Bệnh tay chân miệng lan rộng

Theo dõi VGT trên

Đến thời điểm này, số trường hợp tử vong do bệnh tay chân miệng (TCM) trong cả nước đã lên đến 85 ca. Đáng lo ngại là bệnh đang xuất hiện và lan rộng ở hầu hết các tỉnh phía bắc. Thông tin trên được Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết vào chiều ngày 25-8.

Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 35.623 ca mắc TCM tại 59 tỉnh, thành và 17 địa phương có ca tử vong.

Trong những ngày qua, nhiều đoàn phòng chống dịch của Bộ Y tế vẫn tiếp tục kiểm tra tại các địa phương “ nóng” về bệnh ở phía Nam như: An Giang, Đồng Tháp, Long An…

Bên cạnh đó, hầu hết các tỉnh phía bắc cũng đã xuất hiện bệnh như Thanh Hóa, Hòa Bình, Hải Dương, Hà Nội…

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, lo ngại: Mặc dù số bệnh tại các địa phương phía bắc vẫn chỉ rải rác nhưng có khả năng sẽ gia tăng, lan rộng và mạnh hơn về cường độ nếu không chủ động khoanh vùng dập dịch sớm.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn và các đoàn chuyên gia của Bộ Y tế đã trực tiếp kiểm tra phòng chống dịch tại Hưng Yên, Hải Dương, Thanh Hóa, Hòa Bình…

Bệnh tay chân miệng lan rộng - Hình 1

Bệnh nhi điều trị TCM tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM).

* Tại TP.HCM, chiều nay 25-8, Sở Y tế TP.HCM đã có buổi họp khẩn với giám đốc các trung tâm y tế dự phòng quận, huyện, đề nghị tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống dịch TCM trong khi số ca mắc và tử vong vẫn gia tăng.

Bên cạnh đó, theo báo cáo của UBND TP.HCM trong buổi họp về tình hình kinh tế – xã hội TP.HCM tháng 8 vào chiều nay, hiện TP cũng đang phải đối phó với bệnh sốt xuất huyết gia tăng (với hơn 1.135 ca) và có 2 ca mắc cúm A/H1N1 tử vong trong tháng này.

TP.HCM hiện là địa phương đang có số ca mắc TCM cao nhất nước, với hơn 7.683 ca mắc và 24 ca tử vong (tính từ đầu năm đến nay). Số ca mắc TCM cao gấp 3 lần cùng kỳ năm 2010.

Theo PLXH

Trẻ đã bị tay chân miệng vẫn có thể mắc bệnh trở lại

Tư vấn cùng độc giả VnExpress.net sáng nay, hai bác sĩ Lê Phan Kim Thoa và Lê Hồng Nga khẳng định bệnh tay chân miệng có thể tái trở lại trên một bệnh nhân, cả người lớn cũng có thể bị lây. Vệ sinh và phát hiện sớm là những biện pháp phòng bệnh, ngăn nguy cơ tử vong.

- Tôi muốn hỏi những dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng sớm nhất? Và cách phòng bệnh tay chân miệng tại nhà? (Nguyễn Thu, 32 tuổi, TP HCM)

- Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Phan Kim Thoa, Phó khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1: Biểu hiện điển hình của bệnh tay chân miệng là loét miệng và sang thương ở lòng bàn tay và bàn chân. Biểu hiện đầu tiên là những vết loét trong miệng làm trẻ rất đau có thể từ chối ăn uống hoặc chảy nước miếng nhiều. Riêng sang thương ở lòng bàn tay, chân là những sẩn hồng ban nổi gồ lên mặt da nhưng lại không đau không ngứa và không làm trẻ khó chịu. Phòng bệnh tay chân miệng chủ yếu là vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống. Đặc biệt nếu phát hiện trẻ bị mắc tay chân miệng trẻ phải được cách ly tại nhà để tránh lây lan cho những người tiếp xúc.

- Vùng miền nào của Việt Nam mắc bệnh tay chân miệng nhiều nhất, và ngược lại. Các vùng biển có số ca mắc bệnh ít hơn các vùng khác không? (Lưu Thị Xuân Hương, 32 tuổi, Hà Nam)

- Thạc sĩ, bác sĩ Lê Hồng Nga, khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM: Tính đến tuần 33 của năm (đến giữa tháng 8), bệnh đã được ghi nhận ở 59/63 tỉnh thành của cả nước và không phân biệt về mặt địa lý.

- Bé đã bị tay chân miệng rồi có khả năng bị lại không? Khả năng mắc lại bao nhiêu phần trăm? Mắc lần sau có nguy hiểm không? Cách nhận biết nếu mắc lại như thế nào? Virus sống được bao nhiêu lâu trong môi trường? (Ngọc Nguyễn, 29 tuổi, TP HCM)

- BS Kim Thoa: Bệnh tay chân miệng có thể tái phát nhiều lần nếu bé tiếp xúc với người bị tay chân miệng. Mức độ nguy hiểm bệnh sẽ tùy thuộc vào độc lực của siêu vi gây bệnh và cơ địa của từng bệnh nhân. Các lần mắc bệnh tay chân miệng khác nhau đều có cùng một biểu hiện như nhau: Loét miệng, sang thương ở lòng bàn tay, bàn chân.

Trẻ đã bị tay chân miệng vẫn có thể mắc bệnh trở lại - Hình 1

Bác sĩ Lê Phan Kim Thoa, Phó khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1. Ảnh: Kiên Cường

- Làm sao để phân biệt được sốt do bệnh tay chân miệng với sốt siêu vi hay sốt do các bệnh khác gây ra? Trường hợp em bé cũng bị nổi bóng nước, những nốt lạ trên tay chân nhưng không bị sốt thì có nghi là bệnh tay chân miệng không? Em bé đã bị bệnh tay chân miệng trước đây thì có bị/dễ bị nhiễm bệnh lại không? (Thoang. Thieu, 38 tuổi, Đồng Nai)

- BS Kim Thoa: Bệnh tay chân miệng nếu không có biến chứng thì bé chỉ sốt nhẹ hoặc không sốt. Các trường hợp tay chân miệng kèm theo sốt cao cần phải được theo dõi biến chứng của bệnh. Bệnh tay chân miệng khác với các trường hợp sốt siêu vi khác ở biểu hiện loét miệng và các sang thương ngoài da. Trẻ đã mắc bệnh tay chân miệng như đã trả lời ở câu hỏi trước, vẫn có thể bị mắc lại.

- Bé 24 tháng tuổi, hai tháng trước nhập viện thì bác sĩ bảo là sốt siêu vi, nằm viện hai ngày cho về, khám tư, bác sĩ bảo cháu bị tay chân miệng (trong miệng lở theo chùm nhỏ, tay chân đều có bọng nước nhỏ, mông và miệng cũng có) bác sĩ có cho thuốc uống và thoa 6 ngày, bé hết sốt, tuy nhiên trong miệng bé vẫn còn một vết lở miệng bằng đầu ngón tay út, màu trắng, cháu có dẫn cháu đi khám bác sĩ bảo cháu bị viêm niêm nạc miệng, lại cho uống thuốc, nhưng hết thuốc cũng không khỏi. Tôi lo lắm! (Vy Vy, 27 tuổi, Long An)

- BS Kim Thoa: Bệnh tay chân miệng là bệnh do siêu vi gây ra, do đó trong 1-2 ngày đầu bé có thể có biểu hiện của tình trạng nhiễm siêu vi chung (sốt, mệt mỏi...). Sau khi điều trị, các vết loét miệng sẽ biến mất trong khoảng từ 5 đến 7 ngày. Nếu bé con chị vẫn còn vết lở miệng kéo dài thì nhiều khả năng là bé bị đẹn (Apthes) hoặc cũng có thể bé bị viêm niêm mạc miệng chứ không phải bệnh tay chân miệng kéo dài.

