Bí ẩn Thế chiến thứ nhất: Một lính Anh từng tha mạng Hitler?
Binh sĩ Anh Quốc Henry Tandey động lòng trắc ẩn và tha mạng cho một binh sĩ người Đức bị thương trên chiến trường. Và người lính Đức đó chính là Adolf Hitler.
Theo BBC tiếng Trung, có một câu chuyện được lưu truyền rộng rãi thời Chiến tranh Thế giới thứ nhất (WWI), đó là một binh sĩ người Anh tên Henry Tandey đã động lòng trắc ẩn và tha mạng cho một binh sĩ người Đức bị thương trên chiến trường. Và người lính Đức đó chính là Adolf Hitler.
Tiến sĩ Jonathan, người viết tiểu sử của Henry, chỉ ra rằng dựa trên các chứng cứ lịch sử cho thấy rõ, hành động xót thương của Henry Tandey đối với Hitler là không thể xảy ra.
BBC cho hay, khởi nguồn của câu chuyện có nhiều khả năng là từ chính bản thân Hitler. Ngay trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra năm 1939, Thủ tướng Anh Chamberlain đã tới Đức và có cuộc hội đàm cùng Hitler, với mục đích mưu cầu “hòa bình cho cả một thời đại”.
Tại biệt thự Berghof của Hitler tại vùng Bavaria, Chamberlain chú ý tới một bức tranh được treo trên tường tại phòng làm việc. Bức tranh mô tả một chiến dịch năm 1914 tại Menin. Nhân vật chính trong tranh là một người lính Anh mà theo Hitler tên là Henry Tandey, đang cõng một lính Đức bị thương mà Hitler tự nhận là mình.
Người lính cõng thương binh trên lưng được cho là Henry Tandey
Hitler kể với Chamberlain rằng, người lính trong bức tranh đó từng chĩa súng vào mình, tuy nhiên cuối cùng đã không bóp cò.
Theo BBC, viện bảo tàng đơn vị quân đội nơi Henry Tandey phục vụ còn lưu giữ thư cảm ơn từ chính trợ lý của Hitler. Trong thư Hitler nói rằng ông ta cảm thấy “hứng thú” đối với tác phẩm phản ảnh cuộc chiến tranh mà chính bản thân mình đã trải qua.
Tuy nhiên, chuyên gia Jonathan đã chỉ ra nhiều điểm nghi vấn xung quanh câu chuyện nói trên. Ông nói, mặc dù thời gian mà Hitler nhắc tới là chính xác, tuy nhiên khả năng trùm phát xít có thể nhận ra Henry Tandey là rất thấp. Nguyên nhân ông Jonathan đưa ra rất đơn giản, bởi vì tại trận chiến năm 1918 đó Henry Tandey đã bị thương tích đầy mình, “toàn thân đều là bùn và máu” và “hoàn toàn khác với hình ảnh trong tranh”.
Jonathan còn phát hiện thấy nhiều điểm nghi vấn hơn trong tư liệu lịch sử về cuộc chiến. Dựa trên ghi chép về chiến dịch năm 1918 thì Adolf Hitler và Henry Tandey không thể xuất hiện tại cùng một chiến trường.
Theo như các câu chuyện được lan truyền thì hai người “giáp mặt” trên chiến trường vào ngày 28 tháng 9 năm 1918. Tuy nhiên, theo như tư liệu ghi chép lại thì đơn vị của Hitler vào thời điểm đó nằm cách xa vị trí của Henry Tandey tới 50 dặm về phía bắc.
Ngoài ra, các ghi chép cũng cho thấy rõ, từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 9 năm 1918, Hitler đang được “nghỉ phép”. Điều này chứng minh vào ngày 28 tháng 9, Hitler có thể vẫn đang nghỉ, hoặc trên đường trở lại đơn vị, và dù có mặt tại đơn vị thì Hitler cũng đóng quân cách Henry 50 dặm.
Ông Jonathan nhận định Hitler không bị nhầm lẫn, mà là có chủ ý xây dựng câu chuyện như vậy. Mục đích của trùm Đức Quốc Xã không chỉ nhằm tăng sự bí ẩn cho bản thân, mà còn là một phần trong kế hoạch “thần thánh hóa” của ông ta.
