Bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nam khám bệnh từ ngày 25/3
120 bác sĩ, nhân viên của cơ sở 1 tại Hà Nội sẽ luân phiên xuống Hà Nam khám chữa bệnh cho người dân.
Phó giáo sư Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết bệnh viện cơ sở 2 tại Hà Nam chính thức tổ chức khám chữa bệnh ngày 25/3. Dự kiến mỗi ngày nơi đây khám khoảng 1.000 đến 1.500 bệnh nhân ngoại trú, góp phần giảm tải cho cơ sở 1.
“Cơ sở 1 mỗi ngày tiếp nhận từ 7.000 đến 8.000 lượt khám, bệnh viện quá tải. Cơ sở ở Hà Nam hoạt động sẽ góp phần giảm tải khoảng 20% cho cơ sở 1″, Giám đốc bệnh viện cho biết.
Phòng khám bệnh đa khoa, Bệnh viện Bạch Mai cơ sở Hà Nam sẽ hoạt động ngày 25/2. Ảnh: Thế Anh.
Giai đoạn 1, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nam mở 16 phòng khám với đầy đủ 14 chuyên khoa do các bác sĩ tại cơ sở Hà Nội luân phiên về khám bệnh. Toàn bộ máy móc, trang thiết bị cũng được đem từ Hà Nội xuống, đảm bảo chất lượng chữa bệnh giống như cơ sở 1. Hiện các phòng khám, labo xét nghiệm, các phòng cận lâm sàng về cơ bản đã lắp đặt hoàn thiện cơ sở vật chất trang thiết bị, sẵn sàng phục vụ người dân.
“Tất cả con người và trang thiết bị đều được đảm bảo chất lượng như cơ sở 1″, Phó giáo sư Quốc Anh nói.
Máy chụp CT được chuyển đến từ cơ sở 1 đã lắp đặt xong. Ảnh: Thế Anh.
Video đang HOT
Bệnh viện đã triển khai các phương án phục vụ những nhu cầu thiết yếu cho bệnh nhân, người nhà và nhân viên y tế như đồ ăn, nước uống, tivi và phương tiện đi lại… Bệnh viện cũng bố trí một xe cấp cứu chuyên dụng để phục vụ cho những trường hợp khẩn cấp cần đưa về cơ sở 1.
“Trước mắt chúng tôi mới đảm bảo được chức năng khám ngoại trú và cấp cứu ban đầu. Những trường hợp cần điều trị nội trú hoặc những kỹ thuật chuyên sâu sẽ có xe vận chuyển miễn phí bệnh nhân về cơ sở 1 tại Hà Nội”, Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trưởng Khoa Khám bệnh cho biết.
Phó giáo sư Quốc Anh cũng cho biết, khi bệnh viện hoàn thiện, trang thiết bị sẽ được đầu tư hiện đại tầm khu vực và quốc tế. Bệnh viện cũng mời các chuyên gia từ nước ngoài như Nhật Bản hợp tác để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, điều trị cho bệnh nhân. Bệnh viện hướng tới mục tiêu giữ chân bệnh nhân người Việt, thu hút bệnh nhân nước ngoài.
Về chế độ bảo hiểm y tế cho bệnh nhân, bệnh viện cũng đã làm việc với Bộ Y tế, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Hà Nam để tạo điều kiện cho những đối tượng chính sách được đăng ký khám bảo hiểm ban đầu tại đây.
Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam khánh thành giai đoạn 1 vào tháng 10/2018. Đến nay, công trình đang được khẩn trương để hoàn thành hết các hạng mục còn lại.
Lê Nga
Theo VNE
Dành cả thanh xuân uống rượu, người đàn ông không qua được tuổi 35!
Nghiện rượu gây ra nhiều bệnh lý từ cấp tính tới mãn tính trong đó việc điều trị cho những bệnh nhân nghiện rượu cũng khó khăn hơn.
Hình ảnh bệnh nhân vàng như nghệ do rượu, da bình thường là của bệnh nhân không uống rượu. Ảnh BS Ngô Đức Hùng
15 năm uống rượu
Bệnh nhân N.V.T 35 tuổi, quê Hà Nam tử vong vì viêm phổi trên nền nghiện rượu nặng. Theo người nhà của anh T. anh uống rượu từ năm 20 tuổi và đến nay anh đã có thâm niên uống rượu 15 năm.
Mỗi ngày anh T uống ít nhất nửa lít rượu và không có rượu anh thầy nhạt mồm, nhạt miệng. Trước khi nhập viện anh T có biểu hiện ho, khó thở, tức ngực. Sau khi vào viện bệnh nhân đã được cấp cứu nhưng do bệnh nặng và bệnh nhân đã tử vong.
Thạc sĩ Ngô Đức Hùng - Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết khi vào viện bệnh nhân người vàng như nghệ, viêm phổi rất nặng.
Trong khi đó, việc điều trị bệnh viêm phổi cho những bệnh nhân nghiện rượu này khá khó khăn và tốn kém. Bởi trên nền một bệnh nhân nghiện rượu đã bị suy kiệt về sức khỏe, sức đề kháng giảm, điều trị vốn đã khó khăn. Lại thêm tình trạng gan, nhiều cơ quan phủ tạng bị tổn thương do uống rượu lâu năm, việc điều trị càng khó khăn hơn, do gan thải độc kém. Sức đề kháng không có.