- Em đã có một con gái đầu được 6 tuổi và con gái út hiện được 8 tháng 22 ngày tuổi, đọc thông tin về bệnh tay chân miệng em cảm thấy rất lo lắng. Nên mong các bác sĩ hướng dẫn thật kỹ về cách phòng bệnh; và hiện nay có thuốc tiêm phòng để ngăn ngừa bệnh đó không, nếu có thuốc thì phải cho bé đi tiêm phòng ở đâu? (Phùng Huyền Trang,, 31 tuổi, Gia Lai)

- BS Lê Hồng Nga: Bệnh tay chân miệng hiện nay chưa có vacxin dự phòng. Vì vậy để phòng bệnh cần thực hiện các biện pháp dự phòng phổ quát như:

Rửa sạch bàn tay của trẻ cũng như người chăm sóc bằng nước và xà phòng trước khi chăm sóc hay chuẩn bị thức ăn cho bé, sau khi đi vệ sinh...

Hàng ngày rửa sạch đồ chơi cũng như vật dụng của bé, khu vực sinh hoạt bằng nước và xà phòng hoặc các chất lau sàn thông thường. Nếu có điều kiện nên lau bằng nước javen (nước tẩy trắng quần áo pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất trên nhãn chai).

Hàng tuần khử khuẩn đồ chơi cũng như vật dụng của bé, khu vực sinh hoạt của bé bằng dung dịch cloramin B (một muỗng cà phê bột trong một lít nước) hoặc nước javen (tăng nồng độ gấp đôi so với nồng độ vệ sinh hàng ngày ở trên).

Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi.

Không tiếp xúc với trẻ bị bệnh tay chân miệng. Đối với người lớn nếu phải chăm sóc hoặc tiếp xúc với trẻ bị bệnh thì phải rửa sạch bàn tay bằng nước và xà phòng trước khi tiếp xúc với trẻ khoẻ mạnh.

Video đang HOT

- Con em nay 5 tuổi, hai hôm nay cháu bị sốt nhiều, chiều qua em đã đưa cháu đi khám bác sĩ, bác sĩ nói cháu bị viêm amidale và cho uống thuốc. Bác sĩ cho hỏi bệnh tay chân miệng có triệu chứng thế nào, cháu sốt vậy có cần phải đưa đi bệnh viện để kiểm tra không? Cháu sốt nhưng vẫn còn tỉnh táo và vui chơi nhưng không lanh lẹ như lúc bình thường. (Trọng Nghĩa, 32 tuổi, TP HCM)

- BS Kim Thoa: Nếu anh đã đưa cháu đi khám bác sĩ và bác sĩ chưa phát hiện cháu có biểu hiện bệnh tay chân miệng thì anh không nên quá lo lắng. Bé anh còn sốt nhưng có thể hạ sốt được và vẫn tỉnh táo vui chơi bình thường thì anh có thể tiếp tục theo dõi bé và tái khám theo hẹn của bác sĩ.

- Em co be trai 3 tuôi, năm 2010 be co bi bênh tay chân miêng va khoi bênh sau một tuân. Vơi dich bênh tay chân miêng bung phat, đôc tinh cao năm 2011, be co thê bi lai bênh tay chân miêng không? Cach phong tranh bênh vi em co be trai 7 tuôi chưa bi bênh nay bao giơ. (Thanh Loan, 33 tuổi, Tây Ninh)

- BS Hồng Nga: Bé bị mắc bệnh tay chân miệng rồi vẫn có khả năng bị lại. Vì vậy vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh phổ quát như đã hướng dẫn ở trên.

- Con em ngón chân ngón tay da hơi bị sần lên, có những nốt mụn nước nhỏ li ti làm bì bì da, và cháu có kêu ngứa. Bác sĩ kiểm tra và nói sợ cháu bị chân tay miệng và có kê phenegan ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml, metrogyl dental bôi miếng trước ngủ trưa và tối, xúc miệng nước muối theo dõi bệnh nếu thấy biến chứng phải đưa vào viện. Cháu đã khỏe, sợ cháu bị chân tay miệng như bác sĩ nói thành thử em vẫn không dám cho cháu đi học vì sợ lây sang các bạn khác. Em phải làm sao? (Thanh Vân, 23 tuổi, TP HCM)

- BS Kim Thoa: Thường bệnh tay chân miệng chỉ cần cách ly tại nhà cho đến khi cháu hết lở miệng và hết sang thương da (khoảng 7-10 ngày). Do đó nếu con chị đã lành bệnh thì có thể cho cháu đi học trở lại.

Trẻ đã bị tay chân miệng vẫn có thể mắc bệnh trở lại - Hình 2

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Hồng Nga, Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM. Ảnh: Kiên Cường.

- Bé 3 tuổi, tuần vừa rồi bé bị sốt (nhiệt độ sốt khoảng 38,5-39,2 độ), bác sĩ chuẩn đoán bé bị viêm mũi họng. Sốt qua ngày thứ hai thì bác sĩ có cho đi xét nghiệm máu, theo kết quả bé không bị sốt xuất huyết. Qua ngày thứ ba thì bé hết sốt. Nhưng lúc này bé lại có những nốt đỏ nổi rải rác ở vùng lưng, mông, chân ( không có ở những chỗ như lòng bàn tay, bàn chân, lưỡi, vòm miệng). Bé vẫn vui chơi, ăn, ngủ tốt. Sau vài ngày thì những nốt đỏ đã tự hết. Những dấu hiệu đó có phải là bệnh tay chân miệng không? (Đỗ Ngọc, 29 tuổi, TP HCM)

- BS Kim Thoa: Qua miêu tả của bạn, thì con bạn có thể bị sốt phát ban do siêu vi. Nếu hiện tại, bé đã hết sốt và các ban trên người đã lặn, vẫn vui chơi ăn ngủ tốt thì chị có thể yên tâm về tình trạng bệnh của bé.

- Xin bác sĩ Nga cho biết bé bú tay nhiều có khả năng nhiễm bệnh không khi nhà em đã được lau sạch hàng ngày? Nguồn gốc của bệnh từ chó mèo có đúng không? (My Nương, 28 tuổi, An Giang)

- BS Hồng Nga: Bệnh tay chân miệng thường lây trực tiếp từ người bệnh hoặc gián tiếp qua bàn tay hoặc đồ vật có dính dịch tiết từ bệnh nhân (không lây qua động vật trung gian). Nếu bàn tay của bé vô tình bị dính dịch tiết từ người bệnh hoặc của người lành mang mầm bệnh qua tiếp xúc thì vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh. Vì vậy bên cạnh việc lau sạch nhà cửa, vật dụng, đồ chơi thì vẫn phải thường xuyên rửa sạch bàn tay bé và cố gắng không để bé mút tay.

- Chào các bác sĩ. Bé Bi 4 tuổi, ngày 21/8 bé bị nổi các vết đỏ không có bóng nước ở lòng bàn chân và lòng bàn tay nhiệt độ 37,5oC. Đi khám bác sĩ tư nói là bé bị tay chân miệng. Đến ngày 22/8 các vết đỏ mờ dần đến bữa nay thì không thấy nữa. Vậy cho em hỏi bé nhà em đã hết bệnh chưa? Vì bé còn một chị gái 5,5 tuổi phải cách ly. (Vũ Ngọc Trâm, 33 tuổi, TP HCM)

- BS Kim Thoa: Nếu bé bắt đầu bị bệnh từ ngày 21/8 thì bạn vẫn cần phải theo dõi và cách ly bé ít nhất là một tuần sau để đảm bảo bệnh không có biến chứng và bé không có khả năng lây bệnh cho những người tiếp xúc.

