Bị đau đầu uống trà gừng được không?
Người bị đau đầu nên đi thăm khám để được tư vấn về việc nên uống trà gừng hay không.
Gừng là thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là chất chống oxy hóa giúp làm giảm nguy cơ khởi phát các bệnh như tiểu đường, ung thư, bệnh về tim mạch…
Gừng thuộc họ Zingiberaceae, có xu hướng phát triển ở vùng khí hậu ấm. Gừng là loại củ có vị cay nồng, thường được sử dụng trong y học và ẩm thực hàng ngày.
Ngoài việc dùng gừng như một loại gia vị thì gừng có thể được chế biến thành một loại trà tốt cho sức khỏe.
Bị đau đầu có thể uống trà gừng để giảm cơn đau. (Ảnh minh họa)
Trà gừng cung cấp nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe, bao gồm kali, canxi, photpho, magie, vitamin C, vitamin B9 (folate), choline, selen…
Mặc dù được gọi là trà nhưng thực chất trà gừng không chứa lá trà và do đó không có caffein. Trước khi sử dụng, chúng ta phải ngâm gừng tươi hoặc phơi khô hay pha bột gừng trong nước nóng. Đây là loại thức uống thơm ngon, bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Người bị đau đầu được uống trà gừng bởi trà gừng có thể hỗ trợ cải thiện và giảm chứng đau đầu.
Tuy nhiên, người bị đau đầu nên đi thăm khám để được bác sĩ kiểm tra tình trạng cụ thể, điều trị theo từng trường hợp và có thể tư vấn về việc nên uống trà gừng hay không, uống như thế nào, tránh dung nạp dư thừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Uống trà gừng có thể hỗ trợ làm dịu cơn đau đầu khởi phát do các yếu tố như căng thẳng thần kinh. Tuy nhiên, nếu cơn đau đầu bắt nguồn từ các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể, người bệnh cần đi thăm khám bác sĩ sớm để tránh biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thời điểm sử dụng thích hợp để người bị đau đầu uống trà gừng là vào buổi sáng, sẽ góp phần cải thiện tâm trạng, đồng thời tăng cường năng lượng giúp cơ thể hoạt động hiệu quả cả ngày dài.
Uống trà gừng ấm vào buổi tối trước khi ngủ sẽ góp phần làm giảm các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, buồn nôn… hỗ trợ cải thiện chứng đau đầu và giúp ngủ ngon hơn.
Đối tượng cần đặc biệt thận trọng và nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc đau đầu uống trà gừng được không, bao gồm:
Thai phụ hoặc phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú, người mắc bệnh về dạ dày – tá tràng, người mắc bệnh sỏi mật, người gặp phải tình trạng rối loạn chả.y má.u, người mắc bệnh về gan, người có cơ địa bị kích ứng với gừng…
Video đang HOT
Lưu ý khi bổ sung vitamin và khoáng chất cho người bị đau đầu
Đau đầu là tình trạng dễ gặp ở hầu hết mọi người, mọi lứa tuổ.i. Để xử trí cơn đau đầu có nhiều phương pháp.
Trong đó, việc bổ sung một số vitamin và khoáng chất cũng có thể giúp giảm cơn đau đầu hiệu quả.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, dùng một số chất bổ sung vitamin và khoáng chất có hiệu quả cao trong việc giảm đau đầu. Bao gồm:
1. Vitamin và khoáng chất giúp giảm đau đầu
1.1. Vitamin B2
Vitamin B2 (riboflavin) tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất. Vitamin B2 có thể giúp giảm căng thẳng oxy hóa liên quan đến sự phát triển của chứng đau nửa đầu. Căng thẳng oxy hóa là tình trạng mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa trong cơ thể, dẫn đến phản ứng viêm.
Việc sử dụng vitamin B2 có thể làm giảm cơn đau nửa đầu và giảm số lần đau đầu gặp phải trong một tháng.
Có thể tìm thấy vitamin B2 trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm các sản phẩm từ sữa, hạnh nhân và ngũ cốc tăng cường.
Đau đầu là tình trạng dễ gặp ở hầu hết mọi người, mọi lứa tuổ.i.
1.2.Magie
Magiê giúp ngăn ngừa việc kích hoạt quá mức các thụ thể tế bào não và giảm tín hiệu gây viêm liên quan đến sự phát triển của chứng đau nửa đầu.
Một nghiên cứu trên hơn 10.000 người trưởng thành cho thấy, những phụ nữ có chế độ ăn uống chứa nhiều magie nhất có nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu thấp hơn so với những người có lượng magie ăn vào thấp nhất.
Magiê có nhiều trong thực phẩm như: Hải sản, thịt, các loại rau xanh lá đậm, đậu, vừng, lạc, các loại hạt...