Trường hợp bệnh nhân N.V.Đ (39 tuổi, Hưng Yên) được đưa đến Bệnh viện Nhiệt đới trung ương trong tình trạng tổn thương phổi, suy hô hấp nặng và có sốc nhiễm trùng, hiện còn đang phải hồi sức tích cực. Các kết quả khám, chẩn đoán xác định bệnh nhân mắc chứng viêm phổi Friedlnder.
Theo người nhà bệnh nhân, anh Đ đã nghiện rượu 15 năm nay, uống rượu liên miên, ăn uống kém.
Các triệu chứng của viêm phổi ở người nghiện rượu thường rất kín đáo do bệnh nhân thường xuyên say xỉn và hoạt động của hệ miễn dịch kém nên các biểu hiện như đau ngực, sốt... không xuất hiện rầm rộ. Người bệnh thường được nhập viện trong hai tình huống: một là suy hô hấp nặng, hai là tình trạng sốc (sốc giảm thể tích do mất dịch hoặc sốc nhiễm khuẩn). Bệnh nhân khó thở dữ dội, tím môi đầu chi, mạch nhanh nhỏ, da tái lạnh, huyết áp tụt. Chụp Xquang lồng ngực thấy phổi trắng xóa một phần hoặc toàn bộ. Những trường hợp này thường tiến triển xấu nhanh và tử vong cho dù có được hồi sức tích cực.
Bệnh nhân gia tăng
Thạc sĩ Hùng cho biết cấp cứu bệnh nhân do bia rượu không chỉ do bệnh nhân ngộ độc rượu bia, đánh nhau do bia rượu mà còn do các bệnh về tiêu hóa, xơ gan, viêm tụy cấp, viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng khác.
Tại phòng cấp cứu của khoa A9, có tới 50 % bệnh nhân liên quan tới bia rượu. Thạc sĩ Hùng kể nếu những năm 2008 - 2009 con số này chỉ khoảng 20 % thì nay tăng lên.
Nguyên nhân là do tỷ lệ người uống rượu bia ngày càng gia tăng, số người nghiện rượu gia tăng, nhiều người chỉ uống rượu mà ăn rất ít nên suy kiệt và sức đề kháng suy giảm bệnh nhân dễ mắc các bệnh nhiễm trừng hơn người thường.
Thực tế, nhiều người khi ngồi vào bàn nhậu, mải vui mà chỉ nhậu, quên ăn. Cũng có những người, đã thành một thói quen, uống vào là khó ăn uống. Trong khi đó, việc uống mà không ăn, nhất là ở những người nghiện rượu, lâu ngày cơ thể sẽ trở nên suy kiệt, giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh.
Các bệnh nhiễm trùng ở người nghiện rượu còn khó điều trị hơn. Thạc sĩ Hùng cho biết đôi khi chỉ là vi khuẩn thông thường ít tấn công ở người bình thường nhưng trên bệnh nhân nghiện rượu vi khuẩn lại độc hơn.
Không chỉ thế, bệnh nhân uống rượu còn nguy cơ viêm tụy cấp. Có những bệnh nhân viêm tụy cấp bác sĩ lấy máu xét nghiệm chưa đầy 15 phút sau thì mỡ đã lắng trong ống xét nghiệm máu thành màu vàng óng chiếm 2/3 lượng máu bác sĩ lấy ra từ đầu.
Bệnh nhân đau bụng quằn quại, mê sảng, kích thích, vật vã, run rẩy. Bác sĩ phải điều trị song song viêm nhiễm đường mật, vừa điều trị hội chứng cai. 2 ca còn lại đều bị viêm tụy cấp liên quan uống rượu bia. Theo bác sĩ Ngô Đức Hùng, đáng lưu ý là số bệnh nhân nhập viện do rượu bia ngày càng trẻ hóa, đa phần có độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi.
Có nhiều ca khủng khiếp, thạc sĩ Hùng nhấn mạnh chưa bao giờ thấy tỷ lệ biến chứng của rượu bia lại cao như thế này. Chưa kể ở các bệnh nhân xơ gan xuất huyết thực quản, các bác sĩ phải nhanh chóng cấp cứu, truyền hàng lít máu để cứu lại những tiên tửu này.
Nói về phong trào uống rượu, thạc sĩ Hùng kinh ngạc vì bất cứ đâu ở V iệt Nam này cũng rượu bia. Nhiều thanh niên dành cả buổi chiều uống rượu, đầu tiệc thì chúc nhau anh em đoàn kết và cuối tiệc thì cầm ghế đánh nhau rồi nhập viện.
Theo infonet
Bác sĩ "đánh vật" khi điều trị bệnh nhân ngáo đá Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) - cho hay, 10 năm trở lại đây, khi thế hệ ma túy mới "lên ngôi", số ca ngộ độc heroin giảm hẳn, mỗi năm chỉ còn vài trường hợp, nhưng tình trạng ngộ độc ma túy mới lại xuất hiện rất nhiều. Cô gái trẻ...