Bệnh tiểu đường và chứng hôi miệng có liên hệ gì?
Mọi người đều bị hôi miệng theo thời gian, chủ yếu là sau khi ăn các thực phẩm như hành tỏi. Nhưng có một số tình trạng sức khỏe có thể dẫn đến mùi hôi.
Có một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn có thể gây ra hôi miệng như tiểu đường, vấn đề về thận, hen suyễn, xơ nang và ung thư phổi. – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Hôi miệng được gọi là chứng hôi miệng. Có một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn có thể gây ra hôi miệng như tiểu đường, vấn đề về thận, hen suyễn, xơ nang và ung thư phổi.
Mùi trái cây ngọt ngào thường gặp trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường. Tương tự, các bệnh khác cũng có thể được nhận biết qua mùi hơi thở, theo Times of India.
Nhưng chính xác thì nguyên nhân gây hôi miệng ở bệnh nhân tiểu đường là gì và bạn có thể đối phó với nó như thế nào?
Hôi miệng ở bệnh nhân tiểu đường
Kiểm tra lượng đường trong máu – SHUTTERSTOCK
Hôi miệng có thể được gây ra ở bệnh nhân tiểu đường chủ yếu là do lượng xeton trong máu cao. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể trở nên kháng insulin hoặc không sản xuất đủ insulin.
Do đó, các tế bào không nhận đủ lượng glucose cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Để bù đắp cho điều này, cơ thể bắt đầu đốt cháy chất béo để tạo ra năng lượng nhằm thực hiện các chức năng khác nhau của cơ thể. Khi chất béo dự trữ trong tế bào bị đốt cháy thay vì glucose, nó sẽ tạo ra xeton, bắt đầu tích tụ trong máu và nước tiểu. Mức độ cao của xeton trong cơ thể gây ra mùi hôi đó, theo Times of India.
Mức độ cao của xeton trong cơ thể thực sự có hại và có thể dẫn đến một tình trạng nguy hiểm khác được gọi là nhiễm toan ceton do tiểu đường (DKA). Tình trạng này phổ biến nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và cần được giải quyết kịp thời.
Các triệu chứng phổ biến của xeton cao
Hơi thở thơm và có mùi trái cây.
Đi tiểu thường xuyên.
Video đang HOT
Đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa.
Mức đường huyết cao.
Khó thở hoặc lú lẫn.
Cách kiểm soát mùi hôi
Nếu mùi hôi là do nồng độ xeton trong máu cao thì chỉ có thể kiềm chế bằng thuốc. Nhưng đôi khi nó cũng có thể là do các vấn đề răng miệng. Vì vậy, bạn cần đánh giá kỹ tình hình trước khi đi đến kết luận, theo Times of India.
Đánh răng ít nhất hai lần một ngày.
Đừng quên cạo lưỡi và xỉa miệng.
Giữ cho mình đủ nước.
Theo dõi lượng đường trong máu của bạn.
Sử dụng kẹo bạc hà hoặc kẹo cao su không đường để kích thích tiết nước bọt.
Thường xuyên đi gặp nha sĩ.
Mùi hơi thở tiết lộ những bệnh nghiêm trọng gì?
Hơi thở có mùi không phải lúc nào cũng có nghĩa là vệ sinh kém, nhưng đó có thể là triệu chứng của một chứng bệnh nào đó.
ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đây là danh sách các triệu chứng mùi hôi và các căn bệnh, theo Bright Side.
1. Mùi hôi: Viêm nha chu, hoặc bệnh nướu răng
Nếu răng hư, thì hơi thở chắc chắn sẽ có mùi. Viêm nướu và viêm nha chu là hai tình trạng liên quan đến mùi hôi từ miệng.
2. Mùi long não (băng phiến): Bệnh đường hô hấp
Bị dị ứng hoặc mắc một bệnh về đường hô hấp nào, như cảm lạnh thông thường hoặc các trường hợp cúm có thể gây hôi miệng.
