Bệnh viện Bình Dân đã báo cáo vụ tử vong sau mổ sỏi thận
Bệnh viện Bình Dân TP.HCM sẽ sớm thành lập hội đồng chuyên môn để xác định nguyên nhân người bệnh tử vong.
Phản ánh đến Pháp Luật TP.HCM, bạn đọc Trần Bùi Dương cho biết cha anh 54 tuổi, ở Đắk Nông, bị sỏi thận khá lâu. Tháng 7-2020, cha anh từ Đắk Nông lên Bệnh viện (BV) Bình Dân TP.HCM khám và xếp lịch mổ sỏi thận.
“Sáng 7-8, cha tôi chính thức lên bàn mổ trong tình trạng sức khỏe ổn định. Tuy nhiên khoảng 16 giờ cùng ngày, cha tôi được đưa qua phòng hồi sức trong tình trạng yếu ớt. Độ 10 phút sau, cha tôi co giật, sốt cao” – anh Dương nói .
“Hơn 20 giờ cùng ngày, tôi thấy điều dưỡng bóp bóng cho cha tôi. Vài phút sau, tôi phát hiện toàn thân cha tôi lạnh ngắt. Tôi hỏi điều dưỡng cha chết chưa nhưng không nhận được câu trả lời. Khoảng 22 giờ cùng ngày, cơ quan công an tới BV niêm phong hồ sơ cha tôi và tiến hành giám định pháp y. Tôi đề nghị BV Bình Dân chịu trách nhiệm cái chết của cha tôi, đồng thời giải thích rõ nguyên nhân cha tôi tử vong” – anh Dương nói.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, TS-BS Trần Vĩnh Hưng, Giám đốc BV Bình Dân, cho biết trước khi phẫu thuật sỏi thận phải, người bệnh được tư vấn các nguy cơ có thể xảy ra và đã đồng ý bằng văn bản.
“Gần 10 giờ ngày 7-8, người bệnh được đưa vô phòng mổ. Quá trình phẫu thuật theo đúng quy trình kỹ thuật và không xảy ra biến cố. Người bệnh sau đó được chuyển về phòng Hồi tỉnh” – TS-BS Trần Vĩnh Hưng cho biết thêm.
Do sức khỏe ổn định, tỉnh táo, tiếp xúc tốt nên người bệnh được chuyển từ phòng Hồi tỉnh qua khoa Niệu B để được chăm sóc. Tuy nhiên đến 18 giờ 30 cùng ngày, người bệnh tỉnh táo nhưng sốt lạnh run, nhiệt độ 38,2C nên được truyền thuốc.
“Lát sau, người bệnh lừ đừ nên được chuyển tới phòng bệnh nặng để theo dõi. Lúc này, các BS khoa Hồi sức tích cực-Chống độc tham gia hỗ trợ và cấp cứu” – TS-BS Trần Vĩnh Hưng nói.
Video đang HOT
Sau một tiếng tích cực cấp cứu, xoa bóp tim ngoài lồng ngực và đặt nội khí quản, mạch người bệnh không bắt được, huyết áp cũng không đo được. Các BS tiên lượng người bệnh không thể phục hồi.
“Bước đầu các BS chẩn đoán người bệnh đột tử chưa rõ nguyên nhân trên hậu phẫu lấy sỏi thận. BV Bình Dân đã báo cáo vụ việc lên Sở Y tế TP.HCM. BV cũng sẽ sớm thành lập hội đồng chuyên môn để xác định nguyên nhân người bệnh tử vong” – TS-BS Trần Vĩnh Hưng cho biết.
Mổ gắp 1258 viên sỏi thận: Căn bệnh không có triệu chứng cho đến khi bị đe dọa tính mạng
Một nam bệnh nhân được phát hiện có 1258 viên sỏi trong thận. Nguyên nhân sỏi thận suýt bị đe dọa tính mạng đã được bác sĩ khuyến cáo. Ai cũng nên đề phòng.
Quả thận chứa đầy sỏi khiến bác sĩ bất ngờ
Bác sĩ phẫu thuật Từ Hiểu Long đã phải mất gần 5 phút để đếm những viên đá trong khay phẫu thuật một cách cẩn thận. Đây là số viên đá anh ấy lấy ra từ thận trái của bệnh nhân họ Trương và được xem là bệnh nhân có số sỏi trong thận nhiều nhất mà bác sĩ Long từng phẫu thuật.
Bác sĩ Long là bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu tại Bệnh viện Trung tâm Tùng Sơn Hồ, (Bệnh viện Nhân dân Thứ ba Đông Quan, TQ), BS Long đã từng nhìn thấy nhiều bệnh nhân bị sỏi, nhưng lần này anh vẫn hơi bất ngờ. Bác sĩ Vương Tam Quý, GĐ Bệnh viện Thành phố Đông Quan, vốn là một chuyên gia về sỏi nổi tiếng, cũng phải ngạc nhiên với số lượng sỏi lớn trong thận của bệnh nhân.