- Xin bác sĩ Nga cho biết: 2gr/lít nước và 4gr/lít nước: sử dụng cho rửa tay hay lau nhà? Nghĩa là như thế nào? (Văn Thiệp, 37 tuổi, TP HCM)

- BS Hồng Nga: Dung dịch cloramin dùng để ngâm rửa vật dụng, đồ chơi và lau nhà, không được dùng để rửa tay và không được uống. Pha dung dịch này với tỷ lệ 2 gram trong một lít nước dùng để vệ sinh hàng ngày; 4 gram trong một lít nước dùng để khử khuẩn mỗi tuần một lần.

- Xin bác sĩ cho biết hiện tượng "run chi" trong bệnh tay chân miệng biểu hiện cụ thể như thế nào ? (Thu Huyền, 30 tuổi, TP HCM)

- BS Kim Thoa: "Run chi" là một trong những biểu hiện bệnh tay chân miệng có biến chứng. Tuy nhiên một số bé khi sốt cao cũng có thể có run chi, do đó khi bé bị tay chân miệng có biểu hiện run chi bạn cần phải cho bé đi đến cơ sở y tế để tái khám ngay. Run chi trong bệnh tay chân miệng biểu hiện rõ nhất khi đưa cho bé cầm những vật dụng có trọng lượng vừa tay (vật nặng quá thì khó phát hiện triệu chứng run chi).

- Dù các phương tiện truyền thông có nói nhiều về việc vệ sinh nhà cửa, tay chân trẻ và người trông trẻ, nhưng em vẫn thực sự lo lắng vì trong môi trường sinh hoạt hàng ngày bé phải tiếp xúc với biết bao là thứ, và các bạn nhỏ khác (mà các bé thì có bị mắc bệnh mà chưa biểu hiện ra không!)...Vậy cho em hỏi cụ thể cách phòng bệnh cho bé tốt nhất. (Xuân Hương, 32 tuổi, TP HCM)

- BS Hồng Nga: Cách phòng bệnh tốt nhất là vệ sinh khử khuẩn nhà cửa, vật dụng, đặc biệt là phải duy trì thói quen thường xuyên rửa sạch tay bằng nước và xà phòng cho bé cũng như người chăm sóc.

- Bé nhà cháu năm nay được một tuổi. Hiện giờ cháu đang khỏe mạnh, ăn uống tốt. Cháu muốn hỏi nếu như em bé nhà cháu không tiếp xúc với những em bé bị chân tay miệng khác thì có thể bị nhiễm chân tay miệng không? Nếu có thì do đâu (Duong Thi Thanh, 32 tuổi, TP HCM)

- BS Kim Thoa: Không chỉ có trẻ em mới mắc bệnh tay chân miệng mà ngay cả người lớn cũng có thể mắc bệnh này. Tuy nhiên ở người lớn bệnh có thể không có biểu hiện rõ ràng do đó dù không tiếp xúc với trẻ mắc bệnh con bạn vẫn có thể bị bệnh khi tiếp xúc với người mang mầm bệnh mà không có biểu hiện.

- Xin các bác sĩ cho biết, biểu hiện bệnh trở nặng là có biểu hiện như thế nào? (Phương Thu, 35 tuổi, TP HCM)

- BS Kim Thoa: Các biểu hiện sau đây cho thấy bệnh có thể đã có biến chứng và cần phải đưa đến bệnh viện tái khám ngay: Sốt cao liên tục không hạ được; sốt kéo dài quá 2 ngày; giật mình chới với; run chi hoặc run thân; yếu liệt chi; thở bất thường; ói nhiều; ngủ li bì; co giật; da nổi bông; vã mồ hôi lạnh.

- Chào bác sĩ Nga, nhờ bác sĩ tư vấn, nếu chỉ rửa tay bằng nước sạch có diệt khuẩn được không? Con tôi học hè bảo trong trường tại TP HCM cô giáo ít nhắc rửa tay, vậy trung tâm y tế dự phòng có biện pháp nào phối hợp với Sở Giáo dục không? (Thảo Nguyên, 23 tuổi, TP HCM)

- BS Hồng Nga: Rửa tay bằng nước chỉ mới làm sạch còn để diệt khuẩn thì cần sử dụng xà phòng. Hiện nay Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM đã biên soạn bộ tài liệu tập huấn phòng bệnh tay chân miệng cho các giáo viên trường mầm non. Tài liệu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc rửa sạch bàn tay để phòng bệnh cũng như tổ chức đoàn kiểm tra đến các trường mầm non để giám sát các hoạt động vệ sinh phòng bệnh.

- Tôi nhận thấy dung dịch sát khuẩn Chloramin B chưa được phát rộng rãi để người dân phòng bệnh. Muốn mua cũng không biết tìm đâu ra? Các chất sát khuẩn thông thường cũng ít ai biết. Xin hỏi bác sĩ muốn mua Chloramin b thì tìm ở đâu? (Lê Quang Dũng, 26 tuổi, Bình dương)

- Th.S, BS Hồng Nga: Tại TPHCM, Cloramin B được cấp phát miễn phí ở các trạm y tế phường, xã. Nếu không có Cloramin B, có thể thay thế bằng nước tẩy trắng quần áo (nước javel) thường được bán ở tất cả các cửa hàng tạp hóa, siêu thị...

- Mình thấy bệnh chân tay miệng không phải là bệnh nguy hiểm nhưng sao có nhiều bé chết do bệnh vậy? Có phải do bố mẹ chăm sóc không đúng cách? Bố mẹ chăm sóc bé có mang mầm bệnh lây cho người khác không? (Tố Nga, 27 tuổi, Từ Liêm- HN)

- BS Kim Thoa: Bệnh tay chân miệng là bệnh do siêu vi trùng gây nên, do đó đa số các trường hợp bệnh sẽ tự lành, điều trị bệnh chủ yếu là chăm sóc, chế độ dinh dưỡng và một số thuốc để giảm đau hạ sốt cho bé. Tuy nhiên, nếu bệnh tay chân miệng có biến chứng thì tỷ lệ tử vong rất cao vì biến chứng của bệnh ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng của cơ thể như hệ thần kinh (viêm não, viêm màng não), tim mạch (viêm cơ tim), hô hấp (phù phổi cấp). Bố mẹ chăm sóc bé bị bệnh cần phải vệ sinh cá nhân cẩn thận trước khi tiếp xúc với người khác để tránh lây lan bệnh.

- Làm thế nào để phòng tránh bệnh này ở nơi tập trung đông trẻ (trường mầm non, mẫu giáo,...)? (Phạm Văn Hùng, 44 tuổi, Minh Khai, Hà Nội)

- BS Hồng Nga: Để phòng bệnh tại các trường mầm non, nhà trường cần tổ chức cho trẻ rửa tay thường xuyên cũng như lau rửa các vật dụng, đồ chơi, lớp học bằng các dung dịch khử khuẩn. Về phía phụ huynh, nên tập cho bé thói quen rửa tay thường xuyên trước khi ăn, sau khi chơi, sau khi đi vệ sinh... Thói quen này không chỉ phòng được bệnh tay chân miệng mà còn tránh được các bệnh lây truyền qua đường tiếp xúc khác.