Các vi khuẩn xâm nhập vào miệng trở thành nguyên nhân gây mùi hôi. Khi cơ thể khỏe lại, mùi hôi tự biến mất. Ngoại trừ bị viêm xoang mạn tính.
3. Mùi chua: Trào ngược dạ dày hoặc ợ nóng
Nếu hơi thở có mùi chua, nguyên nhân có thể là do trào ngược dạ dày.
Để làm cho hết mùi, phải kiểm soát tình trạng dạ dày trước. Ngoài ra, phải thay đổi chế độ ăn uống và kiêng một số thực phẩm như rượu, tỏi, thức ăn cay và cà phê, theo Bright Side.
3. Mùi trái cây: Bệnh tiểu đường
Nếu miệng có mùi trái cây, thì đó là triệu chứng của bệnh nghiêm trọng.
Mùi như vậy chỉ có thể xuất hiện khi một người sắp bị bệnh tiểu đường, theo Bright Side.
Hãy gặp bác sĩ nếu có mùi hơi thở này.
4. Mùi và vị của kim loại: Ung thư dạ dày hoặc nhiễm vi khuẩn Hp
Có mùi vị kim loại trong miệng hoặc trong hơi thở là dấu hiệu điển hình của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn muộn, hoặc bị nhiễm vi khuẩn Hp.
Tuy nhiên, đôi khi một số loại thuốc có thể gây hôi miệng như thế.
5. Mùi thối rữa: Ung thư phổi
Ung thư phổi tạo ra một mùi nhất định trong hơi thở giống mùi thối rữa.
Nếu hơi thở có mùi như vậy nên gặp bác sĩ ngay.
6. Mùi tanh: Suy thận
Nếu có mùi tanh khi thở ra có nghĩa là bị suy thận. Về cơ bản, thận ngừng loại bỏ chất thải mà nó thường "lọc" khỏi hệ thống.
Lúc này đã là bệnh rất nghiêm trọng, nên gặp bác sĩ gấp, theo Bright Side.
7. Mùi mốc và mùi ngọt: Suy gan
Có mùi giống như nấm mốc có nghĩa là gan không hoạt động tốt.
Một triệu chứng khác là vàng da và vàng mắt.
Nếu có những dấu hiệu này, hãy đi khám ngay.
8. Mùi sữa chua: Không dung nạp Lactose
Có mùi sữa chua chắc chắn là dấu hiệu của việc không dung nạp một loại đường trong sữa, cơ thể không thể phân hủy chất đạm trong sữa. Kèm theo các triệu chứng khác như tiêu chảy và chuột rút.
9. Mùi tã bẩn: Viêm amidan
Viêm amidan gây hôi miệng. Nếu có mùi hôi như mùi "tã bẩn", hãy đi gặp bác sĩ ngay.
Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ y tế đặc biệt để loại bỏ canxi và vi khuẩn tích tụ trên amidan.
Nhiều người tin rằng nhai kẹo cao su sẽ giúp thoát khỏi mùi ở miệng và ngăn ngừa sâu răng.
Nhưng theo các nghiên cứu khác nhau, đã chứng minh điều ngược lại. Đường trong kẹo cao su giúp vi khuẩn trong miệng phát triển hơn nữa.
Ngay cả khi nhai kẹo cao su không đường, mùi hôi miệng sẽ chỉ được che đi chứ không thể khử hết mùi được.
Giải pháp tốt nhất là chữa bệnh tận gốc và giữ gìn sức khỏe răng miệng, theo Bright Side.
Hễ đeo khẩu trang lại ngửi thấy mùi hôi khó chịu, coi chừng các bộ phận quan trọng này đang lâm nguy Ắt hẳn bạn không phải là người duy nhất gặp trường hợp này, bởi tất cả những người thường xuyên ngửi thấy mùi hôi khi đeo khẩu trang đều chịu chung lý do "khó nói" này. Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã khiến mọi người đều phải duy trì thói quen đeo khẩu trang hàng ngày. Tuy nhiên, nếu lần nào...