Ông nói rằng dù rằng mình là người nhìn thấy sỏi thận quá nhiều lần trong công việc hàng ngày nhưng đây được xem là bệnh nhân có nhiều sỏi thận nhất.
Bệnh nhân Trương, 42 tuổi, là một nhân viên bình thường làm việc tại Shi Pai, Đông Quan. Ông có thói quen thường xuyên thích ăn uống cùng bạn bè sau khi tập thể dục, nhâm nhi bia và thịt, cuộc sống khá thoải mái.
Trong một cuộc khám sức khỏe thể chất định kỳ gần đây, anh được chẩn đoán bị tích nước nghiêm trọng ở cả hai quả thận, nguyên nhân là do sỏi.
Sau khi tham khảo ý kiến gia đình, anh Trương được đưa vào Bệnh viện. BS Long và các bác sĩ chuyên khoa tư vấn. Sau khi trao đổi, bệnh nhân quyết định thực hiện phẫu thuật để gắp sỏi ra ngoài. Ngày hôm sau sau khi nhập viện, cuộc phẫu thuật đã được thực hiện.
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ đã sử dụng một lỗ nhỏ có kích thước bằng đậu nành để lấy ra tất cả các viên sỏi, phương pháp trị liệu bằng laser đã được sử dụng để lấy sỏi ra khỏi niệu quản phải. Các viên sỏi trong niệu quản được thải ra qua lỗ niệu đạo mà không có sẹo phẫu thuật.
Sau ca phẫu thuật, khi nhìn vào những viên sỏi được lấy ra, anh Trương đã rất ngạc nhiên. Anh không ngờ rằng sẽ có nhiều sỏi trong thận như vậy. Các nhân viên y tế cũng rất ngạc nhiên. Có tận 1258 viên to nhỏ khác nhau.
Nguyên nhân nào có thể khiến cho thận của anh Trương tích tụ nhiều sỏi như vậy?
Có nhiều lý do cho sự hình thành sỏi, và những lý do phổ biến nhất là sự trao đổi chất cơ thể bất thường, tắc nghẽn đường tiết niệu, nhiễm trùng, dị vật, v.v.
Kiểm tra lại lối sống của anh Trương, bác sĩ Long đã phân tích rằng uống bia, chế độ ăn giàu chất béo, giàu protein và thường không uống nước đủ vì bận rộn là những lý do chính gây ra sỏi thận.
Nhưng từ sự phát triển của sỏi đến rất nhiều sỏi, bác sĩ Long cho rằng nó có liên quan đến sự thiếu hiểu biết của bệnh nhân về căn bệnh này.
"Có nhiều bệnh nhân bị sỏi thận không có triệu chứng, và nhiều người nghĩ rằng nếu không cảm thấy đau đớn gì thì không cần điều trị". BS Long nhấn mạnh, ngoài các triệu chứng cảm nhận hoặc có thể nhìn thấy như đau vùng thắt lưng và đi tiểu ra máu, các biến chứng không triệu chứng thực sự nghiêm trọng hơn.
Sự tắc nghẽn đường tiết niệu lâu dài do sỏi thận dẫn đến mất dần chức năng thận bị ảnh hưởng. Các biến chứng đe dọa tính mạng nghiêm trọng như ung thư và thậm chí sốc nhiễm trùng có thể xảy ra.
Hình ảnh thận trước và sau khi phẫu thuật
Làm thế nào để phòng ngừa sỏi?
BS Long nói rằng, bước đầu tiên là điều chỉnh cấu trúc trong chế độ ăn uống, kiểm soát lượng thức ăn giàu canxi, axit oxalic và purine và tránh chế độ ăn nhiều protein động vật, hàm lượng đường cao và chất béo cao.
Ví dụ, các sản phẩm đậu nành, rau bina, trà đặc, cà phê, ớt, các loại hạt, nội tạng động vật, rượu,... nên được ăn ít hơn.
"Một điều nữa là cần phải uống nhiều nước. Uống quá ít nước và đổ mồ hôi quá nhiều sẽ làm tăng canxi và muối trong nước tiểu, và hình thành các tinh thể trong nước tiểu, sẽ gây sỏi thận.
Ngược lại, uống nhiều nước có thể khiến nước tiểu được pha loãng hơn, từ đó có thể làm giảm sự hình thành tinh thể trong nước tiểu". BS Long nhấn mạnh thêm, một khi cảm thấy khó chịu, cần phải đi khám và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Con 3 tuổi đã bị sỏi thận: Bác sĩ "vạch mặt" thói quen xấu cả trẻ nhỏ và người lớn đều mắc Sỏi thận là bệnh lý phổ biến của người Việt. Tuy nhiên gần đây các bệnh viện và chuyên khoa tiết niệu ghi nhận những bệnh nhi nhỏ tuổi đã bị sỏi thận. Nhiều trẻ nhỏ đã bị sỏi thận Trường hợp của bé N.H.K 5 tuổi, Hà Nội, được gia đình đưa vào bệnh viện vì sốt, đi tiểu buốt. Mỗi lần...