Bị chém ngay trước mặt cảnh sát khu vực
Ngày 16-6, cơ quan CSĐT Công an quận Bình Thạnh (TP.HCM) cho biết đang điều tra, xử lý nhóm người đã chém anh N.V.Phi (ngụ phường 26, Bình Thạnh) trọng thương trước mặt cảnh sát khu vực (CSKV) và bảo vệ dân phố.
ảnh minh họa
Theo anh Phi, sáng 26-4, vợ và con trai (12 tuổi) của anh đi ăn sáng thì bị Nguyễn Hùng Minh (25 tuổi) đánh nên cự cãi. Vợ anh điện thoại cho anh và công an phường đến giải quyết. Khi đến nơi, anh thấy ông L.N. Tiền, CSKV và bảo vệ dân phố nên anh đến hỏi ông Tiền về sự việc. Ông Tiền giải thích rằng con trai của anh Phi đánh ông Minh nên bị ông Minh đánh lại. Cho rằng CSKV nói điều không có vì con của anh mới 12 tuổi, không thể và không dám đánh ông Minh nên anh Phi quay qua cự cãi với ông Tiền. Bất ngờ ông Tiền cởi cúc áo, lớn tiếng với anh. Thấy vậy, nhóm người của ông Minh lao tới đánh, chém và anh đưa tay ra đỡ.
Anh Phi được đưa đi cấp cứu, bệnh viện ghi nhận anh bị đứt gân các ngón hai, ba, bốn, năm, thần kinh trụ, thần kinh giữa tay trái và bị thương ở tay phải.
Anh Phi cho rằng nếu vị CSKV không cởi cúc áo, thách thức thì nhóm người của ông Minh đã không dám chém anh.
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo Công an phường 26 xác nhận sự việc trên. Theo vị này, lúc ông Tiên đến hiện trường để giải quyết vụ việc thì ông Phi cự cãi nên vị CSKV thiếu kiềm chế khiến anh Phi bức xúc chứ không có chuyện bao che nhóm người của ông Minh. Hơn nữa, lúc đó phía ông Minh đông người, hành động bất ngờ nên CSKV và bảo vệ không ngăn kịp.
Hiện Công an quận Bình Thạnh đã cho anh Phi đi giám định thương tích để có cơ sở xử lý vu viêc.
Theo ÁI NHÂN
Pháp luật TP Hồ Chí Minh
Đầu mùa mưa đã "nóng" chuyện sạt lở bờ sông
Mặc dù mới bước vào mùa mưa, nhưng mấy ngày qua, tình trạng sạt lở bờ sông đã xảy ra liên tiếp ở nhiều nơi, uy hiếp trực tiếp đến tính mạng và tài sản của hàng ngàn hộ dân do chưa được chính quyền địa phương chuyển đến nơi ở an toàn.
Như Dân trí đã thông tin, vào sáng sớm ngày 7/6 tại ấp Thạnh Lợi A1, xã Tân Long (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) đã xảy ra một vụ sạt lở nghiêm trọng làm 7 nhà dân đổ ụp xuống sông Nàng Mau và 10 căn liên kề khác cũng bị sụt lún, nứt tường nghiêm trọng. Tuy vụ sạt lở không gây thiệt hại về người nhưng sự bất ngờ và "hung dữ" của vụ sạt lở đã làm người dân bàng hoàng, hoảng hốt mấy ngày qua.
Như hộ anh Trần Anh Dũng ấp Thạnh Lợi A1 cho biết: "Vụ sạt lở đã xảy ra 2 ngày rồi nhưng đến giờ, gia đình tôi vẫn chưa hết bàng hoàng. Ban đêm, không thể chợp mắt ngủ vì cứ nhớ cảnh tượng hãi hùng khi tận mắt chứng kiến nửa căn nhà sau phút chốc đổ ụp xuống sông! Bây giờ vợ chồng tôi rất lo, muốn chuyển đến nơi ở an toàn nhưng chưa biết chuyển đi đâu, vì nền đất khu vực này rất yếu, rất có thể sẽ bị sạt lở tiếp".
Cũng như tâm trạng mất ăn mất ngủ của anh Dũng, nhiều bà con khác ở ấp Thạnh Lợi A1 đang vất vả chống lại "giặc sạt lở" bằng cách gia cố lại nền đất bằng cừ tràm, bao cát... Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, đoạn sông này nước chảy xiết, nền đất yếu nên việc gia cố của người dân nơi đây không khả thi, nhất là khi mùa mưa bão sắp tới.
