Bệnh viện Hồng Ngọc trang bị “Bác sĩ Robot” trong phòng chống dịch COVID-19
“ Bác sĩ Robot” RP-Lite với chức năng khám bệnh từ xa là một trong những giải pháp hữu ích được Bệnh viện Hồng Ngọc triển khai nhằm đảm bảo an toàn cho đội ngũ y bác sĩ và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo dịch COVID-19 trong quá trình thăm khám tại bệnh viện.
Chức năng của “Bác sĩ Robot”
Robot khám bệnh từ xa RP-Lite được phát triển bởi InTouch Technologies – một công ty chuyên cung cấp những giải pháp chăm sóc y tế thông minh tại Hoa Kỳ.
Từ năm 2016, Bệnh viện Hồng Ngọc đã ứng dụng RP-Lite trong việc khám và chẩn đoán bệnh từ xa hoặc tham vấn trực tuyến các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trong những cuộc phẫu thuật phức tạp hay xây dựng phác đồ điều trị các ca bệnh khó.
RP-Lite được trang bị camera với màn hình độ nét cực cao có chức năng phóng to hoặc thu nhỏ, kết nối ổn định với điện thoại thông minh bằng tín hiệu Wi-Fi. Đặc biệt, Robot còn tích hợp ống nghe tim – phổi, có các cổng kết nối với các phương tiện chẩn đoán hình ảnh ( siêu âm, X-quang kỹ thuật số, nội soi, MRI, CT scan) và hệ thống EMR/PAC của bệnh viện, hiệu quả tương đương như khi bệnh nhân được chiếu chụp tại phòng chuyên dụng.
Robot RP-Lite (ảnh minh hoạ)
RP-Lite được gọi với cái tên thân thiện là “Bác sĩ Robot” với chức năng khám bệnh từ xa. Dù ở bất kỳ đâu, bác sĩ chuyên khoa cũng có thể nghe nhịp tim – phổi của bệnh nhân, đọc các kết quả lâm sàng, hồ sơ bệnh án, trao đổi thông tin như khi thăm khám trực tiếp.
Ứng dụng hiệu quả “Bác sĩ Robot” phòng chống dịch COVID-19
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Bệnh viện Hồng Ngọc đã đầu tư 3 tỷ đồng, nhập khẩu thêm thiết bị và đưa “Bác sĩ Robot” vào sử dụng trong phòng chống dịch COVID-19 tại các cơ sở của bệnh viện (Yên Ninh, Keangnam, Nguyễn Tuân).
Video đang HOT
Bệnh nhân sau khi kiểm tra thân nhiệt có một trong các triệu chứng như ho, sốt, khó thở hoặc có yếu tố dịch tễ (trở về từ vùng dịch, tiếp xúc với người nhiễm/có nguy cơ) được dán tem vàng và chuyển sang khu vực khám chuyên dụng.
Nếu bệnh nhân có yếu tố dịch tễ sẽ được chuyển ngay sang phòng cách ly áp lực âm nhằm tránh nguy cơ phát tán dịch bệnh.
Với những bệnh nhân không có yếu tố dịch tễ và (hoặc) có một trong các triệu chứng bất thường sẽ được khám với “Bác sĩ Robot” RP-Lite.
Bệnh nhân được nghe tim-phổi trực tuyến bởi “Bác sĩ Robot” tại Bệnh viện Hồng Ngọc
Thông qua “Bác sĩ Robot” kết nối trực tuyến đến bác sĩ chuyên khoa hô hấp, bệnh nhân được nghe nhịp tim – phổi, thăm khám và được siêu âm/chụp X-quang trong trường hợp cần thiết. Qua đó, bác sĩ đưa ra chẩn đoán lâm sàng xem đó có phải là triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-COV-2 hay không để quyết định cách ly lập tức hoặc được chuyển lên khám thông thường.
Có thể nói, “Bác sĩ Robot” là một giải pháp hữu hiệu trong dự phòng lây nhiễm dịch bệnh nói chung và dịch COVID-19 nói riêng.
Sử dụng thiết bị tại bệnh viện có thể tối thiểu hóa nhân lực trong việc khám sàng lọc bệnh nhân tại khu cách ly. Thiết bị RP-Lite giúp bệnh nhân được kết nối trực tuyến với bác sĩ chuyên khoa mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp giúp giảm nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế. Việc chẩn đoán, thăm khám tại chỗ với RP-Lite cũng ngăn ngừa tình trạng bệnh nhân di chuyển nhiều nơi và phát tán virus trong trường hợp đã nhiễm SARS-COV-2.
Bác sĩ chuyên khoa hô hấp đang khám trực tuyến cho bệnh nhân thông qua RP-Lite
“Bác sĩ Robot” là thiết bị vô cùng thiết thực không chỉ tăng cường an toàn cho đội ngũ nhân viên y tế, cho những bệnh nhân khác khi đến thăm khám tại bệnh viện mà còn đảm bảo an toàn cho cộng đồng trước nguy cơ bùng phát dịch bệnh COVID-19
Tránh nguy cơ lây nhiễm chéo trong khu cách ly
Nguy cơ lây nhiễm chéo Covid-19 trong các nơi cách ly tập trung là điều các chuyên gia lo ngại, nhất là một số người được cách ly không tuân thủ quy tắc...