Thủ tướng Anh Chamberlain hội đàm với Quốc trưởng Adolf Hitler trước khi Thế chiến thứ hai bùng nổ
Những nghi vấn khác
Video đang HOT
Ngay cả bản thân Henry Tandey đối với câu chuyện “duyên kỳ ngộ” cùng Hitler cũng bán tín bán nghi.
Henry thừa nhận vào ngày 28 tháng 9 năm 1918, ông này đã từng tha mạng cho một binh sĩ địch. Tuy nhiên ông cũng khẳng định rằng nếu không có thêm thông tin thì không thể xác thực người lính Đức kia chính là Adolf Hitler.
Năm 1939, người ta dẫn lời Henry nói: “Theo cách nói của người ta thì tôi đã đối mặt với Hitler. Có thể bọn họ nói đúng. Nhưng tôi không còn nhớ nữa”.
Bất chấp những nghi vấn nói trên, câu chuyện ly kỳ về cuộc tao ngộ giữa người lính anh hùng Henry Tandey cùng “Quốc trưởng” Hitler vẫn được lưu truyền lại cho tới ngày nay.
Theo Tri Thức
Đệ nhất Thế chiến và những cột mốc
Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn được gọi là Đại chiến thế giới lần thứ nhất diễn ra từ tháng 8 năm 1914 đến tháng 11 năm 1918, là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại; về quy mô và sự khốc liệt nó chỉ đứng sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Cuộc chiến tranh này là một trong những sự kiện lịch sử có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới. Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến với số người chết trên 20 triệu người với sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài.
Chúng ta cùng nhin lai nhưng thơi điêm then chôt cua Đai chiên Thê giơi bắt đầu năm 1914.
28/06/1914, Thái tử Franz Ferdinand của Áo bị ám sát
Vụ ám sát Thái tử Áo Franz Ferdinand và phu nhân Sophie, mà thủ phạm là Gavrilo Princip, môt ngươi Serbia theo chu nghia dân tuy, đa lam dây lên các sự kiện mở đường cho chiến tranh sáu tuần sau đó. Áo-Hung, được Đức hỗ trợ, ra tối hậu thư cho Serbia rồi tuyên chiến, mở đường cho cuôc xung đôt rông lơn hơn keo dai suôt bôn năm sau đo.
Thái tử Áo Franz Ferdinand và phu nhân Sophie
1-12/8/1914: Tuần trước chiến tranh
Khủng hoảng xảy ra trong hai tuần đầu tháng Tám, khi các đại cường châu Âu đưa thế giới vào xung đột. Ngày 1/8, Đức tuyên chiến chống Nga, và hai ngày sau, nổ súng đánh Pháp. Đức cũng tấn công Bỉ, một nước trung lập. Anh cam kết bảo vệ Bỉ và tuyên chiến chống Đức ngày 4/8. Hai ngày sau, Áo-Hung tuyên chiến chống Nga, còn Serbia đánh Đức. Khi quân Anh đổ bộ vào Pháp, Montenegro tuyên chiến chống Đức, còn Anh và Pháp đánh Áo-Hung.
Tuần trước chiến tranh
20/08/1914: Quân Nga bị đánh ở Tannenburg
Quân đoan Môt cua Nga tiến vào Đông Prussia, tấn công Đức ở Gumbinnen, con Quân đoan Hai tiến sâu xuông phia nam nhằm bao vây Đức. Nhưng cac điêu kiên khăc nghiêt khiên Nga không duy tri đươc chiên thăng, để Đức dươi sư chi huy cua Ba tươc Paul von Hindenburg va Erich Ludendorff co đon phản công. Quân Đức đánh bại Nga trong trận Tannenburg, băt đươc 125.000 lính Nga.
Quân Đức đánh bại Nga trong trận Tannenburg, băt đươc 125.000 lính Nga.
25/08/1914: Chiến tranh lan ra thuộc địa
Chiến tranh lan ra các thuộc địa của châu Âu tại châu Phi. Quân Ghana khiến Đức đầu hàng ở Togo. Tại Cameroon, quân Đức khó đánh hơn, và lính Anh phải rút lui nhiều lần. Nhưng thủ đô của thuộc địa này, Douala, rơi vào tay quân Senegal thân Pháp ngày 27/9.
