TP HCM: Thêm một ứng dụng AI triển khai tại Trạm y tế xã đảo Thạnh An
Ngày 8/11, Sở Y tế TP HCM cho biết, Bệnh viện Hùng vương vừa mang đến Trạm y tế xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ) hệ thống tầm soát ung thư cổ tử cung bằng AI cho phụ nữ đang sinh sống tại xã đảo.
Theo Sở Y tế TP HCM, lần đầu tiên tại Việt Nam, một kỹ thuật soi cổ tử cung có AI giúp phát hiện và tầm soát ung thư cổ tử cung được triển khai ngay tại trạm y tế xã. Đây cũng là ứng dụng AI thứ hai trong công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được triển khai tại xã đảo.
Đây là một kỹ thuật mới giúp tầm soát ung thư cổ tử cung mà không phải thực hiện kỹ thuật Pap smear quen thuộc tại các phòng khám và bệnh viện chuyên ngành sản phụ khoa. Kỹ thuật này có tên là CerviCare AI, được thực hiện nhờ hệ thống TeleCervicography.
CerviCare AI được đào tạo trên một tập dữ liệu lớn gồm hơn 100.000 hình ảnh cổ tử cung, bao gồm cả hình ảnh bình thường và hình ảnh bất thường, và theo kết quả thử nghiệm lâm sàng của Cơ quan kiểm nghiệm thuốc và thực phẩm Hàn Quốc (KFDA), CerviCare AI có thể phát hiện chính xác ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm với độ chính xác lên đến 98%.
Trạm y tế xã đảo Thạnh An đang được ưu tiên nguồn lực phát triển.
Kỹ thuật soi cổ tử cung có tích hợp AI giúp tầm soát ung thư cổ tử cung do một công ty khởi nghiệp sáng tạo tại Hàn Quốc tạo ra.
Video đang HOT
Hiện nay, ngoài Hàn Quốc, một số nước đã bắt đầu phê duyệt cho phép sử dụng ứng dụng này tại các cơ sở khám, chữa bệnh (như Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan). Mới đây, Bệnh viện Hùng Vương đã tiếp cận kỹ thuật mới này và đầu tư nguồn lực triển khai.
Theo kế hoạch, các y bác sĩ của Bệnh viện Hùng Vương sẽ khám, tầm soát ung thư cổ tử cung miễn phí cho 152 phụ nữ tại xã đảo Thạnh An. Ngay sau soi cổ tử cung, hình ảnh sẽ được hệ thống AI phân tích và đưa ra kết quả, nếu kết quả nghi ngờ bệnh lý, người dân sẽ được mời về Bệnh viện Hùng Vương để tiếp tục khám chuyên sâu, thực hiện thêm các xét nghiệm chẩn đoán để xác định bệnh lý, từ đó có kế hoạch can thiệp, điều trị và theo dõi cụ thể.
Cách đây 1 năm, cũng tại xã đảo Thạnh An, Sở Y tế TP HCM đã triển khai ứng dụng AI trong chụp X-quang ngực, ứng dụng này đã giúp nhân viên y tế của Trạm y tế xã đảo nhanh chóng phát hiện tổn thương trên phim X-quang trong bối cảnh không thể tuyển dụng bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh về công tác tại xã đảo.
Việc ưu tiên nguồn lực cho xã đảo Thanh An triển khai các ứng dụng AI trong công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng của Ngành Y tế không ngoài mục tiêu muốn thu hẹp hơn nữa khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ y tế đối với người dân ở vùng xa trung tâm của Thành phố.
Vẫn còn nhiều trường hợp đến khám, điều trị muộn căn bệnh ung thư khiến 3.000 phụ nữ Việt tử vong
Mặc dù đã có nhiều khuyến cáo, tuy nhiên tại Bệnh viện K vẫn ghi nhận nhiều trường hợp đáng tiếc khi đến khám và điều trị bệnh ung thư cổ tử cung ở giai đoạn muộn, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị...
Hơn 9.000 ca mắc mới ung thư cổ tử cung, đa phần đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn
Theo các chuyên gia của Bệnh viện K, ung thư cổ tử cung là một trong những ung thư hay gặp ở nữ giới, chiếm khoảng 12% của tất cả các ung thư ở nữ giới và là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau ung thư vú. Theo ghi nhận ung thư 2020, Việt Nam có hơn 9.000 ca mắc mới và có hơn 3.000 ca tử vong vì căn bệnh này. Phần lớn người bệnh đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Các chuyên gia Bệnh viện K cho hay, ung thư cổ tử cung do nhiều nguyên nhân gây nên, ngoài yếu tố chủ yếu nhiễm HPV, còn phải kể đến các yếu tố nguy cơ khác như: Hành vi tình dục (phụ nữ sinh hoạt tình dục sớm, nhiều bạn tình), nhiễm trùng, nhiễm Herpes virus, tác động của tinh dịch, trạng thái suy giảm miễn dịch, hút thuốc lá, dinh dưỡng.
