Bệnh viện tuyến quận, huyện chuyển mình
Khắc phục tình trạng cơ sở vật chất xuống cấp, ngập nước, Bệnh viện (BV) quận 7 đã nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới các khoa phòng.
Ảnh minh họa
Tháng 2-2019, cơ sở mới của BV (giai đoạn 1) được khánh thành và đưa vào sử dụng có qui mô 200 giường bệnh trên diện tích gần 14.400m với trang thiết bị đầy đủ, hiện đại. Sự chuẩn bị bài bản của BV được đền đáp xứng đáng khi tỷ lệ người dân đến khám chữa bệnh từ 4.226 lượt người bệnh điều trị năm 2017, tăng lên 5.115 lượt năm 2019. Số ca phẫu thuật đặc biệt và loại 1 từ 129 ca năm 2017 tăng lên 449 ca năm 2019, các hoạt động thủ thuật, xét nghiệm, cận lâm sàng tăng lên đáng kể.
BV huyện Cần Giờ cũng được khánh thành năm 2019 với quy mô 200 giường bệnh, được đầu tư trang thiết bị đầy đủ, trong đó có 3 phòng mổ hiện đại mà nhiều BV ở thành phố còn chưa có được. Hệ thống nội soi phẫu thuật, chẩn đoán hình ảnh cao cấp, có máy CT-scan, máy xét nghiệm đầy đủ để phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị, hệ thống cấp cứu được trang bị máy thở, máy siêu âm, monitor theo dõi dấu hiệu sinh tồn, đội ngũ y bác sĩ được tăng cường từ các BV tuyến trung tâm.
BV quận Gò Vấp (cơ sở 2) cũng được xây dựng trên khu đất hơn 13.300m và khánh thành năm 2017 sau 20 tháng thi công, gồm 3 khu nhà, trong đó khu nhà chính có quy mô 7 tầng với quy mô 300 giường bệnh, có thể tối đa tới 500 giường. BV đã tiên phong triển khai dịch vụ khám bệnh trọn gói.
Người dân khi tới khám bệnh chỉ đóng 150.000 đồng sẽ ngồi salon, uống trà, cà phê, xem ti vi tại phòng chờ để bác sĩ tới tận nơi khám bệnh, lấy máu xét nghiệm và được nhân viên y tế đưa đến các khoa phòng chụp chiếu phim. Vì dịch vụ phát triển tốt nên số lượng bệnh nhân ở 3 phòng khám “dịch vụ trọn gói” luôn quá tải, với 100-200 lượt/ngày.
Ngoài ra, BV còn có dịch vụ chọn bác sĩ khám, hoặc khám theo yêu cầu, chưa kể BV Gò Vấp có nhiều hệ thống điều trị hiện đại mà nhiều BV hạng 1 khác chưa có như hệ thống lọc – rửa máy chạy thận tự động, không phải rửa thủ công bằng tay như trước.
Video đang HOT
Giàu và nghèo chỉ cách nhau một chiếc giường bệnh
Dựa núi núi sẽ đổ, dựa người người sẽ chạy, sống trên đời phải luôn nhớ bản thân mình mới là chỗ dựa vững chắc nhất.
Đừng coi lòng người là chỗ dựa trong những thời điểm khủng hoảng
Cách đây một thời gian, anh họ tôi bị tai nạn xe hơi. Khi vợ anh đến bệnh viện sau khi nghe tin, anh đã bất tỉnh và chuẩn bị được đưa vào phòng mổ để phẫu thuật.
Bác sĩ thông báo tình trạng của anh rất nghiêm trọng, có thể chết bất cứ lúc nào. Vì vậy, họ yêu cầu ngượi vợ kí tên, mau chóng lo viện phí.
Nghĩ kinh tế gia đình còn trăm bề khó khăn, người vợ bật khóc gọi điện cho bố mẹ đẻ nhờ giúp đỡ.
Hai cụ gần 70 tuổi vội vàng đến bệnh viện sau khi nghe tin. Ông cụ cầm 17 triệu đồng đưa cho con gái: "Em trai con vừa kết hôn năm nay tốn kém nhiều quá. Số tiền này đã là giới hạn của bố mẹ rồi".
Một lúc sau, người em chồng đến hỏi thăm tình hình rồi nói: "Chị dâu, chị biết đấy, nhà này không có nhiều tiền, nếu anh trai chữa được thì chữa, không chữa được thì thôi, nhiều khi phải nhìn tiền trong túi mà hành sự".
Nghe những lời này, huyết áp người vợ tăng vọt khiến cô ngất xỉu. Khi tỉnh dậy, cô đã nằm trên giường bệnh. Bác sĩ bảo cô không nên kích động quá vì tiền sử huyết áp cao.