Chiến tranh lan ra thuộc địa
5-12 tháng Chín, 1914: Máu đổ ở Marne
Quân Pháp, dưới sự chỉ huy của Joseph Joffre, mở đầu bằng chiến lược tổng tấn công. Họ đưa quân vào Alsace và Lorraine, từng là thuộc địa Pháp nhưng đã bị Đức chiếm năm 1871. Sau thành công ban đầu, Pháp bị Đức đẩy lùi. Trong khi đó, lính Đức nhanh chóng vượt qua Bỉ và bắc Pháp và đến gần Paris. Ngày 5/9, Pháp phản công. Trận Marne trở thành chiến thắng nổi tiếng cho Pháp và Anh trước Đức.
Trận Marne
07/09/1914: Bế tắc ở Serbia
Áo-Hung ném bom Belgrade, và tấn công Serbia qua Sông Drina. Người Serbia phản công và đẩy lùi Áo-Hung trong ngày 17-19 tháng Tám. Một tháng sau, Áo-Hung lại xâm lăng và sau 10 ngày, chiếm nhiều vị trí ở Serbia. Tháng 11, quân Serbia phải bỏ Belgrade, nhưng sau đó lại chiếm lại thủ đô. Đến cuối năm, không ai thắng ai nhưng nhiều thương vong cho cả hai phe.
Bế tắc ở Serbia
26/09/1914: Quân Ấn bổ sung cho Mặt trận phía Tây
Quân Ấn Độ đến Marseille và một tháng sau, họ tham chiến ở Mặt trận phía Tây tại Ypres. Đây là lần đầu tiên lính Ấn Độ tham chiến ở châu Âu cùng lính Anh. Họ giữ vai trò quan trọng để cầm chân Đức, và sau đó còn chiến đấu ở các trận Neuve Chapelle, Somme và Passchendaele. Hơn 1 triệu lính Ấn tham chiến, và 7.700 người thiệt mạng.
Quân Ấn Độ đến Marseille và tham chiến ở Mặt trận phía Tây tại Ypres
16/10/1914: Đức đầu hàng
Quân Nhật tấn công Thanh Đảo thuộc Đức tại Trung Quốc. Đức chiếm cảng này năm 1898. 60.000 lính Nhật, với trợ giúp của Anh và Ấn Độ, bao vây 5000 lính Đức. Cuộc đánh bom của Nhật kéo dài bảy ngày, và Đức đầu hàng ngày 7/11.
16/10/1914: Đức đầu hàng
2-5 tháng 11, 1914: Anh bị thua ở Đông Phi
Anh định chiếm cảng Tanga tại Đông Phi, nhưng thua đau trước Đức. Mặc dù Đức ít quân, nhưng đã thắng nhờ tài lãnh đạo của Tướng Paul von Lettow-Vorbeck. Trong suốt chiến dịch Đông Phi, von Lettow-Vorbeck và lính, chủ yếu là người Phi châu, đã thành thạo khi đánh du kích.
Anh bị thua ở Đông Phi
08/12/1914: Tàu Đức bị chìm ở Falkland
Một trận hải chiến lớn diễn ra ngoài đảo Falkland. Hải quân Anh đánh chìm phần lớn đội tàu Đức. Chỉ tàu Dresden thoát hiểm và còn tiếp tục đánh quân Anh cho đến tháng Ba 1915. Có mặt trên tàu Dresden có Wilhelm Canaris, người sau này sẽ dẫn dắt tình báo quân đội dưới thời Hitler.
Wilhelm Canaris
22/12/1914: Enver Pasha dẫn dắt quân Thổ đánh Nga
Enver Pasha dẫn dắt quân Thổ phản công đánh Nga ở vùng Caucasus, nhằm giành lại thành phố Sarikamish. Nhưng Nga kháng cự mạnh mẽ và đến giữa tháng Giêng 1915, quân Thổ bị đánh bại. Quân đoàn Ba mất 90.000 người; nhiều lính bị đóng băng đến chết.
Vùng Caucasus
Theo NTD/BBC
50 lãnh đạo thế giới tề tựu tại lễ kỷ niệm 100 năm Thế chiến I Hơn 50 nguyên thủ các nước hôm nay 4/8 đã tề tựu tại Bỉ để tham gia lễ kỷ niệm 100 năm ngày nổ ra Thế chiến I. Các quan chức thế giới dự lễ kỷ niệm Thế chiến I. Các thành viên của gia đình hoàng gia Bỉ, Anh, cùng nguyên thủ nhiều nước, đã cùng nhau tham dự một buổi lễ...