Bệnh viện FV: Môi trường an toàn, bác sĩ yên tâm
Đeo đuổi để tạo ra một môi trường chuẩn quốc tế để bác sĩ yên tâm làm việc là những gì mà Bệnh viện FV đã và đang quyết tâm thực hiện.
Khi thực sự “mổ xẻ” yếu tố thành công việc điều trị, ngoài tay nghề của bác sĩ thì cần xét đến nhiều yếu tố khác như: sự phối hợp trong ê-kíp, máy móc thiết bị hiện đại, môi trường làm việc đúng chuẩn… Những yếu tố này đều quan trọng và có tính quyết định như nhau.
Khi bác sĩ biến thành người bệnh
Gặp Giám đốc Y khoa của Bệnh viện FV, ông Henri Meries khi ông vừa trải qua ca phẫu thuật đặt stent 3 tuần trước. Khi được bác sĩ chỉ định phẫu thuật để khắc phục bệnh mạch vành – một trong những căn bệnh tiềm ẩn chết người nhiều nhất hiện nay, ông gật đầu ngay lập tức. Ca phẫu thuật của ông được đội ngũ FV thực hiện trong chưa đầy 30 phút tại phòng Cathlab khi ấy mới khánh thành được hai tháng. Ông hồi phục nhanh chóng và sớm quay trở lại công việc.
Niềm tin và kết quả điều trị của bác sĩ Henri xuất phát từ chính quy trình mà ông là một trong những người góp phần xây dựng và thúc đẩy nó vận hành. Quan điểm của ông là một ca phẫu thuật thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố: “Bệnh viện phải có những người phẫu thuật viên giỏi vận hành những máy móc, thiết bị hiện đại đồng thời cũng phải thiết lập những quy trình chuẩn, đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất cho đội ngũ bác sĩ và ê-kíp kèm theo như gây mê, hồi sức… thì mới gọi là hoàn thiện”. Như vậy, nếu y đức của bác sĩ dựa trên tay nghề của họ thì y đức của bệnh viện dựa trên việc xây dựng hệ thống quản lý, điều hành chuẩn xác.
Đồng quan điểm với ông Henri, bác sĩ Lê Trọng Phát – Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện FV, cũng chia sẻ: “Nếu môi trường, quy trình làm việc ở một bệnh viện không đảm bảo an toàn thì không bác sĩ nào dám làm cả”. Việc nắm rõ quy trình an toàn của FV cùng sự hỗ trợ nhịp nhàng trong ê-kíp là yếu tố quan trọng giúp bác sĩ Phát vững tâm chắc tay hơn trong mỗi ca mổ.
Dựng lên “hàng rào” quy trình để bảo vệ bác sĩ
Nghề y cũng là một nghề lao động nhưng hiện nay vẫn chưa có các hiệp hội bảo vệ và cũng chưa có một quy định pháp lý nào về việc đảm bảo an toàn cho người hành nghề. Ít bác sĩ nào dám thực hiện một ca phẫu thuật khó nếu các điều kiện ngoài chuyên môn của họ không đảm bảo đúng chuẩn. Riêng ở FV, đội ngũ bác sĩ được bảo vệ bằng các quy trình cực kỳ nghiêm khắc.
Là một trong ba bệnh viện ở Việt Nam đạt chứng chỉ quốc tế JCI, FV tuân thủ và xây dựng hệ thống quy trình rất tỉ mỉ. Thời gian đầu, không ít bác sĩ “phát sợ” vì thủ tục và quy trình nhiều, nhưng vì an toàn cho cả bệnh nhân và cho chính mình, tất cả đều thực hiện nghiêm túc. Từ quy trình cấp phát thuốc, sử dụng thuốc kháng sinh, thủ tục và quy trình trước mổ… đều được ghi chép cẩn thận đúng thủ tục quy định.
Bên cạnh đó, FV còn có sự kiểm tra chéo và xác nhận qua nhiều bước khác nhau. Với kinh nghiệm làm việc nhiều năm ở Đức, bác sĩ Phát công nhận: “Quy trình ở FV nghiêm khắc hơn với bệnh viện tôi từng làm việc ở Đức. Sự khác biệt này là do ở Đức, ý thức và kỷ luật đã ăn sâu vào thói quen nên người ta cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong khi ở Việt Nam mới thực hiện chưa bao lâu. Nhưng cả hai đều tạo ra môi trường làm việc an toàn và kết quả thành công như nhau. Đầu quân về FV, tôi coi như chỉ chuyển nơi làm việc chứ môi trường thì giống hệt”.