Nhìn bố mẹ ngoài 70 tuổi ngồi lo lắng ngoài hành lang bệnh viện trong khi anh chị em đằng nhà chồng chỉ cắm cúi vào điện thoại, người vợ không kìm được nước mắt. Chị cảm thấy tủi thân vô cùng.
Bố mẹ bước tới lau nước mắt chị và nói: "Sao con không gọi A Jie về?". Chị lưỡng lự vì con trai mới tìm được việc làm, giờ về đột ngột e rằng sau này kiếm lại việc sẽ khó. Tuy nhiên cũng không còn cách nào khác. Ngay khi nghe tin cha gặp nạn, đứa trẻ trở về.
Cậu thay mẹ gõ cửa từng nhà họ hàng để vay, nhưng ai cũng bảo không có. Kỳ thực họ có tiền nhưng sợ gia đình cậu không trả nổi. Sau cùng, mẹ con chị quyết định bán mảnh ruộng ông nội để lại. Gia đình họ thoát khỏi cơn khủng hoảng.
Mọi chuyện xong xuôi người vợ mới thấm thía: hóa ra giàu hay nghèo, nhiệt tình hay thờ ơ chỉ cách nhau một chiếc giường bệnh.
Ảnh minh họa.
Con người sống trong thế giới này phải chịu đựng những đau khổ khác nhau. Vì cuộc sống vất vả không phải lúc nào việc cũng trôi chảy như mình mong muốn. Và cái gọi là "tình thân" tốt hơn hết không nên kì vọng nhiều, bởi đôi lúc tình thân còn "sắc lạnh hơn dao".
Câu chuyện trên chỉ là mô hình thu nhỏ của xã hội nhưng đủ để dạy chúng ta rằng, không nên mong đợi quá nhiều ở người khác. Bạn biết đấy, kỳ vọng càng nhiều, thất vọng càng lớn lao.
Trong nhiều trường hợp, một số điều nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, lòng người nằm ngoài khả năng suy đoán của chúng ta. Những gì chúng ta có thể làm là tự lo cho cuộc sống của chính mình, đừng coi lòng người là chỗ dựa trong những thời điểm khủng hoảng.
Tiết kiệm nhiều hơn khi còn trẻ
Tiền bạc là nền tảng của mối tương tác giữa con người với nhau, cũng như sự tự tin của chính con người. Gia đình người anh họ cuối cùng phải bán mảnh đất do ông nội để lại để sống qua cơn nguy kịch này. Điều này khiến mọi người hiểu rằng tiền là toàn năng, và nó có thể giải quyết mọi thứ trên đời.
Tại sao những người họ hàng không có tiền cho vay nhưng lại có tiền mua lại mảnh đất ấy? Đó chính là mặt trái của tiền bạc.
Khi bạn còn trẻ, hãy cố gắng tiết kiệm tiền. Vì tiền tiết kiện được như một chiếc bàn ủi có thể là phẳng tất cả.
Người ta vẫn bảo nhau: "Cuộc sống vô thường, không ai biết trước được điều gì". Tuy có tàn nhẫn song rất thực tế. Giữa người giàu và người nghèo chỉ cách nhau một chiếc giường bệnh. Nhưng nếu đảm bảo được sức khỏe, bạn sẽ hiểu tiền tài đáng giá, hạnh phúc còn đáng giá hơn. Đó là chân lý của cuộc sống.
Tất cả chúng sinh đều đau khổ và chỉ có thể tự mình vượt qua. Nếu bạn không vượt qua chính mình, sẽ không ai có thể giúp bạn làm được điều đó.
Suy cho cùng, một người chỉ có thể sống dựa vào chính mình chứ không phải dựa vào người khác. Vì dựa vào cây thì cây đổ, dựa vào nước thì nước cuốn đi. Chỉ có dựa vào chính mình thì người ta mới có thể sống một cách an toàn. Con người trong đấu trường, tình yêu mỏng hơn tờ giấy, tiền bạc thật hơn con người. Cả đời này, đừng dựa dẫm vào người khác, hãy kiếm tiền, hãy chăm sóc sức khỏe thật tốt.
Đây chính là cuộc đời hoàn mỹ nhất: Tuổi trung niên nên đọc và ngẫm Của cải vật chất là thứ bên ngoài, sức khỏe chính là nền tảng tạo ra một cuộc sống chất lượng. Thân không bệnh tật, tâm không phiền não! Một tiến sĩ người Mỹ đã từng viết dãy số 1 000 000 nhằm ẩn dụ về cuộc đời của mỗi con người. Trong số đó, "1" đại diện cho sức khỏe, và "0"...