- Bé nhà em năm nay 3,5 tuổi. Mấy ngày nay bé bị sốt, trong họng mọc dày mụt nhỏ và có mủ. Có đi khám bác sĩ và theo dõi ở nhà nhưng không thấy mọc bóng nước ở tay và chân, bé sốt kéo dài 5 ngày thì hết sốt. Nhưng không biết có phải bé bị bệnh tay chân miệng hay không mà giờ bé lây bệnh sang cho chị gái năm nay 8 tuổi cũng bị tình trạng giống như bé. Như vậy liệu có phải bé bị bệnh tay chân miệng hay không?(Nguyen Le Thi Hoa, 35 tuổi, 08B- KP10 - Tan phong - BH - DN)

- BS Kim Thoa: Bệnh tay chân miệng điển hình sẽ có biểu hiện loét miệng và sang thương ngoài da. Tuy nhiên vẫn có những trẻ bị tay chân miệng chỉ có biểu hiện loét miệng hoặc sang thương ngoài da. Do đó nếu con bạn chỉ có biểu hiện viêm loét miệng vẫn chưa thể loại trừ được cháu bị bệnh tay chân miệng và cần phải được theo dõi như bệnh tay chân miệng.

- Bé lớn nhà em 2,5 tuổi đầu ấm, chân tay nổi nốt, miệng đau nhưng ko có nốt. Đi khám, bác sĩ chuẩn đoán là bệnh TCM và đã cho cách ly. Ở nhà còn một bé sơ sinh gần 2 tháng tuổi, sáng phát hiện một nốt đỏ dưới da ở lòng bàn tay. Ngoài ra, không có biểu hiện gì khác. Liệu có phải bé sơ sinh lây của bé lớn. Nếu đúng thì điều trị cho bé sơ sinh thế nào? Có được bôi thuốc vào nốt bệnh? (Phạm Ngọc Hà, 31 tuổi, Linh Đàm, Hà Nội)

- BS Kim Thoa: Bé bị bệnh tay chân miệng có thể lây cho người khác trước khi lở miệng hoặc nổi sang thương da do đó nếu bé sơ sinh của chị có tiếp xúc với bé bị bệnh tay chân miệng và có nổi sang thương da ở lòng bàn tay thì cần phải mang đi khám để xác định chẩn đoán và được hướng dẫn điều trị cũng như theo dõi cho bé.

Sang thương tay chân miệng hoàn toàn không đau, không ngứa, không gây khó chịu cho bé và sẽ tự lành. Do đó bạn không cần phải dùng thuốc gì để bôi vào sang thương ngoài da.

- Chào bác sĩ! Thuốc sát khuẩn Chloramin B dạng Viên và dạng bột loạii nào tốt hơn? Nếu pha vào nước mà không có mùi Clo là thốc đã hỏng không ạ? Có thể thay thế Chloramin B bằng nước Javel được không? Và có thể sử dụng xà phòng giặt đẻ rửa đồ chơi cho bé không? Hay nước lau nhà có tính sát khuẩn như Chloramin B? Cảm ơn bác sĩ nhiều! (Vũ Châu Yên, 30 tuổi)

- BS Hồng Nga: Cloramin B ở dạng viên 250 mg thường dùng để khử khuẩn nước uống, nếu dùng để pha dung dịch khử trùng phải dùng số lượng nhiều và hơi khó pha (vì phải nghiền nát viên hóa chất trước khi cho vào nước). Do vậy tốt nhất nên sử dụng cloramin B dạng bột để pha dung dịch khử khuẩn.

Có thể dùng javel để thay thế cloramin B trong khử khuẩn phòng bệnh. Xà phòng được dùng để rửa đồ chơi cho bé hàng ngày, song nếu khử khuẩn cần dùng javel hoặc dung dịch cloramin B.

Khảo sát của Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM cho thấy, các loại nước lau nhà trên thị trường hiện nay không có tính khử khuẩn như cloramin B.

- Nốt mụn có hình gì? Có nước bên trong không? Màu gì? (Phạm Thị Mai Phượng, 26 tuổi, Hải Phòng)

- BS Kim Thoa: Sang thương ngoài da của bệnh tay chân miệng điển hình là những sẩn hồng ban nổi gồ lên mặt da, không ngứa, không đau. Vị trí thường gặp là lòng bàn tay, lòng bàn chân. Một số trường hợp có thể thấy sang thương ở đầu gối, cùi chỏ hoặc mông.

- Bé nhà tôi cách đây 2 tuần có biểu hiện phồng rộp trên bàn tay và cánh tay với đường kính khoảng 3mm. Khi khám bác sĩ bảo không phải bệnh TCM. Nhưng hôm qua thấy cháu có thêm biểu hiện có nốt ở mu bàn chân và miệng có một nốt như bị tróc mép và lợi có một nốt như bị nhiệt. Xin hỏi bác sĩ có phải triệu chứng TCM không và cách phòng chống cũng như điều trị? Cảm ơn bác sĩ! (Thuý Hằng, 30 tuổi, Hà Nội)

- BS Kim Thoa: Nếu đợt bệnh này cháu có biểu hiện sang thương ở chân và có lở miệng thì chị phải mang cháu đi khám để xác định chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp.

- Nếu người lớn chăm bé bị bệnh tay chân miệng thì có cần cách ly người lớn này luôn không và thời gian cách ly an toàn nhất để tránh không lây bệnh cho bé khác là bao nhiêu ngày? Có khi nào người lớn bị lây bệnh nhưng không biểu hiện bệnh ra ngoài mà vẫn khả năng lây cho bé khác không? (Kim Chi, 26 tuổi, TP HCM)

- BS Hồng Nga: Người lớn vẫn có thể bị nhiễm bệnh tay chân miệng (song rất hiếm), hoặc mang virut gây bệnh mà không có biểu hiện lâm sàng. Những người này vẫn có khả năng lây bệnh cho trẻ. Nếu đã bị bệnh thì nên hạn chế tiếp xúc với trẻ trong khoảng 10 ngày kẻ từ khi phát bệnh. Trong trường hợp bắt buộc phải chăm sóc trẻ lành, người bệnh cần phải mang khẩu trang và găng tay.

Trẻ đã bị tay chân miệng vẫn có thể mắc bệnh trở lại - Hình 3

- Chào bác sĩ, em ở Long An, bé nhà em 28 tháng tuổi, hai ngày nay cháu bị sốt nhẹ 37,5 độ, khi uống thuốc hạ sốt thì hết sốt, hết thuốc thì sốt lại, bé biếng ăn, thỉnh thoảng ăn vào lại ói (2-3 lần/ngày, bị tiêu chảy (phân lỏng, có mùi chua, đi 3 lần/ngày). Em có chở bé đến bác sĩ ở phòng mạch khám, bác sĩ nói bé bị yếu đường ruột nhưng tối bé hay quấy khóc, em lo lắng sợ không biết bé có bị tay chân miệng không. Mong bác sĩ tư vấn dùm em. Cám ơn bác sĩ nhiều (Lê Kiều Hạnh, 36 tuổi, Trần Hưng Đạo, Phường 1, Thành phố Tân An, tỉnh Long An)

- BS Kim Thoa: Qua những triệu chứng mà bạn mô tả thì chưa thấy cháu có biểu hiện của bệnh tay chân miệng. Bạn cần theo dõi thêm biểu hiện loét miệng cũng như các sang thương ngoài da của bé. Hiện tượng ngủ không yên, quấy khóc ban đêm có thể gặp ở rất nhiều bệnh, khi bé không được khỏe chứ không riêng gì bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên khi bé bị bệnh tay chân miệng thì dấu hiệu giật mình hốt hoảng, chới với khi ngủ là dấu hiệu cần quan tâm để phát hiện sớm biến chứng.

- Chúng ta cần làm những gì khi trẻ nhà bên cạnh bị bệnh tay chân miệng, có cần phun thuốc diệt khuẩn như những bệnh dịch khác để phòng tránh cho con em mình, nếu phun thì phun thuốc gì, liên hệ hoặc mua ở đâu? (Pham Thien Luat, 31 tuổi, xa My Lam, huyen Hon Đat, tinh Kien Giang)

- Th.S, BS Hồng Nga: Khi nhà bên cạnh có bệnh nhi tay chân miệng thì không nên cho bé tiếp xúc với người bệnh. Đồng thời thông báo ngay cho trạm y tế phường xã nơi cư ngụ để triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Đối với bệnh tay chân miệng, việc phun hoá chất không cần thiết nhưng phải thực hiện các biện pháp ngâm rửa vật dụng, đồ chơi và vệ sinh khu vực sinh hoạt của trẻ bằng các dung dịch khử khuẩn như cloramin B hoặc nước javel.

