Bệnh viện trực thuộc Sở y tế TP HCM còn rất ít thuốc giải độc Botulinum
Mới đây, đại diện Sở Y tế TP HCM đã cung cấp thêm thông tin về vụ việc 2 bệnh nhi nghi ngộ độc Botulinum xảy ra vào giai đoạn sau kỳ nghỉ Tết.
Theo ông Nguyễn Hải Nam – Phó Chánh văn phòng Sở Y tế TP HCM cho biết, sau kỳ nghỉ Tết, Sở Y tế thành phố đã nhận được báo cáo của Bệnh viện Nhi đồng 2 về 2 trường hợp bệnh nhi nghi ngờ ngộ độc Botulinum toxin, nhập viện vào ngày 6 và 7/2.
Cả 2 bệnh nhân có tiền sử ăn uống cùng 1 bữa tiệc tất niên của một gia đình tại phường Phước Long B (TP Thủ Đức, TP HCM). Qua điều tra dịch tễ phát hiện bữa tiệc tất niên này có sự tham gia của 7 người (2 gia đình). Trong đó chỉ có 2 trẻ có triệu chứng ngộ độc. Tất cả các thực phẩm trong bữa ăn đều được mua tại chợ tự phát, người đi chợ không nhớ rõ người bán.
TP HCM từng ghi nhận nhiều ca ngộ độc Botulinum với nguồn lây nhiễm từ thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Hiện sức khỏe của các bệnh nhi hiện đang có cải thiện tích cực, một trẻ đã cai được máy thở, một trẻ còn theo dõi tại khoa Hồi sức Tích cực. Cơ quan chức năng chưa ghi nhận thêm trường hợp có triệu chứng tương tự như hai bệnh nhi trên.
Video đang HOT
Đáng chú ý, đại diện Sở Y tế cho biết, hiện các bệnh viện trực thuộc Sở còn 3 lọ thuốc giải độc Botunilum. Đây là loại thuốc hiếm, Việt Nam đã được Tổ chức Y tế Thế giới tài trợ 6 lọ trong bối cảnh nhiều vụ ngộ độc Botulinum xảy ra tại Việt Nam vào năm 2023.
Thuốc giải độc Botulinum là loại thuốc hiếm.
Độc tố Botulinum sinh ra bởi vi khuẩn Clostridium Botulinum là một chất độc cực mạnh, chỉ 0.03 mcg tiêm tĩnh mạch có thể gây tử vong cho một người nặng 70kg. Người bệnh thường bị nhiễm độc này khi ăn các loại đồ hộp đóng kín không bảo đảm điều kiện bảo quản.
Độc tố sẽ tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể gây khó thở, tê liệt cơ hoặc thậm chí tử vong. Người bị ngộ độc nếu được sử dụng thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent kịp thời sẽ giải được độc tố Clostridium Botulinum. Tuy nhiên, đây là thuốc hiếm nên cần phải được dự trữ.
Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thực hiện đúng các nguyên tắc về an toàn thực phẩm như ăn chín, uống sôi, sử dụng nước sạch trong chế biến thực phẩm, sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Đối với thực phẩm chế biến, ngành y tế cũng lưu ý mọi người nên lưu ý về nhãn hiệu phải có đầy đủ, còn hạn sử dụng. Khi sử dụng thực phẩm đóng hộp, cần phải quan sát hình dáng bên ngoài như vỏ hộp sáng bóng, không rỉ sét, hộp kín, không biến dạng…
Biện pháp dự phòng bảo vệ sức khỏe khi trời rét đậm
Cục Môi trường y tế, Bộ Y tế đã có công văn gửi các Sở Y tế về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong mùa lạnh.
Theo Cục Môi trường Y tế, vào mùa lạnh, người dân có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe thường gặp. Ảnh minh họa.
Ngày 26/12, Cục Môi trường y tế, Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế 31 tỉnh/thành phố về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, người lao động trong mùa lạnh.
Tại công văn, Cục Môi trường y tế cho biết, trong thời gian qua, tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã xảy ra rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, người lao động, nhất là những người có nguy cơ cao như người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, hen suyễn, tim mạch, cơ xương khớp, người lao động làm việc ngoài trời hoặc trong môi trường lạnh. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, rét đậm, rét hại có thể còn tiếp tục kéo dài trong những ngày tới.
Theo Cục Môi trường y tế, vào mùa lạnh, người dân có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe thường gặp là cảm lạnh, hen suyễn, viêm họng, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cúm, đột quỵ, ngộ độc khí than do sưởi ấm, đun nấu...
Nguyên nhân chủ yếu là do phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường lạnh. Hoặc, cũng có thể do thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột.
Một số nhóm có nguy cơ cao gồm người già, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai; Những người làm việc ở ngoài trời hoặc trong môi trường lạnh, gió rét, thiếu ánh nắng mặt trời: Người lao động nông nghiệp, công nhân, người mắc các bệnh mạn tính, tăng huyết áp, hen suyễn, tim mạch, cơ xương khớp,...
Để phòng lạnh cho người dân, đặc biệt là người già và trẻ em, Cục Môi trường y tế khuyến cáo nên hạn chế đi ra ngoài trời khi thời tiết quá lạnh và gió mạnh, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 9 giờ đêm đến 6 giờ sáng.
Khi ra ngoài, nên trang bị đủ trang phục ấm che chắn được gió lùa như áo khoác, quần dài đủ dầy để giữ nhiệt, khăn choàng, mũ, găng tay, tất, khẩu trang...
Luôn giữ cơ thể khô ráo, tránh bị ẩm ướt đặc biệt là vùng cổ, tay, chân mỗi khi ra đường và khi ngủ để hạn chế các bệnh do cảm lạnh; Tránh tiếp xúc với khói thuốc, khói bếp than. Không nên uống rượu bia.
Đặc biệt, người dân ở miền núi cần chú ý vì uống rượu càng làm co thắt mạch máu gây tăng huyết áp, có thể dẫn tới đột quỵ, tử vong. Người dân cũng nên tránh các đồ uống có chứa chất kích thích như caffeine, không nên tắm khuya sau 22 giờ 00, tắm quá lâu hoặc tắm nơi không kín gió vì dễ bị sốc nhiệt, nguy hiểm đến tính mạng, sử dụng nước ấm để tắm, vệ sinh thân thể
Những người bị cao huyết áp, mắc các bệnh tim mạch, mắc các bệnh hô hấp mạn tính, cơ xương khớp... đã được chẩn đoán thì phải chú ý tuân thủ nguyên tắc dùng thuốc, có chế độ vận động và dinh dưỡng hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cúm mùa gia tăng, người dân không chủ quan Theo thông tin từ Sở Y tế, từ đầu tháng 11/2023 đến nay, số ca mắc cúm mùa tăng đột biến, các cơ sở y tế trên địa bàn tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân đến khám và điều trị mỗi ngày. Trong đó, cúm A có số người mắc cao nhất, thường gặp ở trẻ em và người cao tuổi. Bác sĩ...