Bệnh nhiệt miệng: thuốc điều trị và biện pháp phòng ngừa
Bệnh loét miệng aphthe (dân gian thường gọi là bệnh “ nhiệt miệng”) rất phổ biến. Tuy không gây nguy hiểm nhưng bệnh này làm cho bệnh nhân đau đớn và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, ăn uống. Cho dù không thể chữa khỏi hẳn nhưng việc điều trị vẫn có thể giúp giảm bớt triệu chứng khó chịu, giảm khả năng tái phát và kéo dài thời gian không bị bệnh.
Loét aphthe là một bệnh không lây truyền, thường gặp ở phía trong miệng. Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu có đề cập đến vấn đề môi trường và di truyền, nhưng chưa được chứng minh. Ngoài ra, chấn thương miệng, rối loạn nội tiết do chu kỳ kinh nguyệt, stress, uống thuốc (bao gồm các thuốc kháng viêm như ibuprofen và các thuốc beta-blocker như atenolol), dị ứng với thực phẩm (chocolat, cà chua, hạt dẻ, các loại thực phẩm có vị chua như dứa và các chất bảo quản thực phẩm như benzoic acid và cinnamaldehyde), sử dụng kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate, thiếu sắt, folic acid, hoặc vitamin B12, một số bệnh ở đường tiêu hóa… cũng được coi là yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Những tổn thương do bệnh nhiệt miệng
Điều trị loét aphthe
Dù không thể chữa khỏi hẳn nhưng việc điều trị vẫn có thể giúp giảm bớt triệu chứng, giảm khả năng tái phát và kéo dài thời gian không bị bệnh. Có thể sử dụng một số thuốc sau đây:
Nitrate bạc:Bôi trực tiếp lên tổn thương. Đã có những nghiên cứu ngẫu nhiên về hiệu quả của thuốc. Thuốc làm bớt đau ngay sau khi bôi và lành thương tổn trong vòng 3 – 5 ngày. Nhiều bệnh nhân không thích cảm giác nóng miệng sau khi bôi thuốc nhưng rất hài lòng khi hết đau hoàn toàn sau vài giờ.
Debacterol là phức hợp phenol sulfonate với sulfuric acid có tác dụng tương tự nitrate bạc. Đây là một hình thức đốt tiêu hủy vết loét bằng hóa chất. Cảm giác đau hầu như giảm ngay và vết thương sẽ lành sau 3 – 5 ngày. Thuốc bán theo toa và chỉ được dùng bởi nha sĩ hoặc bác sĩ. Thuốc chỉ được bôi 1 lần mỗi ngày.
Thuốc chỉ cung cấp theo toa bác sĩ nếu bệnh nhân chưa bớt sau khi sử dụng các thuốc thông thường:
Kem bôi có chứa triamcinolone acetonide: Thuốc được bôi ngày 3 lần, tốt nhất là sau bữa ăn chính và trước khi đi ngủ.
Amlexanox (aphthasol): Bôi ngày 4 lần, sau khi ăn và trước lúc ngủ. Chưa có nhiều bằng chứng về khả năng nhanh chóng làm giảm đau và lành loét của thuốc.
Dung dịch tetracycline (achromycin, nor-tet, panmycin, sumycin, tetracap) dùng súc miệng có thể giúp giảm đau và lành loét nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc không giúp ngăn ngừa tái phát. Khi dùng quá 5 ngày, thuốc có thể gây kích ứng và tạo điều kiện cho nấm phát triển.
Video đang HOT
Gel lidocaine: Gel 2% lidocaine bôi chỗ loét ngày 4 lần. Tránh nuốt thuốc sau khi bôi và không nên dùng quá 4 lần mỗi ngày để tránh độc tính.
Dung dịch sucralfate (thường được dùng trong loét tiêu hóa): Còn ít nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng sucralfate cho loét aphthe. Thường dùng bằng cách ngâm 1 viên thuốc vào 5-10ml (1-2 muỗng cà phê) nước. Bôi đều dung dịch lên niêm mạc miệng, để thuốc thấm vài phút rồi nhổ ra. Thực hiện 4 lần trong ngày.