Đội ngũ bác sĩ Bệnh viện FV
Video đang HOT
Bảo vệ bác sĩ là bảo vệ bệnh nhân
Ở FV, các bác sĩ không chỉ được bảo vệ bởi các quy trình mà còn có các hội đồng của riêng bệnh viện. Điển hình nhất là Hội đồng y khoa nơi các bác sĩ học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận và hỗ trợ tư vấn điều trị khi có ca bệnh phức tạp… Bác sĩ Phát kiêm chủ tịch Hội đồng y khoa cho biết: “Các vấn đề hoặc sự cố được hội đồng soi xét một cách công bằng để có thể rút kinh nghiệm, cải thiện quy trình và cả con người nhưng đây không phải là tòa án và không phán xét ai”.
Bà Nguyễn Thị Thanh Mai – Giám đốc điều hành Bệnh viện FV – chia sẻ thêm: “Văn hóa ở FV là không trừng phạt vì như vậy sẽ làm triệt tiêu tính trung thực trong môi trường y khoa. Khi tính trung thực bị che giấu sẽ không có tiến bộ và không an toàn về mặt lâu dài, khi đó người thiệt thòi sẽ là bệnh nhân”.
Ngoài ra, FV còn có một Ủy ban Y đức để thảo luận những yêu cầu đặc biệt của bệnh nhân, ví dụ như hạn chế hay dừng việc điều trị để vừa đảm bảo được y đức của người làm nghề y vừa an toàn cho bệnh nhân mà vẫn thỏa mãn yêu cầu của họ nếu phù hợp.
Đặc biệt, FV tạo điều kiện cho các bác sĩ thực hiện y đức của họ với bệnh nhân: Với những trường hợp cấp cứu nguy cấp, bác sĩ chính là người quyết định điều trị còn các thủ tục hành chính, viện phí… sẽ được bệnh viện lo liệu sau.
Nghề y là nghề nhiều rủi ro nhưng với những nỗ lực, niềm tin của mình, lãnh đạo FV luôn cố gắng tạo môi trường tốt nhất cho bác sĩ làm việc và mang lại kết quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Bà Thanh Mai đúc kết: “Đó là quyết định đúng đắn và nhân văn của bệnh viện. Rõ ràng, bệnh viện nhận hết toàn bộ rủi ro về mình và dành điều tốt đẹp nhất cho bệnh nhân, tạo điều kiện cho các bác sĩ nỗ lực cứu chữa cho người bệnh. Đây là môi trường của y đức nên bản thân tôi và tất cả nhân viên của bệnh viện đều vui mừng và tuân thủ đúng các quy trình đã đề ra”.
Từ tháng 5.2018, Bệnh viện FV đưa vào hoạt động Trung tâm Can thiệp tim mạch (Cathlab) với tổng số vốn đầu tư trên 1,6 triệu USD. Phòng Cathlab sở hữu hệ thống máy móc, công cụ hiện đại là “cánh tay đắc lực” giúp các bác sĩ chẩn đoán và cứu chữa kịp thời những ca bệnh lý nguy hiểm như tắc nghẽn mạch máu, phình động mạch, nhồi máu cơ tim, hở van tim…
Đặc biệt, đội ngũ bác sĩ tim mạch của FV có nhiều năm kinh nghiệm với sự dẫn dắt của bác sĩ Trưởng khoa – Huỳnh Ngọc Long với hơn 10.000 ca can thiệp thành công sẽ giúp bệnh nhân có thêm lựa chọn đáng tin cậy để điều trị bệnh lý tim mạch tại bệnh viện đạt chuẩn quốc tế.
Phòng can thiệp Tim – Mạch (Cathlab) Bệnh viện FV
Theo thanhnien.vn
Vụ sảy thai sau uống thuốc đẩy dịch ứ: Bệnh viện sẽ kiện người bệnh?