1.3. Vitamin D
Vitamin D có thể đóng một vai trò trong việc chống lại chứng viêm trong não. Ngoài ra, vitamin D giúp cải thiện sự hấp thụ magiê và giảm sản xuất các chất tăng lên trong các cơn đau nửa đầu.
Uống bổ sung vitamin D còn ngăn ngừa và điều trị các cơn đau nửa đầu, đặc biệt ở những người bị thiếu vitamin D.
Có thể nhận vitamin D từ việc hấp thụ ánh nắng mặt trời và từ thực phẩm. Thực phẩm chứa nhiều vitamin D bao gồm: Cá hồi, các trích, các mòi, lòng đỏ trứng, nấm, sữa, gan bò, sữa chua...
1.4. Coenzym Q10
Coenzym Q10 (CoQ10) là một chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ chống lại stress oxy hóa liên quan đến chứng đau nửa đầu.
Coenzym Q10 cũng giúp giảm mức độ enzyme tăng lên trong các cơn đau nửa đầu và dẫn đến viêm dây thần kinh.
Coenzym Q10 thường có ở các loại cá như: Cá hồi, cá mòi, các trích, mỡ động vật...
1.5. Melatonin
Melatonin là một loại hormone được tuyến tùng trong não tiết ra vào ban đêm. Thực phẩm bổ sung này được sử dụng để thúc đẩy giấc ngủ tốt hơn. Melatonin cũng có tác dụng giảm viêm và tăng cường chức năng của các chất hóa học trong não ngăn chặn tín hiệu đau.
Melatonin thường được coi là an toàn, nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để đán.h giá tác dụng phụ và hiệu quả có thể xảy ra, cũng như xác định liều lượng tốt nhất để giảm chứng đau nửa đầu. Nên trao đổi với bác sĩ trước khi muốn dùng melatonin để giảm đau đầu.
Có thể nhận được melatonin từ một số thực phẩm như: Anh đào, quả óc chó, chuối, cà chua, yến mạch...
1.6. Omega - 3
Axit béo omega - 3, bao gồm axit alpha-linolenic (ALA), axit docosahexaenoic (DHA) và axit eicosapentaenoic (EPA), rất cần thiết cho cơ thể và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Omega - 3 có thể làm giảm nồng độ cytokine, là những protein có vai trò gây viêm và đau. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn có chứa những chất béo này giúp giảm chứng đau nửa đầu. Những chất béo này cũng tạo ra các hợp chất làm giảm đau và có tác dụng bảo vệ chống lại stress oxy hóa.
Có thể bổ sung omega - 3 từ cá béo, dầu cá, hạt lanh, hạt chia, dầu hạt lanh, quả óc chó...
Việc bổ sung một số vitamin và khoáng chất có thể giúp giảm cơn đau đầu hiệu quả.
2. Dùng sao cho an toàn?
Trong trường hợp đặc biệt hoặc chế độ ăn không đủ để bổ sung vitamin và khoáng chất, có thể cân nhắc sử dụng chất bổ sung để giảm đau đầu.
Tuy nhiên, để dùng các chấy bổ sung an toàn và hiệu quả, cần lưu ý:
- Không tự ý dùng chất bổ sung khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
- Cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào để trị đau đầu.
- Các chất bổ sung có thể gây tác dụng phụ nếu dùng quá nhiều, đồng thời tương tác với các loại thuố.c khác. Do đó cần tuân thủ hướng dẫn, chỉ định về liều lượng, thời gian dùng các chất bổ sung để sử dụng cho an toàn...
- Một số chất bổ sung không phù hợp với phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người đang dùng thuố.c điều trị bệnh.
- Trong thời gian dùng các chất bổ sung, nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Ngoài ra, có thể thực hiện một số mẹo sau để ngăn ngừa các cơn đau đầu:
- Cắt giảm rượu và caffeine, không bỏ bữa.
- Uống đủ nước: Nên uống 2 - 2,5 lít nước/ngày.
- Giảm căng thẳng, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mạnh.
- Theo dõi lượng thức ăn và đồ uống để tránh các tác nhân gây ra đau đầu.
Một sai lầm khi hạ sốt khiến b.é tra.i nhập viện đã viêm màng não Bệnh nhi 9 tuổ.i được chẩn đoán viêm màng não sau 2 ngày sốt cao, sưng góc hàm nhưng chỉ được điều trị tại nhà bằng cao dán. Em T.Q.T. (9 tuổ.i, Uông Bí, Quảng Ninh) có triệu chứng sốt cao 39,5 độ C, đau đầu, đau sưng 2 góc hàm. Gia đình không đưa trẻ đến cơ sở y tế khám mà...