Bệnh ung thư dạ dày rất nhiều người có khả năng mắc phải nhưng bạn đã biết cách tầm soát bệnh từ sớm?
Helicobacter pylori (H. pylori) là loại vi khuẩn có khả năng gây viêm dạ dày mãn tính và là tiền đề của bệnh ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày là một loại ung thư phổ biến trên toàn thế giới. Theo thống kê tại Việt Nam từ năm 2004 đến 2008 cho thấy, ở thành phố Hồ Chí Minh thì ung thư dạ dày đứng hàng thứ 4 đối với nam, đứng thứ 8 trong số 10 loại ung thư thường gặp ở nữ giới. Tại Hà Nội, con số này lần lượt là thứ 2 và thứ 3. Các nghiên cứu trên NCBI (Trung tâm thông tin công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ) đã cho thấy có mối liên hệ mật thiết giữa ung thư dạ dày và nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori).
Vi khuẩn Helicobacter pylori là gì?
Helicobacter pylori (H. pylori) là xoắn khuẩn gram âm, hình que hơi cong. Vi khuẩn có roi giúp nó di chuyển trong lớp chất nhầy của dạ dày, gắn lên bề mặt dạ dày và sản sinh các độc tố làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Loại vi khuẩn này có 4 đường lây chủ yếu thông qua miệng – miệng như khi dùng chung dụng cụ cá nhân, bàn chải, chén bát hay ly uống nước… Đường dạ dày – miệng, tức vi khuẩn có trong dịch dạ dày trào ngược. Đường dạ dày – dạ dày, nếu như dụng cụ nội soi không được khử khuẩn tốt. Đường phân – miệng, nếu như bạn không vệ sinh tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.
H. pylori gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng, viêm nhiễm… làm bệnh dạ dày nặng hơn và là tiền đề của ung thư dạ dày.
H. pylori là một trong 2 nguyên nhân chính gây viêm dạ dày mãn tính, đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây loét dạ dày. Khi sống trong lớp chất nhầy niêm mạc, vi khuẩn tiết men là Protease và Phospholipases sẽ phá hủy chất nhầy dạ dày, gây viêm nhiễm, tăng axit dạ dày nên làm tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng.
Video đang HOT
Có khoảng 50% dân số thế giới có vi khuẩn H. pylori trong dạ dày, và con số này cao hơn ở những nước đang phát triển. Vì khá dễ lây và kháng thuốc do tình trạng lạm dụng kháng sinh nên việc điều trị H. pylori gặp nhiều khó khăn.
Việc lạm dụng kháng sinh sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc.
Khi nào thì bạn nên đi xét nghiệm?
Xét nghiệm được khuyên làm khi bạn có những triệu chứng của bệnh dạ dày, ruột, hoặc những cơn đau bụng không rõ nguyên nhân. Nếu bạn có tình trạng thường xuyên đau bụng, giảm cân không rõ nguyên nhân, khó tiêu, cảm giác đầy bụng hoặc buồn nôn… thì nên đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị.
Ở các bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính hoặc loét dạ dày được điều trị H. pylori, ổ loét sẽ mau lành và ít bị tái phát.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị Helicobacter pylori
Phương pháp chẩn đoán H.Pyori thông dụng hiện nay là kiểm tra qua hơi thở, kiểm tra phân, nội soi trực tràng và xét nhiệm máu. Trong đó, kiểm tra qua hơi thở là một trong những phương pháp khá thông dụng, an toàn và cho kết quả nhanh sau 30 phút.
Việc điều trị thường bao gồm kết hợp thuốc kháng sinh và thuốc để giảm lượng axit dạ dày, chẳng hạn như thuốc ức chế bơm proton và thuốc chẹn thụ thể histamine… Quá trình điều trị thực hiện trong vài tuần. Bệnh nhân sẽ được theo dõi và xét nghiệm trong cũng như sau quá trình dùng thuốc điều trị.
Theo Helino
Biểu hiện cơ thể 'chứa' vi khuẩn gây ung thư dạ dày
Biểu hiện nhiễm vi khuẩn HP nặng hơn với cơn đau từ âm ỉ đến mạnh, một số gây cơn đau cấp tính thủng dạ dày, xuất huyết, hẹp môn vị hoặc biến chứng nặng hơn là ung thư.
GS.TS. Đào Văn Long - Nguyên trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nguyên nhân gây viêm loét dạ dày mạn tính đó là do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP), đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm dạ dày và các biến chứng loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày.
Tuy nhiên, GS. Long cũng lưu ý không phải cứ nhiễm vi khuẩn HP là phải điều trị. Ước tính 70% dân số nhiễm vi khuẩn HP nhưng không phải tất cả đều cần điều trị; chỉ khi nào có các triệu chứng đau bụng, ợ hơi... mới cần đi khám, bác sĩ tư vấn điều trị.
Vi khuẩn này lây qua đường miệng - miệng, nghĩa là có trẻ bị nhiễm khi ăn uống, sinh hoạt cùng với người nhiễm HP. Ngoài ra, vi khuẩn theo đường môi trường do vệ sinh ăn uống kém, ô nhiễm môi trường, nguồn nước nhiễm bẩn. GS. Long cho biết thêm, nếu chưa có triệu chứng thì trước mắt chưa cần phải điều trị.
Dấu hiệu nhận biết có vi khuẩn này không đặc hiệu, người ta cho HP là vi khuẩn cộng sinh với cơ thể con người, 1 số ng có dấu hiệu đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị.
Biểu hiện của nhiễm vi khuẩn HP nặng hơn với cơn đau từ âm ỉ đến mạnh, một số gây cơn đau cấp tính thậm chí gây thủng dạ dày, gây xuất huyết, gây triệu chứng hẹp môn vị hoặc biến chứng nặng hơn là ung thư. Ngoài ra, HP còn gây nhiều căn bệnh khác, nó còn là yếu tố thuận lợi gây nên hen, có vai trò với ung thư phổi, xuất huyết giảm tiểu cầu.
Để phát hiện vi khuẩn HP, người bệnh có thể kiểm tra sức khoẻ tại các cơ sở y tế. GS Long cho biết, hiện nay công cụ phát hiện vi khuẩn HP là xét nghiệm trong máu có kháng thể HP. Với kết quả này, có hai trường hợp người đó từng nhiễm HP hoặc đang nhiễm HP, khi đó người ta sẽ nội soi dạ dày, sinh thiết lấy mẫu bệnh phẩm cho kết quả tương đối tốt để phát hiện HP. Để chắc chắn hơn có thể nhuộm màu đọc dưới kính hiển vi. Còn trường hợp đơn giản có thể biết HP không thì có thể test khí thở. Ngoài ra, còn các test tìm kháng nguyên trong phân.
Để phòng bệnh, nên cách ly không dùng chung đồ ăn khi gia đình có người mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn HP; vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Theo giaoducthoidai.vn
Ăn xong vội vã làm 5 việc này không khác gì tự rước bệnh vào người Có những thói quen sau bữa ăn tưởng như vô hại nhưng lại là nguyên nhân gây ra một số vấn đề về sức khỏe, hãy từ bỏ ngay trước khi quá muộn. Mở cạp quần hoặc thắt lưng ngay lập tức Sau khi ăn, nhiều người sẽ có thói quen mở cạp quần hoặc thắt lưng cho "dễ thở". Tuy nhiên, đây...