Bị bệnh vảy nến có cần ăn kiêng?
Người mắc bệnh vảy nến hay bị tái phát. Người bệnh thắc mắc có cần ăn kiêng không và ăn kiêng chất gì để bệnh ổn định?
Tôi mắc bệnh vảy nến nhiều năm nay, gần đây bệnh hay tái phát hơn. Có người nói tôi không chịu ăn kiêng nên bệnh nặng lên. Xin hỏi tôi có cần ăn kiêng không và ăn kiêng chất gì để bệnh ổn định?
Hoàng Vũ Hoa ( Bắc Ninh)
Nghiên cứu cho thấy, các chất béo bão hòa, thịt đỏ, carbohydrate đơn giản, hoặc rượu làm trầm trọng thêm bệnh vẩy nến. Ngược lại, các acid béo omega-3, vitamin D, vitamin B12, chất xơ, genistein, selenium hoặc chế phẩm sinh học cải thiện bệnh vẩy nến hoặc các bệnh đi kèm.
Điều chỉnh chế độ ăn có thể góp phần quan trọng cho việc kiểm soát bệnh vẩy nến, bên cạnh việc sử dụng các thuốc điều trị đặc hiệu. Chế độ ăn kiêng cá nhân hóa có thể được đề xuất cho từng bệnh nhân dựa trên tình trạng dinh dưỡng và tình trạng bệnh vẩy nến và các bệnh đi kèm.
Tùy theo thời điểm bệnh bùng phát, bác sĩ dinh dưỡng có thể có những tư vấn cụ thể hơn về chế độ ăn uống phù hợp với từng bệnh nhân nếu cần thiết.
Nói chung, bệnh nhân vẩy nến nên thực hiện chế độ ăn với thành phần thích hợp của chất béo và đường, ăn đủ cá / hải sản có vỏ, đậu tương, và chế độ ăn giàu chất xơ, tránh ăn quá nhiều thịt đỏ, đường đơn và rượu.
Các acid béo không bão hòa như DHA hoặc EPA có thể được khuyến nghị. Bệnh nhân béo phì có thể cân nhắc sử dụng chế độ ăn ít calo để giảm cân.
Bệnh nhân vẩy nến có nồng độ vitamin D hoặc selen trong huyết thanh thấp có thể được xem xét để bổ sung vitamin D hoặc selen tương ứng. Tuy nhiên, chỉ thay đổi chế độ ăn đơn thuần không mang lại hiệu quả điều trị rõ rệt mà cần kết hợp với các thuốc điều trị đặc hiệu.
Video đang HOT
Điều chỉnh chế độ ăn có thể góp phần quan trọng cho việc kiểm soát bệnh vẩy nến.
4 KHÔNG cần tránh triệt để khi ăn cua
Với hương vị thơm ngon và bổ dưỡng, cua được xem là loại hải sản được yêu thích trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nếu không chú ý những điều này khi ăn cua, rất có thể sẽ vô tình "rước bệnh" vào người.
Các loại cua là nguồn cung cấp axit béo gốc omega - 3 tuyệt vời, thịt cua chứa ít chất béo bão hòa giúp làm giảm mức cholesterol LDL và chất béo trung tính trong máu. Loại hải sản này cũng chứa một lượng niacin và crom giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành và đột quỵ.
Cua chứa nhiều vitamin B12, một loại vitamin thiết yếu cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu của cơ thể, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu ác tính. Không chỉ thế, thịt cua cũng là nguồn cung cấp selen - một chất có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm khớp và chứa rất nhiều phốt pho - thành phần quan trọng đối với sức khỏe của xương và răng.
Có quá nhiều lợi ích sức khỏe mang lại từ cua, tuy nhiên đây cũng là loại thực phẩm ẩn chứa nhiều nguy cơ nếu chúng ta không biết cách chế biến hoặc lựa chọn thực phẩm. Dưới đây là những lưu ý không thể bỏ qua khi ăn cua:
1. Không phải ai cũng ăn được gạch cua
Gạch cua được xem là phần béo ngậy nhất của cua, có nhiều chất dinh dưỡng và có mùi vị rất thơm ngon. Tuy là phần béo ngậy nhất nhưng gạch cua cũng không chứa quá nhiều chất béo nên người bình thường hoàn toàn có thể ăn mà không cần quá lo lắng. Hơn nữa, hơn một nửa chất béo trong gạch cua là các axit béo không no tương đối lành mạnh có thể giúp bổ sung EPA và DHA tốt cho cơ thể.