- Bé nhà em 32 tháng. Vừa rồi bé bị sốt ho, lở miệng một ngày, em dẫn đi khám ở bệnh viện, bác sĩ bảo bị viêm phế quản (bé hay bị lở miệng). Một ngày sau, em phát hiện lòng bàn tay, bàn chân của bé xuất hiện khoảng 3, 4 nốt đỏ như bị muỗi cắn. Em dẫn bé đi tái khám lại, thì bác sĩ bảo bị tay chân miệng. Xin hỏi bác sĩ làm sao có thể phân biệt hiện tượng lở miệng thông thường và bệnh tay chân miệng? (Hòa, 33 tuổi, Quận Tân Phú)

- BS Kim Thoa: Thông thường nếu trẻ chỉ bị lở miệng do đẹn thì vết loét sẽ nằm ở niêm mạc má, môi hoặc nướu răng; trong khi trẻ bị tay chân miệng thì vết loét miệng thường nằm sâu trong họng và có thể lan lên vòm họng, lưỡi, niêm mạc má hoặc môi.

Tuy nhiên trong thời điểm mà nhiều trẻ mắc bệnh tay chân miệng, đặc biệt con bạn có biểu hiện sang thương da thì cần phải đến cơ sở y tế để xác định cháu có mắc bệnh tay chân miệng hay không.

- Thưa bác sĩ, 2 bé sinh đôi nhà em 4,5 tuổi sắp đến ngày nhập học, nhưng em không dám cho bé đến trường vì tình hình ngày một nguy cấp. Chẳng lẽ em cứ giữ cháu ở nhà mãi hay sao, ngoài cách vệ sinh và rửa tay thường xuyên thì có cách nào khác để ngừa bệnh tay chân miệng nữa không ạ? (Lô Thị Phương Uyên, 30 tuổi, Nguyễn Văn Đậu, P.11, Bình Thạnh)

- BS Hồng Nga: Để phòng bệnh tay chân miệng, chỉ có biện pháp vệ sinh khử khuẩn nhà cửa và giữ gìn vệ sinh cá nhân. Tại các trường mầm non cũng đã có chỉ đạo chung về việc triển khai các biện pháp phòng chống bệnh này. Trên thực tế ghi nhận chỉ có khoảng 30% trẻ bị bệnh có đi học tại các trường mầm non, trong khi 70% số còn lại không đi học. Vì thế bạn không nên quá lo lắng mà vẫn có thể cho bé đến trường, bên cạnh đó cần thực hiện các biện pháp vệ sinh tại nhà, đồng thời góp ý với nhà trường để thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

- Xin bác sĩ cho hỏi: Bệnh tay chân miệng có lây trong quá trình ủ bệnh không ạ? Em có đọc tài liệu và được biết, xét nghiệm để chẩn đoán tay chân miệng phải 15 ngày sau mới có kết quả chính xác, vậy dấu hiệu nào để phân biệt bệnh với các bệnh có ban ra da khác (sốt phát ban, trái rạ, sởi, phỏng dạ, viêm da...) (Việt Ánh, 27 tuổi, TP HCM)

- BS Kim Thoa: Bệnh tay chân miệng có thể lây cho người tiếp xúc trước khi bé có biểu hiện lở miệng hoặc biểu hiện ngoài da. Chẩn đoán bệnh tay chân miệng chủ yếu dựa vào các dấu hiệu khi khám bé. Việc xét nghiệm nếu được thực hiện là nhằm mục đích kiểm soát dịch.

- Xin hoi bác sĩ là dùng cồn 70 độ để vệ sinh tay chân cho bé có tác dụng phòng ngừa bệnh tay chân miệng không, vì cháu bé nhà em rất khó để rửa tay bằng nước xà phòng? (Lý Chí Đức, 33 tuổi, Hà Nội)

- Th.S, BS Hồng Nga: Bạn có thể dùng cồn 70 độ hoặc các dung dịch sát khuẩn nhanh để phòng bệnh. Tuy nhiên bạn nên tập cho bé thói quen rửa tay bằng nước và xà phòng sẽ dễ dàng thực hiện hơn.

- Xin hỏi bác sĩ Thoa. Trẻ em trong độ tuổi nào thì dể bị mắc bệnh tay chân miệng nhất. Dấu hiệu để nhận biết sớm như thế nào, và khi nào thì cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện khám. Khi trẻ em bị mắc bệnh tay chân miệng thì nên kiêng những gì ? Xin cảm ơn bác sĩ! (Trancuong, 41 tuổi, TP Hồ Chí Minh)

- BS Kim Thoa: Mọi người đều có thể bị mắc tay chân miệng nếu tiếp xúc với người bệnh, tuy nhiên lứa tuổi dễ mắc bệnh là những trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo.

Một số phụ huynh hay có suy nghĩ không đúng là trẻ mắc bệnh tay chân miệng phải kiêng rất nhiều thứ kể cả tắm rửa. Thật ra nếu kiêng như vậy sẽ làm cho trẻ khó chịu hơn vì bị ngứa và có thể gây nên nhiễm trùng da đi kèm. Do đó khi trẻ mắc bệnh, cần phải chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ, cho trẻ mặc thoáng mát, tắm rửa thường xuyên. Riêng về chế độ dinh dưỡng cũng không cần phải kiêng ăn uống; chỉ đặc biệt chú ý cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, hợp vệ sinh và nhất là không ép trẻ uống các loại nước chua nếu trẻ từ chối vì sẽ làm trẻ đau miệng hơn.

Trẻ đã bị tay chân miệng vẫn có thể mắc bệnh trở lại - Hình 4

- Khi khử trùng đồ chơi hoặc lau nhà bằng bột cloramin B thì có cần cho bé đi chỗ khác để không bị nhiễm hóa chất không? (Lê Nguyễn Hồng Nhật, 29 tuổi, BIÊN HÒA)

- BS Hồng Nga: Nên để bé ra khỏi khu vực đang thực hiện vệ sinh diệt khuẩn. Bên cạnh đó, trong việc bảo quản hóa chất nên để tránh xa tầm tay trẻ em vì có nguy cơ ngộ độc nếu trẻ vô tình uống phải. Sau khi khử trùng đồ chơi hoặc lau nhà bằng dung dịch khử khuẩn, phải lau lại bằng nước sạch rồi phơi hoặc lau khô mới tiếp tục cho trẻ sử dụng.

- Xin hỏi bác sĩ là dùng nước muối để vệ sinh có phòng ngừa được bệnh chân tay miệng không ạ? (Trịnh Thanh Tùng, 33 tuổi, Ba Đình-Bỉm Sơn-Thanh Hoá)

- BS Hồng Nga: Nước muối thường chỉ dùng để ngâm rửa rau quả với mục đích làm trôi trứng giun sán. Còn để khử khuẩn phòng bệnh tay chân miệng cần phải sử dụng các dung dịch khử khuẩn như cloramin B hoặc javel.