Anh Dũng cũng như nhiều hộ dân khác ở ấp Thạnh Lợi A1, (xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) vẫn còn bàng hoàng mặc dù vụ sạt lở đã xảy ra cách đây 2 - 3 ngày. (Ảnh Huỳnh Hải)
Liên quan đến tình trạng sạt lở, mới đây (8/6) trên sông tiền thuộc địa bàn phường 11 (TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) tình trạng sạt lở bờ sông vẫn tiếp tục xảy ra. Cu thể, đoạn sạt lở kéo dài trên 100 m, ăn sâu đất liền hơn 25m. Điều đáng lo nhất là gần khu vực này chỉ cách kho chứa xăng dầu 5 triệu lít của công ty TNHH MTV Thương mại dầu khí Đồng Tháp khoảng 20m.
Trước thực trạng trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành ngay việc xác định vành đai sạt lở, cắm mốc và biển báo khu vực đang có sự cố sạt lở bờ sông Tiền; thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình trạng khẩn cấp này. Sở phối hợp với các đơn vị, cơ sở sản sản xuất kinh doanh, nhân dân nằm dọc theo đoạn bờ sông đã và đang cảnh báo sạt lở di dời nhà cửa, hàng hóa, trang thiết bị đến nơi an toàn; không được neo đậu các phương tiện giao thông thủy trên khu vực sông có sạt lở xảy ra.
Được biết, trước đó liên quan đến tình trạng sạt lở bờ sông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương đã ký quyết định công bố thực trạng khẩn cấp thực trạng sạt lở bờ sông Tiền (thuộc phường 11, TP Cao Lãnh) đe dọa cuộc sống của hàng trăm hộ dân. Ngoài ra, toàn tỉnh hiện có 34 xã, phường, thị trấn của 8 huyện, thị, thành đã và đang bị sạt lở, với tổng chiều dài 38,74km; nhiều nơi ăn sâu vào đất liền 10m - 40m, đe dọa cuộc sống của 4.000 hộ dân (hơn 1.300 hộ trong vùng nguy hiểm). Chủ yếu là các địa bàn như: huyện Hồng Ngự, thị xã Hồng Ngự, TP Cao Lãnh, huyện Lai Vung, TP Sa Đéc và huyện Châu Thành...
Riêng tại An Giang, theo thống kê của ngành chức năng tỉnh có khoảng 6.000 hộ dân đang sống trong vùng sạt lở nguy hiểm, không nằm trong diện bố trí vào các cụm tuyến dân cư vượt lũ giai đoạn 2, hiện chưa được di dời vào nơi an toàn, khi mùa mưa lũ đang đến gần... Còn tại Hậu Giang xuất hiện 110 điểm sạt lở nguy hiểm với tổng chiều dài hơn 6,6km.
Trước thực trạng này, lãnh đạo các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang... đã "cầu cứu" Trung ương hỗ trợ kinh phí để xây dựng thêm các cụm, tuyến dân cư để bố trí cho hàng ngàn hộ dân trong vùng sạt lở nguy hiểm đến nơi ở an toàn. Cụ thể, như tỉnh Hậu Giang kiến nghị Bộ NN-PTNT xem xét hỗ trợ 800 tỷ đồng từ quỹ kinh phí dự phòng thiên tai để đầu tư xây dựng các công trình chống sạt lở. Riêng hai tỉnh đầu nguồn An Giang và Đồng Tháp cần khoảng 1.000 tỷ đồng để bổ sung 6 cụm, tuyến dân cư giai đoạn 2 và xây dựng mới 3 cụm, tuyến tại các địa phương để sớm thực hiện, di dời dân vào nơi ở an toàn.
Nguyễn Hành
Theo dantri
Đời thê thảm vì ham hố lấy chồng Tây Tôi tự nhận mình là ếch ngồi đáy giếng đây. Tôi chỉ sống và ôm trọn cái giếng của mình mà chẳng biết gì về thế giới bên ngoài hết. Nhưng cũng chính vì thế mà tôi là người hiểu rõ nhất cái giếng đời của mình. Tôi có một ông chồng ngoại quốc. Oai quá phải không? Nhưng đây chả phải là...