũng sẽ nghĩ ngay đến những sinh viên cực kỳ ưu tú. Đại học Bắc Kinh luôn nằm trong top các trường đại học hàng đầu Trung Quốc và Châu Á. Tại trường hiện có gần 700 giảng viên, hơn 300 giáo sư và phó giáo sư. Số lượng đội ngũ hùng hậu và chất lượng như vậy, chắc chắn đây là môi trường tốt nhất để học tập. Và để bước chân vào ngôi trường này đương nhiên phải cày cật lực, chịu khó hơn người.
Tuy nhiên, một học giả có tên Xueba đã được nhận vào Đại học Bắc Kinh tiết lộ rằng anh ta có được thành quả này là do... bị lừa bởi mẹ của mình.
Xueba cho rằng, từ nhỏ đến khi trưởng thành bản thân mình không nhiệt tình và ham thích học tập như các "bạo chúa học thuật" khác. Nhưng bù lại, anh có một người mẹ rất thông minh đã "lừa" con vào Đại học Bắc Kinh bằng một thủ thuật giáo dục đặc biệt. Vậy chính xác thì mẹ của vị học bá này đã làm gì?
Từ khi Xueba học tiểu học, dù rất chểnh mảng, thành tích bết bát nhưng mẹ cậu không bao giờ thúc giục con học hành chăm chỉ. Nhưng có một hôm, mẹ về nhà buồn bã nói với con rằng vì bản thân có trình độ học vấn quá thấp nên đã bị sa thải khỏi nhà máy và không thể tìm thấy bất kỳ công việc nào. Vì vậy, bà hy vọng Xueba có thể kể cho mình biết những gì con đã học được mỗi đêm sau khi đi học về.
Người mẹ cũng rất nghiêm túc nói với con trai rằng nếu anh không kiếm được tiền chỉ vì không học hành đàng hoàng thì sau này mẹ cũng không thể nuôi con nổi. Những câu nói này đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng cậu bé Xueba, đồng thời cũng tạo cho cậu bé động lực mạnh mẽ trong học tập.
Kể từ đó, mỗi ngày sau khi tan học, cậu học trò đều đặt chiếc cặp nhỏ khi trở về nhà lên bàn học và kể lại cho mẹ nghe những gì cậu học được hôm nay. Người mẹ cũng lắng nghe rất hợp tác và nghiêm túc. Xueba còn lấy sổ tay ra và ghi chép từng nét một.
Cứ thế, ngày này qua năm khác, thành tích học tập của cậu học sinh "đội sổ" này ngày một tốt hơn, chưa bao giờ cậu dám lơ là trong buổi học nào. Xueba kể rằng mình sợ rằng sẽ trở thành một kẻ thất học không tự nuôi nổi mình, như lời mẹ nói. Với kiểu "lừa dối" này, Xueba tiến thẳng vào Đại học Bắc Kinh. Chỉ sau khi tốt nghiệp đại học, cậu mới nhận ra rằng tất cả những gì mẹ làm hồi đó đều là một vố lừa.
Phương pháp Feynman và sự thông minh của người mẹ
Hóa ra mẹ của Xueba đã sử dụng một phương pháp học rất nổi tiếng trong giáo dục, gọi là Feynman. Phương pháp này yêu cầu học sinh dành một ít thời gian mỗi ngày để kể lại những gì đã học cho người khác. Người mẹ giả vờ rằng mình không biết chữ và yêu cầu con kể lại những gì đã học. Thực chất là để đứa trẻ trở thành một "thầy giáo nhỏ", xử lý lại kiến thức vừa học và chuyển nó thành kiến thức mà mình có được. Có thể thấy, mẹ của Xueba vừa thông minh vừa vô cùng kiên nhẫn.
Đại học Bắc Kinh luôn nằm trong top các trường Đại Học hàng đầu Trung Quốc và Châu Á.
Có lẽ các bậc cha mẹ bình thường cũng có thể tham khảo những chiêu trò nho nhỏ mà bà mẹ này sử dụng. Ngay cả khi dành nửa giờ mỗi ngày để học sinh nói những kiến thức đã học ngày hôm đó bằng ngôn ngữ của mình cũng rất hiệu quả.
Trong quá trình này, những gì học sinh học được từ giáo viên của họ thực sự có thể được chuyển hóa vào tâm trí của chính trẻ. Các kiến thức có thể vận dụng linh hoạt trong kỳ thi mà không bị gò bó. Phương pháp khoa học này chắc chắn có thể giúp ích cho nhiều học sinh.
Trung Quốc dẫn đầu trong xếp hạng đại học ở nền kinh tế mới nổi 2022 8 trường đại học của Trung Quốc lọt top 10 trong xếp hạng Emerging Economies University Rankings 2022, hai đại diện còn lại đến từ Nga. 1. Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc): Tăng một bậc so với xếp hạng năm 2021, Đại học Bắc Kinh vượt qua Đại học Thanh Hoa và giữ vị trí số 1 trong xếp hạng năm 2022....











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Drama tình ái ViruSs: Bộ Văn hóa vào cuộc tìm hiểu, nam nữ chính thái độ lạ
Netizen
10:12:32 01/04/2025
Cặp đôi bị "Dispatch Việt Nam" Trường Giang làm lộ bí mật đám cưới, đàng gái gấp rút viết thư tay thừa nhận 1 điều
Sao việt
10:11:31 01/04/2025
Từng bị đuổi khỏi nhà, Lee Jung Jae giờ là ngôi sao đắt giá nhất Hàn Quốc
Sao châu á
10:07:02 01/04/2025
Thủ tướng Israel lấy lời khai trong vụ bê bối 'Qatargate'
Thế giới
09:57:16 01/04/2025
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Địa đạo là tình yêu với mảnh đất Củ Chi và đất nước
Hậu trường phim
09:44:16 01/04/2025
"Cha tôi, người ở lại" tập 20: Nguyên bối rối khi An vẫn nhớ thói quen của mình
Phim việt
09:40:30 01/04/2025
Vụ án ở Trạm CSGT Suối Tre hé lộ nhiều bí mật
Pháp luật
09:29:24 01/04/2025
Rủ nhau check in hoa gạo Hà Giang: "Những đốm lửa đỏ rực gọi hè bắt đầu vươn mình trên cao nguyên đá"
Du lịch
09:21:07 01/04/2025
BIGBANG chiếm spotlight tại concert G-Dragon, loạt chi tiết "dọn đường" cho 1 thành viên trở lại đội hình
Nhạc quốc tế
09:16:55 01/04/2025
5.000 khán giả Nhật Bản phấn khích vì các 'Anh trai vượt ngàn chông gai'
Nhạc việt
08:24:09 01/04/2025