Sau khi tái khám tại Bệnh viện FV, bệnh nhân tiếp tục đưa thông tin về việc bị Ban giám đốc Bệnh viện xúc phạm tại phòng khám. Trong cuộc tiếp xúc báo chí, phía bệnh viện nhiều lần đề cập đến ý định sẽ kiện người bệnh để bảo vệ "cái đúng" của mình.
Bệnh nhân "tố" bị Ban giám đốc FV xúc phạm
Căng thẳng giữa người bệnh và phía Bệnh viện FV trong bài viết: "Sảy thai vì bác sĩ cho uống thuốc đẩy dịch ứ trong lòng tử cung" tiếp tục "leo thang".
Thông tin mới nhất từ facebook của bệnh nhân M.Ch. chia sẻ: "Đúng lịch hẹn của FV, ngày 25/6 tôi quay lại tái khám. Sau sự thăm khám ân cần, chu đáo của bác sĩ Trưởng khoa Sản, tôi gặp lại ê-kíp gây ra sự cố mấy ngày trước. Dằn lại nỗi đau, tôi vẫn hợp tác với họ vì tôi nghĩ bác sĩ cũng là con người, mà con người ai chẳng có lúc nhầm lẫn"...
Hình trên trang cá nhân với đề nghị làm rõ 2 đại diện bệnh viện đã xúc phạm vợ chồng bệnh nhân
Chị M.Ch. viết tiếp: "Bác sĩ trưởng khoa sau khi xem xét rất kỹ và thông báo với tôi rằng, kết quả không tốt lắm và đề nghị tôi phải chụp MRI, thử máu lại để có thể đánh giá bệnh kỹ hơn. Trong tâm trạng lo lắng và căng thẳng thì bỗng nhiên Ban Giám đốc FV gồm 1 ông Tây và 1 phụ nữ người Việt đường đột đẩy cửa bước vào. Không 1 lời hỏi thăm, ông tây lên giọng giận dữ và khẳng định sẽ thưa tôi ra tòa án vì "cố tình vu khống bác sĩ điều trị..."
Bệnh nhân cho biết thêm: "Chồng tôi nói, chúng tôi đến đây để điều trị, trong khi cô ấy bị như vậy, ông có thể nói chuyện này với tôi vào lúc khác không?" Nhưng họ vẫn cố gắng nói tiếp, cắt ngang cả buổi thăm khám. Họ không ngừng xúc phạm chúng tôi bằng những lời lẽ khó nghe. Dù chưa thực hiện hết chu trình khám, khuyến cáo của trưởng khoa nhưng không thể chấp nhận việc đối xử với bệnh nhân như vậy, chồng tôi đã dìu tôi ra về với tâm trạng hoàn toàn thất vọng về cách đối xử được gọi là y đức ở đây".
"Khi ra đến thang máy, đuối sức vì không có xe lăn và quá sốc trước sự việc, tôi đã ngất xỉu và được ê-kíp mang trở lại Khoa sản. Tỉnh dậy, tôi đã bật khóc và nhất định phải rời thật nhanh, đi ra khỏi FV dù ekip vẫn muốn giữ tôi lại vì sẽ không tốt cho sức khỏe của tôi lúc này"...
Có thai hay không có thai?
Từ những thông tin được bệnh nhân phản ánh, trong buổi tiếp xúc báo chí chiều 26/6, trước câu hỏi của phóng viên Báo Dân trí về việc có hay không sự việc "1 ông Tây và 1 phụ nữ người Việt buông lời lẽ căng thẳng với người bệnh trong phòng khám của bệnh viện? BS Jean - Marcel Guillon, Tổng giám đốc bệnh viện và bà Nguyễn Thị Lệ Thu, Giám đốc Tiếp thị và Phát triển Kinh doanh của bệnh viện không phủ nhận sự vụ này.
Bệnh viện FV cho rằng dù thai lưu hay tụ dịch trong lòng tử cung thì chỉ định điều trị vẫn đúng
Lý giải cho cho việc tồn tại 2 chẩn đoán trái ngược nhau có thai và không có thai trên cùng một bệnh nhân diễn ra cùng ngày tại Bệnh viện FV, BS Jean - Marcel Guillon cho biết: "Bệnh nhân vào viện trong tình trạng bị rong kinh nhiều ngày. Trên siêu âm bác sĩ chỉ thấy bị tụ dịch, không thấy túi thai, test nhanh que thử thai cho kết quả âm tính, độ chính xác của que thử khoảng 95% đến 97%".