TP HCM đang cách ly gần 9.170 trường hợp tại các khu cách ly tập trung của TP, trong đó riêng Khu ký túc xá Đại học Quốc gia TP HCM là gần 6.450 trường hợp.
Nguy cơ lây nhiễm chéo Covid-19 trong các nơi cách ly tập trung là điều các chuyên gia lo ngại, nhất là một số người được cách ly không tuân thủ các quy tắc an toàn trong tiếp xúc với nhau, có những hoạt động vi phạm quy định.
Buổi tối tại khu cách ly Khu ký túc xá Đại học Quốc gia TP HCM.
Những ngày qua, một số hình ảnh được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một số người khi cách ly tập trung không tuân thủ hoàn toàn quy định cách ly, như vi phạm giữ khoảng cách 2m, không đeo khẩu trang, thậm chí tổ chức vui chơi, giao lưu ăn uống cùng nhau. Những hành vi nói trên tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm dịch bệnh lan rộng.
Theo TS-BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới - BV Chợ Rẫy, cách ly luôn là một trong những biện pháp quyết định thành công hay không trong kiểm soát dịch, vì thế, mặc dù rất tốn kém ngân sách nhưng chủ trương Chính phủ yêu cầu cách ly những trường hợp nguy cơ lây nhiễm.
"Những đối tượng cần cách ly tuyệt đối là bởi vì có nguy cơ nhiễm bệnh cũng như nguy cơ mắc và lan truyền cực cao. Đây không phải là do một người nghĩ ra, mà người ta đã trải qua những kinh nghiệm nhiều mùa dịch, đúc kết thành những bài, những phác đồ hay quy trình để thực hiện" - TS-BS Lê Quốc Hùng cho biết.
Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe cho người cách ly.
GS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết, người nhập cảnh về Tân Sơn Nhất khi đưa về khu cách ly tập trung tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP HCM được quy định ở 4 người chung 1 phòng, mỗi giường cách nhau 2m. Trong quá trình này, nhân viên y tế thường xuyên kiểm tra sức khỏe, nếu ai có các dấu hiệu bệnh thì sẽ được đưa đi cách ly đơn, cùng với đó là đưa những người cùng phòng đến nơi khác để cách ly.
Do đó, ông Bỉnh lưu ý, người đang được cách ly phải tuân thủ tuyệt đối quy định cách ly, không tiếp xúc từ phòng này qua phòng kia để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo.
Theo GS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh: "Những người nào không tuân thủ thì chúng tôi sẽ có biện pháp cách ly khác. Đây là chế độ cách ly, không thể có những hoạt động khác. Phải tuân thủ tuyệt đối, kể cả nhân viên y tế. Nếu không tuân thủ sẽ ảnh hưởng đến toàn khu cách ly".
Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1, hệ thống y tế đã phân bố khoảng cách nhất định, cũng như có sự giáo dục về nguồn lây, nguy cơ lây nhiễm chéo và truyền thông về sức khỏe để giữ sức đề kháng cho người cách ly. Tuy nhiên nếu không chấp hành nghiêm quy định, những người đang thực hiện cách ly tập trung đều có nguy cơ trở thành bệnh nhân mắc Covid-19 (F0), và là mối nguy khi ra ngoài cộng đồng.
Tập thể dục giữ khoảng cách 2m là một hoạt động lành mạnh và đúng quy định.
BS Khanh cho rằng, sau 14 ngày cách ly thì những người này trở về cũng phải cách ly tại nhà thêm 14 ngày nữa. Đó không phải là do có thay đổi nào trong thời gian ủ bệnh của virus SARS-CoV-2, mà là để phòng nguy cơ lây nhiễm chéo tại nơi cách ly tập trung, nhất là đối với những người trẻ thường có xu hướng đi chơi, giao lưu nhiều.
"Chính việc ở chung với nhau, họ có nguy cơ, có thể xảy ra vào ngày cuối cùng khi ra khỏi khu cách ly. Do đó có chút nguy cơ thì mọi người tự cách ly ở nhà thêm 14 ngày nữa để đảm bảo an toàn cho cộng đồng và chính người thân của mình. Lúc đầu họ chưa nhiễm nhưng mà sau đó có thể mang bệnh" - BS Khanh cho biết.
Hiện nay Chính phủ và các ngành chức năng khuyến cáo người dân hạn chế đi ra ngoài. Trong khi đó, trong môi trường cách ly tập trung, có nhiều người có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn thì khả năng lây lan cũng cao hơn ngoài xã hội.
Vì vậy, mỗi cá nhân phải cố gắng tuân thủ các nguyên tắc cách ly cá nhân như rửa tay, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi tiếp xúc với nhau theo khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng bệnh cho mình và cho người khác. Việc này sẽ đóng góp cho sự thành công trong công tác ngăn chặn lan rộng dịch bệnh Covid-19./.
Kim Dung
Cách khử trùng nơi có nCoV Việc khử trùng và xử lý môi trường phải được thực hiện sớm sau khi phát hiện có ca Covid-19, nhằm ngăn chặn virus lây lan ra cộng đồng. Hướng dẫn của Bộ Y tế ngày 25/3, nguyên tắc là phải làm sạch bề mặt, đồ dùng, vật dụng trước khi tiến hành khử trùng. Đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh lây...