Bị cảm cúm khi đang mang bầu, thai phụ nguy kịch
Đang mang thai ở tuần 30, người mẹ có biểu hiện cảm cúm rồi nhanh chóng rơi vào suy hô hấp cấp, nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Các bác sĩ đang nỗ lực cứu chữa với hi vọng sẽ giúp mẹ con bệnh nhân qua cơn hiểm nghèo.
Đó là trường hợp của thai phụ Trần Thị N. (26 tuổi, quê Long An) đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ngày 8/6, chị N. được bệnh viện địa phương chuyển đến trong tình trạng viêm phổi nặng, nguy kịch tính mạng. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS).
Từ tình trạng cảm cúm thông thường nhưng bệnh diễn tiến nặng khiếm mẹ con thai phụ lâm nguy
Theo thông tin từ chồng bệnh nhân được biết, khoảng 3 ngày trước khi vào viện, chị N. có biểu hiện mệt, khó thở ho khan, sốt. Sau nỗ lực cố gắng “cầm cự” 2 ngày nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm, chị được chồng đưa đến phòng khám tư nhân tại địa phương, sau khi kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán thai phụ bị cảm cúm, viêm hô hấp, cho toa thuốc. Sau khi uống được 2 liều thuốc (sáng – chiều) đến buổi tối bệnh nhân rơi vào tình trạng nặng phải nhập viện cấp cứu. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị suy hô hấp nặng nên chuyển thẳng lên Bệnh viện Chợ Rẫy.
BS Nguyễn Lý Minh Duy cho hay: Bệnh nhân đang mang thai 30 tuần, nhập viện trong tình trạng nguy cấp, thăm khám ban đầu ghi nhận bệnh cảnh suy hô hấp nặng, ô xy máu giảm thấp. Tại khoa Phổi, các bác sĩ đã đặt nội khí quản cho người bệnh thở máy hỗ trợ hô hấp nhưng diễn tiến bệnh vẫn không cải thiện. Kết quả kiểm tra cho thấy lượng ô xy máu rất thấp khiến cả thai phụ và thai nhi rơi vào nguy kịch.
Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiến hành hội chẩn liên chuyên khoa và thống nhất hội chẩn với chẩn đoán bệnh nhân bị suy hô hấp viêm phổi nặng, hội chứng nguy ngập hô hấp cấp (ARDS). Hội chứng này thường xuất hiện trên nhóm bệnh nhân suy giảm miễn dịch do bị nhiễm siêu vi diễn tiến cấp tính, sau đó có thể tiếp tục nhiễm thêm vi trùng.
Bác sĩ quyết định chuyển bệnh nhân về khoa Hồi sức Cấp cứu thực hiện kỹ thuật chạy tim phổi nhân tạo ngoại cơ thể (ECMO) kết hợp máy thở hỗ trợ bệnh nhân nâng ô xy máu. Các bác sĩ hi vọng giải pháp hỗ trợ tim phổi nhân tạo, kết hợp dùng kháng sinh, kháng vi rút, điều trị nội khoa tích cực sẽ từng bước nâng đỡ tổng trạng cho thai phụ, dự kiến bệnh nhân phải điều trị tích cực khoảng 2 tuần. Các bác sĩ đang hi vọng giúp thai phụ ổn định các chỉ số sinh hiệu đủ sức duy trì thai kỳ cho đến khi thai nhi “cứng cáp” có thể chào đời khỏe mạnh.
Video đang HOT
Hiện bác sĩ đang sử dụng thiết bị theo dõi tim thai liên tục (nhịp tim duy trì ở mức 120 đến 140 lần/ phút). Tình trạng thai nhi đang phụ thuộc vào mẹ, lượng ô xy máu không đủ cung cấp cho cơ thể của mẹ nên bé cũng đang bị thiếu ô xy. Bệnh viện Chợ Rẫy đã hội chẩn với Bệnh viện Hùng Vương tìm giải pháp hỗ trợ. Hiện thai nhi đã được chích thuốc trưởng thành phổi với hi vọng trong tình huống bất đắc dĩ phải chấm dứt thai kỳ cơ hội sống sót của bé sẽ ở mức cao nhất.