Cũng theo ông: "Đôi khi sẽ có những xét nghiệm, chẩn đoán kết hợp cho người bệnh nếu cần thiết. Trong trường hợp này không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy bệnh nhân có thai ngoài tử cung hoặc dấu hiệu có thai nên không cần phải thực hiện các kiểm tra khác. Việc phát hiện các chỉ số có thai thì thai đã bị lưu, bắt buộc phải bỏ nếu không sẽ rất nguy hiểm... Thuốc (Misoprostol Stada 200mg) bệnh nhân được bác sĩ kê toa có tác dụng tạo cơn co tử cung để tống xuất tụ dịch trong lòng tử cung ra ngoài. Trong sản khoa, thuốc được sử dụng phá thai đối với những trường hợp bỏ thai sớm".
Người đứng đầu Bệnh viện FV cho biết thêm: "Bệnh viện đã thành lập hội đồng y khoa, mời những chuyên gia hàng đầu để xem xét cụ thể ca bệnh trên. Hội đồng y khoa kết luận, việc tiếp nhận, chẩn đoán cho người bệnh là đúng, chỉ định điều trị đúng".
Bệnh viện sẽ kiện người bệnh?
Trả lời câu hỏi của phóng viên Dân trí về việc "bệnh viện sẽ kiện bệnh nhân?" BS Jean - Marcel Guillon cho hay: "Cách viết của người bệnh khiến mọi người hiểu trời ơi kinh khủng quá, bác sĩ đã giết chết bào thai của tôi và bệnh nhân vừa phải đối mặt với cái chết. Nhưng trên thực tế không phải như vậy, những chia sẻ cá nhân của bệnh nhân diễn ra 1 ngày sau khi xuất viện".
BS Jean - Marcel Guillon không che giấu ý định sẽ khởi kiện bệnh nhân
"Trước khi xuất viện, BS đã giải thích thai của bệnh nhân bị hư và hư trước khi vào viện nhưng ngày hôm sau bệnh nhân vẫn đăng những thông tin, để câu chuyện trên trang cá nhân trở nên nhiều tình tiết đã viết sai sự thật. Thực tế, khi tới bệnh viện vẫn tỉnh táo. Khi bệnh nhân được thông báo kết quả dương tính, bệnh nhân không khóc. Chỉ số hồng cầu cũng ở mức bình thường không phải một ca bệnh cấp cứu do sốc vì thiếu máu" - người đứng đầu Bệnh viện FV bức xúc.
Bà Nguyễn Thị Lệ Thu cho rằng: "Những thông tin sai sự thật của người bệnh xuất phát từ việc bệnh nhân yêu cầu bỏ thông tin sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp sau quan hệ tình dục cách đó khoảng 4 tuần dẫn tới bị ra máu rỉ rả nhưng không được bác sĩ chấp thuận vì đây là dữ kiện lâm sàng liên quan đến tình trạng bệnh".
BS Jean - Marcel Guillon khẳng định: "Luật nghiêm cấm các cá nhân, tổ chức đưa những thông tin bóp méo sự thật để bôi nhọ tổ chức cá nhân khác. Tổ chức, cá nhân bị bôi nhọ có quyền khởi kiện. Bệnh viện không muốn chia sẻ thông tin cho người ngoài và công chúng, nhưng đây là tình huống bất khả kháng bởi bệnh nhân đã chia sẻ những thông tin sai sự thật, bất lợi cho bệnh viện. Chúng tôi có quyền tự vệ để bảo vệ uy tín của toàn bệnh viện và niềm tin của người bệnh".
Vân Sơn
Theo Dân trí
Gìn giữ và phát huy các bài thuốc nam cổ phương chữa bệnh da liễu Đây là một trong những định hướng hoạt động của chi hội Nam Y Da liễu. trong buổi lễ công bố quyết định thành lập chi hội và đại hội chi hội Nam Y da liễu vào ngày 26/8 mới đây. Thầy thuốc Ưu tú, Lương y, Dược sĩ chuyên khoa 2, Chuyên viên cao cấp Nguyễn Đức Đoàn (đứng thứ 3 từ...