- Xin hoi bac sĩ: Vơi chau be 1,5 thang tuôi bi bệnh chân tay miêng thi phác đô điêu tri như thê nao. Xin cam ơn (Nguyên Ngoc Tung, 34 tuổi, Hai Ba Trưng - Ha Nôi)

- BS Kim Thoa: Bệnh tay chân miệng cho đến hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị nâng đỡ và theo dõi để phát hiện và điều trị biến chứng. Phần lớn các trường hợp tay chân miệng sẽ được điều trị tại nhà bằng thuốc giam đau và hạ sốt, đặc biệt là phụ huynh cần theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu nặng cần mang đến bệnh viện ngay. Phụ huynh không nên điều trị bằng cách tự đi mua thuốc cho trẻ uống vì sẽ có những loại thuốc làm cho bệnh nặng hơn.

- Bác sĩ cho em hỏi: có nên dùng dung dịch Cloramin để giặt quần áo và khăn lau mặt cho bé không? Nếu có thì lượng bao nhiêu là được? Cảm ơn bác sĩ. (Hai Van, 30 tuổi, Nghe An)

- BS Hồng Nga: Trong phòng bệnh tay chân miệng, dung dịch cloramin B được sử dụng để vệ sinh khử khuẩn vật dụng, nhà cửa hoặc khu vực sinh hoạt của trẻ. Bạn cũng có thể dùng cloramin B nồng độ thấp (nửa muỗng cà phê trong một lít nước) hoặc nước javel để ngâm giặt quần áo. Tuy nhiên điều này chỉ cần thiết đối với quần áo của trẻ bị bệnh.

- Di chứng để lại sau khi chữa khỏi bệnh như thế nào, thưa bác sĩ? (Nguyễn Văn Tiến, 30 tuổi, Hải Dương)

- BS Kim Thoa: Đa số các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng sẽ lành hoàn toàn không để lại di chứng, chỉ một số rất ít trường hợp bé bị tổn thương não nặng mới để lại di chứng như chậm phát triển, tâm thần vận động, yếu chi, run chi.

- Kính gửi các bác sĩ. Với tình hình phức tạp và nguy hiểm của bệnh chân tay miệng như hiện nay, ngành y tế đã có giải pháp gì để phòng bệnh cho những tỉnh thành chưa bùng phát bệnh chưa ạ. Liệu trong tương lai có vacxin phòng bệnh này không ạ? Xin cảm ơn các bác sĩ (Nguyễn Thị Hải Hà, 28 tuổi, Hải Phòng).

- BS Hồng Nga: Để phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả đòi hỏi mỗi người, mỗi gia đình cần phải có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh chung. Ngay tại các vùng chưa bùng phát dịch, mọi người cũng không nên chủ quan mà cần chủ động thực hiện phòng bệnh cho con em mình. Hiện nay ngành y tế đã có những thông điệp hướng dẫn thực hiện biện pháp phòng bệnh như: rửa tay, vệ sinh nhà cửa, vật dụng... Khi có những thắc mắc liên quan đến phòng bệnh tay chân miệng cũng như các bệnh truyền nhiễm nói chung, bạn nên liên hệ với trạm y tế địa phương để được hướng dẫn cụ thể.

- Nước bọt, nước tiểu, phân, dịch tiết từ mũi của trẻ bị bệnh tay chân miệng lây lan qua trẻ khác bằng đường miệng (ví dụ: dịch tiết từ mũi, phân của trẻ bị bệnh dính vào thức ăn, trẻ khác ăn vào thức ăn đó sẽ bị lây bệnh). Điều đó đúng không bác sĩ? (Võ Thị Chi, 31 tuổi, Vũng Tàu)

- BS Kim Thoa: Trẻ lành khi tiếp xúc với các dịch tiết đường hô hấp (nước bọt, nước mũi) hoặc chất tiết đường tiêu hóa của trẻ bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Riêng nước tiểu không phải là nguồn lây bệnh.

- Với những trường hợp trẻ bị bỏng chân hoặc tay, với điều kiện không thể đưa tới cơ sở y tế ngay, thì tôi nên làm những gì? (Dương Vĩnh Trung, 27 tuổi, Yên Lạc - Vĩnh Phúc)

- BS Kim Thoa: Nếu nghi ngờ trẻ bị tay chân miệng thì tốt nhất là đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và hướng dẫn chăm sóc điều trị cũng như theo dõi. Nhưng nếu bạn chưa thể đưa bé đi khám ngay thì có thể:

- Cho bé giảm đau hạ sốt bằng Paracetamol.

- Cho ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu và hợp vệ sinh.

- Chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, tắm rửa thường xuyên cho trẻ.

- Theo dõi các dấu hiệu nghi ngờ có biến chứng để mang trẻ đến bệnh viện khám ngay.

- Thưa bác sĩ Nga, cho tôi hỏi cách làm vệ sinh từ các loại hóa chất sao cho hiệu quả? Loại hóa chất nào phù hợp nhất và phải làm bao nhiêu lần trong tuần? (Duy Khang, 36 tuổi, TP HCM)

- BS Hồng Nga: Để khử trùng đồ chơi, vật dùng bằng hóa chất khử khuẩn, trước tiên phải rửa sạch các vật dụng bằng nước và xà phòng. Tiếp theo, ngâm vật dụng trong dung dịch khử khuẩn đã pha theo đúng nồng độ hướng dẫn trong thời gian từ 10 đến 20 phút. Sau đó, rửa lại bằng nước sạch và lau khô.

Cách lau nhà: trước tiên lau qua bằng nước sạch để loại bỏ bụi đất bám trên sàn nhà. Tiếp theo lau lại bằng dung dịch khử khuẩn (trong quá trình lau, nếu khăn lau bị khô hoặc dơ, phải giặt bằng nước sạch trước khi nhúng lại vào dung dịch khử khuẩn để lau tiếp); sau đó lau lại bằng nước sạch và lau khô.

Bạn có thể dùng dung dịch cloramin B hoặc nước javel để khử khuẩn tối thiểu mỗi tuần một lần.

- Thưa bác sĩ Nga, tại TP HCM, nếu muốn xin chất khử khuẩn miễn phí thì xin ở đâu? (Đoàn Kim Chi, 36 tuổi, TP HCM)

- BS Hồng Nga: tại TP HCM, bạn có thể liên hệ các trạm y tế phường xã nơi cư ngụ để được cấp hóa chất khử khuẩn miễn phí.

- Ngoài tay chân miệng, các nốt còn có thể nổi ở đâu? Có trường hợp nào không nổi bóng nước mà vẫn bị tay chân miệng không? (Hải Triều, 34 tuổi, TP HCM)

- BS Kim Thoa: Trong bệnh tay chân miệng, sang thương điển hình là loét miệng và sẩn lòng bàn tay lòng bàn chân, tuy nhiên sang thương vẫn có thể có ở đầu gối, cùi chỏ, mông hoặc khắp người. Có những trường hợp tay chân miệng chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần mà không có sang thương da.

- Tôi thực sự rất lo lắng về căn bệnh chân tay miệng này. Tôi có hai con nhỏ, một cháu vào lớp 1 và một cháu 7 tháng tuổi. Xin bác sĩ tư vấn và hướng dẫn (cụ thể và đầy đủ) cách phòng chống bệnh hiệu quả nhất, đồng thời hướng dẫn các bà mẹ cách nhận biết và xử lý nhanh nhất khi trẻ gặp phải bệnh. (Pham Thi Hien, 33 tuổi, Bắc Ninh)

- BS Hồng Nga: Để chủ động phòng bệnh tay chân miệng, điều quan trọng nhất cần phải tập thói quen rửa tay bằng nước và xà phòng cho trẻ cũng như người chăm sóc trẻ. Bên cạnh đó, thường xuyên lau rửa vật dụng, đồ chơi và khu vực sinh hoạt của trẻ bằng các dung dịch khử khuẩn. Đồng thời cần thực hiện ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ giúp phòng bệnh tay chân miệng mà còn giúp tránh được các bệnh truyền nhiễm khác.