Bác sĩ đang nỗ lực cứu chữa với hi vọng giúp người mẹ bình phục để tiếp tục dưỡng thai
Từ ca bệnh trên, BS Minh Duy cho biết: “Chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp bệnh tưởng nhẹ nhưng lại diễn tiến nặng nguy hiểm đến cả mẹ và bé. Khai thác bệnh sử ghi nhận, người mẹ bị bệnh nhưng không muốn sử dụng thuốc vì sợ những tác dụng không mong muốn của thuốc sẽ ảnh hưởng đến con nên họ cố gắng để lướt qua hoặc tăng cường đề kháng bằng những biện pháp dinh dưỡng. Tuy nhiên, cố gắng của người mẹ đôi khi lại làm trầm trọng thêm những diễn tiến của bệnh.
Tấm lòng người mẹ thương con là vô bờ bến, thường phụ nữ trong giai đoạn thai nghén nếu bị cảm cúm người mẹ cũng rất hạn chế trong việc sử dụng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến em bé. Tuy nhiên, thai phụ phải đối mặt với những nguy cơ rất lớn dễ bị nhiễm vi rút và diễn tiến nặng viêm hô hấp, viêm phổi và các bệnh lý khác. Trong quá trình mang thai nếu có các biểu hiện bất thường về mặt sức khỏe, người mẹ nên đi khám bác sĩ, theo dõi sát các tình huống. Trường hợp bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc hoặc dùng kháng sinh thì thai phụ nên tuân thủ việc điều trị bởi bác sĩ đã cân nhắc và tính toán giải pháp an toàn cho cả mẹ và bé.
Giai đoạn thai kỳ, nguy cơ nhiễm bệnh rất cao, trường hợp đi đến chỗ đông người hoặc đến những khu vực có nhiều nguồn lây nhiễm như bệnh viện, vùng đang có dịch bệnh, thai phụ cần mang khẩu trang, thực hiện các biện pháp khác để chủ động bảo vệ sức khỏe, tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Sống khỏe lúc giao mùa
Thời tiết không ngừng thay đổi, nắng mưa thất thường là lúc chúng ta cần chú ý phòng tránh ảnh hưởng ngoại cảnh đến sức khỏe con người, đặc biệt là lên trẻ em và người lớn tuổi.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, làm sạch môi trường và phòng bệnh đúng cách để sống khỏe trong mùa mưa nắng thất thường. Ảnh: Pixabay.
Khi giao mùa, thời tiết, độ ẩm không khí thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh hoạt động mạnh. Đây là lúc, nhóm bệnh đường hô hấp hoặc ngoài da như dị ứng, viêm da... vốn dễ lây lan có cơ hội bùng phát.
Điều chỉnh, giữ vệ sinh môi trường sống
Bác sĩ Dương Anh Phượng, Khoa Nội tổng quát, bệnh viện quốc tế City, cho biết để chủ động phòng tránh bệnh khi nắng mưa thất thường thì không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp, không nên để quạt thổi thẳng, cố định vào người. Nên để nhiệt độ trong phòng không cách biệt quá 5 độ C với nhiệt độ bên ngoài. Vệ sinh không gian sống thật sạch sẽ. Cung cấp đủ nước cho cơ thể để giúp duy trì thân nhiệt ổn định. Ngoài ra, nên bổ sung vitamin C bằng cách uống hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, hạn chế tiêu thụ chất cồn và thuốc lá.
Theo bác sĩ Phượng, nên vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý hai lần mỗi ngày. Đây là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp. Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hay sau khi tiếp xúc người bệnh cảm cúm hay bệnh đường hô hấp. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc. Đặc biệt thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời tùy theo thể trạng để tăng cường hệ miễn dịch, sự dẻo dai, giúp tinh thần sảng khoái, lạc quan. Điều cuối cùng là nên tiêm vắc xin phòng cúm, là cách để ngừa bệnh cúm hiệu quả.