Gạch cua dễ tích tụ các kim loại mạnh như cadmium, hoặc các chất ô nhiễm khác có hại cho sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên, cần lưu ý 2 nhóm người thực sự không nên ăn gạch cua. Một là những người bị rối loạn mỡ máu và có cholesterol trong máu cao. Bởi lẽ lượng cholestrol trong gạch cua cực kỳ cao, nên sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Nhóm người thứ 2 không nên ăn gạch cua chính là phụ nữ mang thai. Vì phần này dễ tích tụ các kim loại mạnh như cadmium, hoặc các chất ô nhiễm khác có hại cho sự phát triển của thai nhi. Do đó khuyến cáo thai phụ nên ăn ít hoặc không nên ăn gạch cua.
2. Không nên ăn những bộ phận trên mai cua
Phần mang trên mai cua là cơ quan hô hấp của cua, có chức năng lọc nước bên ngoài nên rất dễ tích tụ kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác. Nửa phía trước của mai cua - hình tam giác trước mắt cua là dạ dày cua, đường màu đen chúng ta hay thấy ở đây là ruột cua, đây chính là bộ phận tiêu hóa của cua. Phần này dễ bị tích tụ chất bẩn nên tránh ăn.
Không nên ăn những bộ phận trên mai cua.
Phần hình lục giác nằm chính giữa trong gạch cua được gọi là nội tạng của cua. Theo quan điểm dân gian thì đây được gọi là phần có tính hàn nhất của cua nên nhất định không được ăn. Nếu không có thể gây lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy...
3. Không nên ăn cua đã chết
Sau khi cua chết, các vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở và ăn mòn các axit amin có trong thịt cua. Lúc này, không chỉ có độ ngậy và mùi vị cua giảm đáng kể mà còn sản sinh ra một số axit amin sinh học có hại cho cơ thể con người, gây ra các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, dị ứng... trường hợp nặng hơn có thể gây sốc hoặc suy nội tạng.
Khi cua chết càng lâu thì lượng chất độc hại tích tụ trong cơ thể càng nhiều.
Làm thế nào để biết cua có còn sống hay không? Bạn có thể cho cua vào một chậu nước, nếu cua vẫn còn sống thì bạn có thể quan sát thấy nước trong chậu sủi bọt. Bạn cũng có thể kiểm tra bằng cách bóp vào lưng cua và lắc nhẹ. Nếu càng cua có phản ứng thì chứng tỏ cua còn sống. Nếu nước không sủi bọt hoặc cua không phản ứng khi bị trêu ghẹo thì rất có thể cua đã chết.
Nếu cua đã chết thì tốt nhất nên bỏ đi, đừng quan điểm rằng "có thể cua vừa chết nên vẫn còn tươi". Bởi chúng ta hoàn toàn không thể đánh giá được cua đã chết trong thời gian bao lâu, khi cua chết càng lâu thì lượng chất độc hại tích tụ trong cơ thể càng nhiều.
4. Không ăn cua chưa nấu chín
Có rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh trong thủy sản có vỏ, dễ gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính, thậm chí có thể gây nhiễm trùng máu. Thịt cua sống có chứa nang trùng Lungfluke - loại ký sinh trùng ký sinh trong phổi, kích thích, phá hủy các tổ chức của phổi, xâm nhập não gây ra chứng co giật, bại liệt. Cho dù cua đã được ngâm nước muối hay ngâm rượu cũng không thể có tác dụng khử trùng. Do đó chúng ta cần sơ chế kỹ và nấu thật chín trước khi ăn để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Cần sơ chế kỹ và nấu thật chín cua trước khi ăn để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Ngoài những lưu ý trên, chúng ta cũng không nên ăn quá nhiều cua một lúc vì thịt cua có tính hàn, có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy khi ăn quá nhiều. Đồng thời cũng chú ý không nên ăn cua khi uống trà, không ăn cua chung với các loại thực phẩm kỵ cua như quả hồng, cam, mật ong,....
5 lời khuyên giúp kiểm soát bệnh vẩy nến ở chân Đôi chân là nền tảng cho một cuộc sống khỏe mạnh và năng động. Bệnh vẩy nến xảy ra ở bàn chân, khiến việc đi lại trở nên khó khăn, ảnh hưởng đến các hoạt động của bản thân. Dưới đây là một số biện pháp có thể thực hiện giúp cải thiện triệu chứng bệnh. Bệnh vẩy nến ảnh hướng thế nào...