Béo phì ở Việt Nam gia tăng nhanh kéo theo nhiều hệ luỵ cảnh báo về sức khoẻ
Tỷ lệ béo phì ở Việt Nam đã tăng lên đáng kể trong 10 năm qua và có xu hướng tiếp tục gia tăng trong 10 năm tới.
Ước tính đến năm 2030, khoảng 30% dân số trưởng thành và 40% tr.ẻ e.m sẽ sống trong tình trạng thừa cân và béo phì.
Béo phì là một căn bệnh mạn tính phức tạp, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của cá nhân người bệnh như làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim mạch, ảnh hưởng đến sức khỏe xương và khả năng sinh sản, thậm chí có thể tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Những thông tin này được PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên – Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho biết tại buổi ra mắt website giamcansongkhoe.vn diễn ra hôm nay – 25/12 nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về gánh nặng béo phì, căn bệnh được xem là “kẻ giế.t ngườ.i thầm lặng” đang ngày càng gia tăng tại Việt Nam.
Béo phì là một căn bệnh mạn tính phức tạp, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của cá nhân người bệnh như làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim mạch,
Video đang HOT
Website này được xây dựng có các nội dung như cung cấp thông tin khoa học về bệnh béo phì được công nhận là bệnh mạn tính theo nhiều tổ chức y tế quốc tế và Bộ Y tế Việt Nam.
Dữ liệu khoa học cho thấy mối liên hệ giữa béo phì và các bệnh lý khác như tim mạch, đái tháo đường, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, các bệnh về xương khớp, ung thư, gan nhiễm mỡ do rối loạn chuyển hóa…
Các nghiên cứu mới nhất chứng minh sự gia tăng chỉ số khối cơ thể (BMI) có liên quan đến việc giảm tuổ.i thọ.
Truyền cảm hứng thay đổi bằng công cụ tính BMI – giúp các cá nhân tự đán.h giá và kiểm soát chỉ số cân nặng của cơ thể.
Cùng đó, đây cũng là công cụ định vị Cơ sở y tế (Health Care Organization – HCO Locator), hỗ trợ người thừa cân, béo phì tìm kiếm các cơ sở y tế phù hợp, cung cấp phương pháp điều trị khoa học, đa chuyên khoa để quản lý béo phì bền vững.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên đây là kênh thông tin đáng tin cậy, cập nhật từ Tổng hội Y học Việt Nam, giúp người dân Việt Nam nhận thức rõ hơn về béo phì là một bệnh mạn tính, các cơ sở khoa học của bệnh và gánh nặng mà nó gây ra.
Tại website này cũng đưa ra các công cụ kỹ thuật số hữu ích, dựa trên nguồn tài liệu khoa học đáng tin cậy từ Tổng hội Y học Việt Nam. Khuyến khích người thừa cân, béo phì chủ động trao đổi với các chuyên gia y tế về tình trạng của mình, thực hành quản lý cân nặng khoa học, hiệu quả và thực hiện lối sống lành mạnh; góp phần giảm thiểu sự kì thị trong cộng đồng. Chia sẻ và lan tỏa những câu chuyện giảm cân thành công thông qua việc áp dụng, kiểm soát cân nặng khoa học, hiệu quả.
“Thông qua sự hợp tác của Tổng hội Y học Việt Nam và Novo Nordisk Việt Nam, website này sẽ là kênh kết nối đáng tin cậy để những người đang sống chung với thừa cân, béo phì biết thêm các thông tin, bằng chứng, khuyến nghị khoa học, đặc biệt giúp họ tiếp cận các cơ sở y tế phù hợp để điều trị kịp thời”- PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên nói.
PGS.TS Vũ Thị Thanh Huyền – Trưởng đơn vị Điều trị và Quản lý béo phì – Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho rằng cần thay đổi cách nhìn nhận về béo phì. Đây không chỉ đơn giản là vấn đề thay đổi lối sống mà là cả một quá trình điều trị phức tạp, đa chuyên khoa.
Tỷ lệ béo phì ở Việt Nam đã tăng lên đáng kể trong 10 năm qua và có xu hướng tiếp tục gia tăng trong 10 năm tới.
“Chúng ta cần mang lại hy vọng và sự đồng hành với bệnh nhân thông qua các giải pháp thực tế và hiệu quả. Hãy động viên và trấn an họ rằng đội ngũ y bác sĩ sẽ luôn sát cánh cùng họ trên hành trình thay đổi. Béo phì là một bệnh mạn tính phức tạp – “kẻ giế.t ngườ.i thầm lặng” nhưng có thể được kiểm soát khi được điều trị bởi các chuyên gia” – PGS.TS. Vũ Thị Thanh Huyền nói và cho biết thêm: Đơn vị này nằm trong số các cơ sở về chăm sóc và điều trị béo phì trên toàn quốc được liệt kê trong Công cụ định vị Cơ sở y tế tại website nêu trên.