Chú ý về dinh dưỡng
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng hệ thống miễn dịch và các thành phần thức ăn hằng ngày có mối quan hệ chặt chẽ. Các loại gia vị như hành tây, tỏi, gừng... là một trong những gia vị không những kích thích giúp vị giác cảm giác ngon miệng hơn mà còn chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó không thể thiếu các loại rau củ, ngũ cốc, trái cây và các sản phẩm từ sữa, sữa chua, trà xanh, mật ong các sản phẩm có chứa probiotics (vi khuẩn có lợi cho hệ miễn dịch).
Ngoài ra, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, bổ sung vitamin C có tác dụng chống lại hoạt tính của histamin, một chất gây dị ứng mạnh, giảm được hiện tượng nổi mề đay, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng để cơ thể chống lại vi khuẩn. Ngoài ra, nên bỏ rượu, hạn chế uống cà phê hằng ngày và các chất gây kích thích khác. Các chất này có thể làm giảm sức đề kháng, gây mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe.
3 bệnh hô hấp thường gặp
Cảm cúm: Cảm lạnh thông thường và cúm là hai bệnh khác nhau. Cúm do vi rút gây ra, thường làm bệnh nhân sốt cao hơn, khiến cơ thể đau nhức, mệt mỏi nhiều hơn. Mầm bệnh là các virus cúm lây trực tiếp do tiếp xúc, giao tiếp hàng ngày với những người mắc bệnh. Virus này phát triển rất nhanh trên cơ thể có hệ miễn dịch yếu. Ở các đối tượng như người lớn tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai do sức đề kháng kém nên bệnh dễ trở nặng, diễn tiến nhanh chóng làm suy hô hấp, đe dọa tính mạng.
Bác sĩ Huỳnh Minh Thu ở Bệnh viện Nhi Đồng 2 khuyến cáo phụ huynh khi thấy trẻ có các dấu hiệu sốt, mệt mỏi, ngủ li bì, ho thì nên đưa trẻ đi khám ngay. Thời tiết trở lạnh, khi đưa trẻ đi học vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối nên giữ ấm cho trẻ. Không nên cho trẻ tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp và hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người.
Viêm họng: là bệnh khá phổ biến ở người già và trẻ em. Thời tiết giao mùa khiến bệnh viêm họng xuất hiện nhiều. Triệu chứng rất dễ nhận biết là sốt; đau họng khi ăn, nuốt nước bọt; xuất hiện những cơn ho do bị kích ứng đường hô hấp; hạch cổ sưng; sổ mũi... Theo các bác sĩ nếu trường hợp chỉ đau, ngứa họng gây khó chịu thì có thể điều trị ở nhà bằng cách súc miệng bằng nước muối để giảm đau và chống nhiễm trùng. Ngoài ra nên dùng các gia vị như tỏi, gừng... và tăng cường uống vitamin C để tăng sức đề kháng. Nếu bệnh không thuyên giảm thì nên đến cơ sở y tế để khám bệnh.
Viêm phế quản và viêm phổi: Thời tiết thay đổi trẻ rất dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp do virus, vi khuẩn. Viêm phế quản thường không quá nguy hiểm nhưng nếu không được theo dõi và xử lý kịp thời có thể gây biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong.
Viêm phổi là một trong những bệnh đường hô hấp nguy hiểm khi nhiệt độ giảm sâu về đêm. Nếu viêm phổi gây ra do vi khuẩn thì phải điều trị bằng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Các bác sĩ cũng khuyến cáo khi dùng kháng sinh trẻ phải nạp đủ toàn bộ liều bác sĩ đã kê cho trẻ kể cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm. Không được ngưng thuốc sớm hơn chỉ định của bác sĩ.
Pháp Từ
Theo SGTT
Ăn dưa lê tuyệt đối đừng bỏ hạt bởi những tác dụng thần kỳ này Nhiều người khi ăn dưa lê thường có thói quen bỏ hạt. Tuy nhiên, hạt dưa lê lại chứa nhiều dưỡng chất, vitamin rất tốt cho sức khỏe. Theo thông tin trên trang Boldsky, hạt dưa lê chứa cực nhiều dưỡng chất, vitamin rất tốt cho sức khỏe. Bởi thế khi ăn dưa lê không nên bỏ hạt. Giàu Protein Trong hạt dưa...