Một trường hợp ung thư cổ tử cung được phẫu thuật và điều trị tại Bệnh viện K
Mặc dù đã có nhiều khuyến cáo, tuy nhiên tại Bệnh viện K vẫn ghi nhận nhiều trường hợp đáng tiếc khi đến khám và điều trị bệnh ung thư cổ tử cung ở giai đoạn muộn, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Do đó chuyên gia Bệnh viện K nhấn mạnh việc sàng lọc, phát hiện sớm ung thư là phương pháp tốt nhất giúp phát hiện những bất thường, dấu hiệu tiền ung thư, hoặc ung thư giai đoạn sớm, trước khi bệnh gây ra các triệu chứng và cơ hội điều trị thành công cao.
Song song với việc nâng cao hiệu quả tầm soát, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, hiện nay nhiều kỹ thuật mới đã được ứng dụng để điều trị căn bệnh này như phương pháp phẫu thuật, hóa xạ trị triệt căn, hóa xạ trị kết hợp phẫu thuật; phẫu thuật triệt căn đơn thuần điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm.
Tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng đối với chị em phụ nữ, đặc biệt là những người ở độ tuổi trung niên từ 35 - 44 tuổi. Đây là phương pháp phát hiện ra các tế bào ung thư sớm bằng cách tìm ra tế bào bất thường trước khi chúng biến đổi thành tế bào ung thư. Nhờ vậy, quá trình ngăn chặn, điều trị bệnh ung thư cổ tử cung đạt thành công lên tới 75 - 90%. Càng phát hiện ở giai đoạn muộn hoặc bỏ lỡ thời điểm vàng của quá trình điều trị thì các tế bào bất thường phát triển mạnh hơn, hiệu quả điều trị sẽ giảm dần.
Đề xuất quỹ BHYT chi trả phí khám, sàng lọc phát hiện sớm một số bệnh, trong đó có ung thư cổ tử cung
Tại hội thảo "Đề xuất mở rộng phạm vi quyền lợi BHYT về vấn đề chẩn đoán, điều trị sớm cho một số bệnh trong dự án Luật BHYT sửa đổi" vừa được Bộ Y tế tổ chức mới đây, ThS Trần Thị Trang - Quyền Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế nói: Nhằm đồng bộ về chính sách với Luật Khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực vào năm 2024, cũng như chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân, Bộ Y tế đề xuất mở rộng phạm vi quyền lợi được hưởng BHYT của người dân.
Cụ thể, đề xuất quỹ BHYT chi trả phí khám, sàng lọc phát hiện sớm một số bệnh như ung thư cổ tử cung, ung thư vú, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm gan C... Đề xuất này dựa trên kinh nghiệm quốc tế, bằng chứng khoa học, mô hình bệnh tật cần quan tâm.
"Chúng tôi đang cố gắng có đánh giá về tác động, hiệu quả khi đưa các bệnh này vào. Việc chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh sẽ giúp giảm các chi phí y tế, điều trị bệnh sau này, phòng tránh được rất nhiều bệnh lý tăng nặng, điều trị tốn kém như ung thư, đột quỵ, bệnh lý tim mạch..."- bà Trang phân tích.
Trong các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung, các hướng dẫn cập nhật của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (2020), Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa kỳ (2021) và Tổ chức Y tế Thế giới (2021) đang khuyến cáo ưu tiên sử dụng xét nghiệm HPV DNA đầu tay đơn lẻ với khoảng cách sàng lọc 5 năm/lần, cùng với que tăm bông tự lấy mẫu để gia tăng độ phủ sàng lọc. Từ bức tranh các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã triển khai thành công chương trình sàng lọc quốc gia, hầu hết đều sử dụng xét nghiệm HPV DNA đầu tay đơn lẻ, hoặc đang được chuyển đổi từ các phương pháp khác như tế bào học sang HPV DNA.
Cũng về nội dung này, TS. Ong Thế Duệ - Phó Trưởng khoa Tài Chính y tế và Đánh giá công nghệ y tế, Viện chiến lược và chính sách y tế (Bộ Y tế) cũng chỉ ra rằng bằng chứng từ các nghiên cứu đánh giá hiệu quả chi phí của phương pháp HPV DNA so với xét nghiệm tế bào học, cả trên thế giới và trong bối cảnh Việt Nam, đều cho thấy phương pháp HPV DNA có hiệu quả chi phí cao hơn xét nghiệm tế bào học. Nhằm giảm gánh nặng của ung thư cổ tử cung, quỹ bảo hiểm y tế hoặc ngân sách nhà nước xem xét chi trả hoặc đồng chi trả cho việc triển khai sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ cho phụ nữ Việt Nam.
Nhiều ý kiến của các chuyên gia cũng nhấn mạnh việc ủng hộ, đồng hành trong các đề xuất mở rộng phạm vi quyền lợi BHYT về vấn đề chẩn đoán, điều trị sớm cho một số bệnh bao gồm cả ung thư cổ tử cung...
Ung thư đường tiêu hóa tăng, 3 nhóm người cần sàng lọc sớm Ung thư đường tiêu hóa là bệnh lý phổ biến tại Việt Nam. Nội soi là cách duy nhất để phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa trong đó có ung thư dạ dày . Ngày 14-10, tại hội thảo khoa học tiêu hoá lần thứ 8 do Bệnh viện Bạch Mai và Đại học Nagoya (Nhật) phối hợp tổ chức, PGS-TS...