- BS Kim Thoa: Khi nghi ngờ trẻ bị bệnh tay chân miệng cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xác định chẩn đoán và được hướng dẫn cách chăm sóc, theo dõi. Việc chăm sóc trẻ đúng cách và phát hiện kịp thời sẽ giúp trẻ mau lành bệnh hơn.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát hiện ung thư từ vết máu trên áoPhát hiện ung thư từ vết máu trên áo
05:44:29 08/02/2025
Viêm tắc tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?Viêm tắc tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?
08:15:54 07/02/2025
Cúm mùa diễn biến bất thường tại nhiều quốc gia: Chuyên gia khuyến cáoCúm mùa diễn biến bất thường tại nhiều quốc gia: Chuyên gia khuyến cáo
15:05:00 06/02/2025
Báo động chủng virus cúm gia cầm 'thông minh hơn tất cả chúng ta'Báo động chủng virus cúm gia cầm 'thông minh hơn tất cả chúng ta'
21:19:51 06/02/2025
Sau khung giờ này, tốt nhất không nên tắmSau khung giờ này, tốt nhất không nên tắm
05:51:38 07/02/2025
Mệt mỏi, tim đập nhanh vì sử dụng kẹo giảm cân cấp tốcMệt mỏi, tim đập nhanh vì sử dụng kẹo giảm cân cấp tốc
09:28:24 07/02/2025
Rét đậm, rét hại: Người phải làm việc ngoài trời cần lưu ý gì?Rét đậm, rét hại: Người phải làm việc ngoài trời cần lưu ý gì?
13:12:14 06/02/2025
Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc-xinPhòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc-xin
14:55:22 06/02/2025

Tin đang nóng

Đi họp lớp bạn cũ khoe mua cả lượng vàng ngày vía Thần Tài, 3 hôm sau tôi phát hiện ra cú lừa chao đảo cuộc đờiĐi họp lớp bạn cũ khoe mua cả lượng vàng ngày vía Thần Tài, 3 hôm sau tôi phát hiện ra cú lừa chao đảo cuộc đời
05:52:40 08/02/2025
Bị chê 'dở' vì mua vàng ngày Thần Tài, 10 năm sau cô gái khiến tất cả ngỡ ngàngBị chê 'dở' vì mua vàng ngày Thần Tài, 10 năm sau cô gái khiến tất cả ngỡ ngàng
05:46:17 08/02/2025
3 mỹ nhân gây nhầm lẫn vì giống công chúa Kpop: Triệu Lộ Tư chưa bằng "trùm cuối"3 mỹ nhân gây nhầm lẫn vì giống công chúa Kpop: Triệu Lộ Tư chưa bằng "trùm cuối"
06:53:43 08/02/2025
Hoa hậu Việt dính vào ồn ào nghi hẹn hò bạn trai cũ của Thiều Bảo Trâm là ai?Hoa hậu Việt dính vào ồn ào nghi hẹn hò bạn trai cũ của Thiều Bảo Trâm là ai?
07:41:39 08/02/2025
Con dâu nổi tiếng keo kiệt bỗng tặng bố chồng cả căn nhà khang trang, mở cửa vào mà chúng tôi sửng sốt với tấm ảnh trên tườngCon dâu nổi tiếng keo kiệt bỗng tặng bố chồng cả căn nhà khang trang, mở cửa vào mà chúng tôi sửng sốt với tấm ảnh trên tường
05:55:54 08/02/2025
Con gái lén lấy trộm tiền lì xì mua Baby Three bị mẹ phát hiện, bà nội xen vào khiến cả nhà rơi vào "thảm kịch"Con gái lén lấy trộm tiền lì xì mua Baby Three bị mẹ phát hiện, bà nội xen vào khiến cả nhà rơi vào "thảm kịch"
06:08:42 08/02/2025
Nữ tướng quân đẹp nhất màn ảnh Trung hiện tại: Nhan sắc cực đỉnh ở phim mới, trời sinh để đóng cổ trangNữ tướng quân đẹp nhất màn ảnh Trung hiện tại: Nhan sắc cực đỉnh ở phim mới, trời sinh để đóng cổ trang
06:23:41 08/02/2025
Phụ nữ trung niên đeo trang sức: Nhớ "3 NÊN đeo 3 KHÔNG nên đeo" để trông thanh lịch và đẳng cấpPhụ nữ trung niên đeo trang sức: Nhớ "3 NÊN đeo 3 KHÔNG nên đeo" để trông thanh lịch và đẳng cấp
06:43:07 08/02/2025

Tin mới nhất

Nên ăn gì, tránh gì khi dùng thuốc trị gout colchicine?

Nên ăn gì, tránh gì khi dùng thuốc trị gout colchicine?

07:25:59 08/02/2025
Để ngăn ngừa các đợt bùng phát bệnh gout có thể dùng liệu pháp hạ axit uric (ULT) như allopurinol và febuxostat... Các loại thuốc này giúp ngăn ngừa nồng độ axit uric tăng quá cao.
Cứu sống trẻ sơ sinh bị vỡ dạ dày kèm xoắn ruột nguy kịch, hiếm gặp

Cứu sống trẻ sơ sinh bị vỡ dạ dày kèm xoắn ruột nguy kịch, hiếm gặp

06:20:25 08/02/2025
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đã kịp thời phẫu thuật cứu sống một trẻ sơ sinh bị bệnh đặc biệt nguy kịch.
Triệu chứng, cách chăm sóc và phòng ngừa cúm A ở trẻ nhỏ

Triệu chứng, cách chăm sóc và phòng ngừa cúm A ở trẻ nhỏ

06:14:51 08/02/2025
Việc chăm sóc trẻ mắc cúm A cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C để tăng sức đề kháng.
Những điều cha mẹ cần biết để phòng tránh cúm A cho trẻ

Những điều cha mẹ cần biết để phòng tránh cúm A cho trẻ

06:12:53 08/02/2025
Theo bác sĩ Thúy, cúm mùa thường tiến triển lành tính, nhưng bệnh cũng có thể có biến chứng nặng và nguy hiểm thường gặp ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp.
Cụ ông ở Hà Nội mắc cúm mùa phải thở máy, 3 nhóm người cần đặc biệt lưu ý

Cụ ông ở Hà Nội mắc cúm mùa phải thở máy, 3 nhóm người cần đặc biệt lưu ý

06:11:04 08/02/2025
Ngoài trường hợp này, Trung tâm hiện đang điều trị cho nhiều bệnh nhân cúm có dấu hiệu trở nặng, trong đó đa phần là người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu và một số trường hợp là phụ nữ mang thai.
Bé trai 7 tuổi hoại tử chân vì gia đình tự ý đắp thuốc nam

Bé trai 7 tuổi hoại tử chân vì gia đình tự ý đắp thuốc nam

06:02:36 08/02/2025
Tuy nhiên, hậu quả để lại từ việc tự ý điều trị bằng thuốc nam là rất nghiêm trọng. Cháu bé phải chịu những di chứng nặng nề, đồng thời quá trình hồi phục của trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn, gian nan và tốn kém về thời gian cũng như chi phí.
Gia tăng bệnh nhân nhập viện do giá rét

Gia tăng bệnh nhân nhập viện do giá rét

05:50:15 08/02/2025
Người cao tuổi và những người có bệnh nền như tim mạch, huyết áp cần tránh ra ngoài khi trời quá lạnh. Trẻ em cần được tiêm phòng đầy đủ và được đưa đi khám ngay khi có các triệu chứng như ho, sốt, khó thở, không nên tự ý dùng thuốc.
6 yếu tố rủi ro có thể gây tăng huyết áp

6 yếu tố rủi ro có thể gây tăng huyết áp

21:00:27 07/02/2025
Hầu hết trường hợp tăng huyết áp không có triệu chứng và chỉ được phát hiện tình cờ qua đo huyết áp tại nhà hay khám sức khỏe tổng quát định kỳ.
Bấm huyệt nào giúp giảm đau nửa đầu?