Trời lạnh, người trẻ cần cảnh giác với đột quỵ
Thời tiết giá lạnh những ngày qua ở miền Bắc là mối nguy cơ hàng đầu gây ra đột quỵ. Không chỉ với người cao tuổ.i mà người trẻ cũng cần cảnh giác với căn bệnh đặc biệt nguy hiểm này.
Trung bình mỗi ngày, Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai) tiếp nhận khoảng 50-60 ca đột quỵ nặng và phức tạp. Đáng lưu ý, đột quỵ ở người trẻ (từ 45 tuổ.i trở xuống) có xu hướng tăng hơn trong vài năm gần đây, chiếm khoảng 15% trên tổng số ca bệnh mà nơi đây tiếp nhận. Bác sĩ Nguyễn Minh Anh (Trung tâm Đột quỵ) cho biết, theo nghiên cứu tại Việt Nam, số ca đột quỵ thường gia tăng trong mùa lạnh với tỷ lệ tăng khoảng 15-20%. Tuy nhiên, tại Trung tâm Đột quỵ, con số này thậm chí có thể tăng từ 25% đến 30%.
Nguyên nhân chính của sự gia tăng này là do khi thời tiết lạnh, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm quá lớn gây ra co giãn mạch má.u đột ngột. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những bệnh nhân có bệnh nền như cao huyết áp, tiểu đường, mỡ má.u cao, hay những người có thói quen hút thuố.c l.á, uống rượu bia. Đột quỵ chia thành 2 dạng: Đột quỵ do nhồi má.u não và chả.y má.u não. Trong mùa lạnh, các ca đột quỵ chả.y má.u não cũng phổ biến hơn và thường để lại triệu chứng, tàn phế lâm sàng nặng nề hơn so với đột quỵ nhồi má.u não.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước đã khẳng định, đột quỵ có mối liên quan mật thiết với thời tiết. Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Thị Minh Đức, Khoa Thần kinh (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) thông tin thêm, có khoảng 60-70% các bệnh nhân đột quỵ xảy ra vào nửa đêm và buổi sáng sớm. Bởi vì đây là thời điểm nhiệt độ thường lạnh hơn buổi trưa, chiều. Thêm nữa, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ não có tăng huyết áp vào mùa lạnh cao hơn mùa nóng, chiếm khoảng 85%.
"Khi nhiệt độ giảm xuống, cơ thể con người có phản xạ tăng tiết catecholamine nhằm co các mạch má.u ngoại vi để giữ nhiệt làm ấm cơ thể. Khi co mạch sẽ làm tăng trương lực mạch má.u dẫn đến huyết áp tăng cao. Điều này khiến cho người bệnh dễ bị chả.y má.u trong não, gây nên xuất huyết não, đặc biệt ở các bệnh nhân có kèm theo xơ vữa động mạch", Tiến sĩ -bác sĩ Nguyễn Thị Minh Đức lý giải.
Đề cập đến những yếu tố nguy cơ làm gia tăng đột quỵ ở người trẻ, theo các chuyên gia y tế, đó là lạm dụng chất kích thích như rượu bia, thuố.c l.á, thuố.c l.á điện tử; thừa cân béo phì, lười vận động; chưa có ý thức rõ ràng bảo vệ sức khỏe; cuộc sống xã hội tương đối nhiều áp lực, stress, căng thẳng trong cuộc sống, công việc... Người trẻ bị đột quỵ nếu không được cấp cứu trong "giờ vàng" (4,5 giờ đầu sau khi có triệu chứng đột quỵ), phát hiện và điều trị muộn thì cơ hội phục hồi rất khó khăn. Không ít người đã trở thành tàn phế.
Các chuyên gia cũng lưu ý, khoảng 1/3 các ca đột quỵ xuất hiện sau khi có một hoặc nhiều cơn đột quỵ nhẹ hay còn gọi là cơn thiếu má.u não thoáng qua. Cơn thiếu má.u não thoáng qua xảy ra do tình trạng ngừng tạm thời việc cung cấp má.u lên não. Các dấu hiệu như mất thị lực đột ngột, yếu một cánh tay hoặc chân trong ít phút có thể xuất hiện do các cơn thiếu má.u não thoáng qua. Sau đó, khả năng vận động của người bệnh có thể sớm trở lại. Điều này tạo nên cảm giác chủ quan cho người bệnh, nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu bỏ qua. Đây thường là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh lý đột quỵ não.
5 thói quen ảnh hưởng xấu đến cột sống Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý về cơ xương khớp ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là các bệnh lý về cột sống. Ngoài nguyên nhân do quá trình thoái hóa tự nhiên diễn ra, thì phần lớn bệnh lý phát sinh là do những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày làm...