Bấm huyệt nào giúp giảm đau nửa đầu?

09:25:15 07/02/2025
Trong đa phần các trường hợp người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng bấm huyệt làm phương pháp hỗ trợ điều trị, vừa an toàn lại hiệu quả trong việc làm dịu cơn đau.
Các dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Các dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

09:02:10 07/02/2025
Các biến chứng chủ yếu là suy hô hấp, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm tai giữa, viêm não, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát..., thậm chí làm trầm trọng hơn tình trạng của bệnh nhi mắc bệnh nền, gia tăng nguy cơ tử vong.
Ho khan, nuốt nghẹn, phát hiện ung thư hiếm gặp

Ho khan, nuốt nghẹn, phát hiện ung thư hiếm gặp

09:00:18 07/02/2025
Triệu chứng ho khan và cảm giác nuốt nghẹn thường gặp ở nhiều bệnh lý, nhưng nếu chúng kéo dài và không có dấu hiệu cải thiện, như trường hợp của ông Đ., việc thăm khám và chẩn đoán sớm là vô cùng quan trọng.
Ba trẻ trong gia đình ở Hà Nội cùng mắc cúm A, trong đó có 2 trẻ viêm phổi

Ba trẻ trong gia đình ở Hà Nội cùng mắc cúm A, trong đó có 2 trẻ viêm phổi

08:58:24 07/02/2025
Người mắc cúm A sẽ có một số biểu hiện đặc trưng như: sốt cao, sốt kéo dài, đau họng, viêm họng, ho nhiều và kéo dài, ớn lạnh, khó thở, mệt mỏi, chảy nước mắt khi ra ngoài sáng. Trẻ em nhiễm bệnh rất dễ gặp tình trạng nôn mửa, hoặc tiêu...

Có thể bạn quan tâm

Sao Việt 8/2: NSND Hồng Vân trẻ đẹp tuổi 59, vợ Cường Đô La phủ nhận có bầu

Sao Việt 8/2: NSND Hồng Vân trẻ đẹp tuổi 59, vợ Cường Đô La phủ nhận có bầu

Sao việt

08:10:10 08/02/2025
NSND Hồng Vân được khen ngày càng trẻ đẹp sau khi giảm cân, Đàm Thu Trang - bà xã Cường Đô La tiết lộ vướng tin đồn mang bầu lần 3 do lên cân sau Tết.
Kiên Giang lọt danh sách 'Những địa danh thân thiện nhất thế giới'

Kiên Giang lọt danh sách 'Những địa danh thân thiện nhất thế giới'

Du lịch

08:10:07 08/02/2025
Booking.com chính thức công bố 10 điểm đến thân thiện nhất thế giới trong khuôn khổ giải thưởng Traveller Review Awards lần thứ 13, tỉnh Kiên Giang (Việt Nam) tự hào góp mặt trong danh sách này.
Vận trình rực rỡ: 5 chòm sao gặp nhiều may mắn nhất ngày 9/2

Vận trình rực rỡ: 5 chòm sao gặp nhiều may mắn nhất ngày 9/2

Trắc nghiệm

08:05:23 08/02/2025
Ngày 9/2 là thời điểm vàng cho 5 chòm sao này đón nhận may mắn ngập tràn.Thần Tài mở kho đúng ngày 10 Âm lịch, 4 con giáp nhận chìa khóa tài lộc, làm gì cũng suôn sẻ Tử vi
Ukraine cáo buộc Nga đứng sau hàng loạt vụ đánh bom trung tâm tuyển quân

Ukraine cáo buộc Nga đứng sau hàng loạt vụ đánh bom trung tâm tuyển quân

Thế giới

08:00:19 08/02/2025
Cáo buộc của Ukraine được đưa ra sau vụ tấn công hôm 5/2 khiến 1 người thiệt mạng và 4 người khác bị thương tại một trung tâm nghĩa vụ quân sự ở miền tây Ukraine.
Không thời gian - Tập 37: Thương đột ngột hi sinh trong khi làm nhiệm vụ

Không thời gian - Tập 37: Thương đột ngột hi sinh trong khi làm nhiệm vụ

Phim việt

08:00:06 08/02/2025
Thương là người chị, người bạn luôn đồng cảm và thấu hiểu và giúp đỡ Hồi mỗi khi cô gặp khó khăn. Nhưng người chị ấy đã đột ngột hy sinh khiến Hồi buồn mãi không nguôi.
Bùng binh tình tay 6 "xoắn não" nhất showbiz Việt: Erik yêu tới 3 cô trong 4 năm, người này yêu người kia "nhức cái đầu"

Bùng binh tình tay 6 "xoắn não" nhất showbiz Việt: Erik yêu tới 3 cô trong 4 năm, người này yêu người kia "nhức cái đầu"

Nhạc việt

07:56:50 08/02/2025
Xem xong MV Dù Cho Tận Thế, người hâm mộ vô tình phát hiện mối quan hệ dây mơ rễ má giữa dàn diễn viên đóng MV.
Phát sốt nhan sắc đẹp đến siêu thực của bạn gái cũ Lee Min Ho sau 3 năm mất hút

Phát sốt nhan sắc đẹp đến siêu thực của bạn gái cũ Lee Min Ho sau 3 năm mất hút

Nhạc quốc tế

07:52:03 08/02/2025
Đấu trường âm nhạc xứ Hàn tháng 2 đang nóng lên từng ngày trước màn đổ bộ của không ít ngôi sao đình đám. 1 trong những cái tên được mong đợi nhất gọi tên Suzy tái xuất vào ngày 17/2.
Style bộ nào cũng đẹp của mẹ bầu Mai Ngọc

Style bộ nào cũng đẹp của mẹ bầu Mai Ngọc

Phong cách sao

07:50:04 08/02/2025
Phong cách thời trang cô xây dựng không chỉ toát lên nét nữ tính, dịu dàng mà còn ghi điểm thanh lịch mọi lúc mọi nơi.
Uông Tiểu Phi - chân dung kẻ huỷ hoại Từ Hy Viên: Xem vợ như máy đẻ, mặt dày "hút máu" khiến minh tinh chết cũng không yên

Uông Tiểu Phi - chân dung kẻ huỷ hoại Từ Hy Viên: Xem vợ như máy đẻ, mặt dày "hút máu" khiến minh tinh chết cũng không yên

Sao châu á

07:47:04 08/02/2025
Doanh nhân Uông Tiểu Phi được xem là người khiến Từ Hy Viên phải trải qua những chuỗi ngày đau khổ, bi kịch cho đến lúc mất.
4 kiểu áo nên diện dịp đầu Xuân để trông trẻ trung, tươi tắn hơn

4 kiểu áo nên diện dịp đầu Xuân để trông trẻ trung, tươi tắn hơn

Thời trang

07:18:11 08/02/2025
Mùa xuân là thời điểm tuyệt vời để làm mới tủ đồ và thể hiện phong cách thời trang tươi tắn, trẻ trung. Để có một diện mạo mới mẻ và năng động, bạn có thể lựa chọn những kiểu áo phù hợp với không khí đầu năm.
Khó nhận ra đây là Jisoo của nhóm BLACKPINK

Khó nhận ra đây là Jisoo của nhóm BLACKPINK

Làm đẹp

07:09:40 08/02/2025
Năm 2025 hứa hẹn là khoảng thời gian hoạt động sôi nổi và bận rộn của Jisoo khi cô liên tục giới thiệu đến khán giả những dự án trong cả mảng âm nhạc lẫn phim ảnh.