Có thể dùng bổ sung nếu cơ thể người bệnh thiếu hụt folic acid, sắt hoặc vitamin B12. Cần uống nhiều tháng để tình trạng cải thiện.
Chlorhexidine (cyteal, eludril): Dung dịch súc miệng sát khuẩn giúp mau lành loét.
Corticosteroid: Đối với trường hợp thật nặng, bác sĩ có thể xem xét cho dùng corticosteroid đường uống sau khi cân nhắc giữa lợi ích và tác hại. Tác dụng phụ của thuốc bao gồm tăng cân, suy giảm miễn dịch, xương giòn dễ gãy, tăng tiết acid dẫn đến loét dạ dày…
Thalidomide (thalomid): Trường hợp bị bệnh rất nặng, bác sĩ có thể xem xét dùng thalidomide. Tuy nhiên do gây ra nhiều tác dụng phụ, thuốc chỉ được FDA chấp thuận sử dụng cho loét aphthe nặng ở bệnh nhân HIV dương tính.
Các thuốc có tiềm năng điều trị khác: Gồm các thuốc đã được dùng trong nhiều thử nghiệm như colchicine, pentoxifylline (trental), interferon, cimetidine (tagamet), clofazimine (lamprene), các tác nhân đối kháng TNF-a, infliximab (remicade), etanercept (enbrel), levamisole (ergamisol) và dapsone. Một số thuốc trong danh sách dài trên đây khá đắt tiền, gây nhiều phản ứng phụ nhưng lại chưa cho thấy hiệu quả rõ rệt.
Lưu ý:
Để loại trừ các bệnh khác có triệu chứng giống loét aphthe, bệnh nhân cần đi khám bệnh ngay nếu: đó là đợt phát bệnh đầu tiên và chưa chắc chắn về mặt chẩn đoán đau ngày càng nhiều và không kiểm soát được bệnh nhân có tiêu chảy (có thể người bệnh đã mắc một bệnh hệ thống như bệnh Crohn hoặc bệnh viêm loét đại tràng) có những ổ loét ở vị trí khác ngoài miệng (có thể bệnh nhân đã mắc một bệnh hệ thống như hội chứng Behcet hoặc một bệnh lây truyền qua đường tình dục) đối với các vết loét kéo dài trên 3 tuần.
Làm gì để phòng bệnh?
Nên tránh tất cả những nguyên nhân có thể gây chấn thương, dù rất nhẹ ở miệng như dùng bàn chải đánh răng hoặc các loại thức ăn cứng tránh stress không dùng kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate nếu thường xuyên bị loét aphthe không nên nói chuyện khi đang nhai sửa chữa lại các bề mặt răng không đều các yếu tố nội tiết đôi khi có thể kích hoạt một đợt bùng phát loét aphthe ở giai đoạn trước khi có kinh. Dùng thuốc tránh thai uống có thể giúp ích bổ sung vào khẩu phần nếu bệnh nhân thiếu sắt, folic acid hoặc vitamin B12, tuy nhiên trong đa số thường hợp, điều này cũng không cải thiện tình trạng tái phát.
Theo SKDS
Đừng để viêm mũi do thuốc
Họ hàng nhà thuốc điều trị mũi chúng tôi nhiều khi rất buồn khi thấy bác sĩ chẩn đoán bệnh "Viêm mũi do thuốc". Vậy thủ phạm có phải là chúng tôi không?
Thuốc điều trị tại mũi chúng tôi được chế tạo dưới dạng dung dịch, dạng sương mù với mục đích ngấm vào hệ thống niêm mạc mũi phát huy tác dụng điều trị một số bệnh của hệ thống mũi xoang, trong đó có viêm mũi xoang cấp tính hay mạn tính, viêm V.A, viêm tai giữa mà nguyên nhân xuất phát từ những viêm nhiễm tại mũi họng...
Thuốc tại chỗ của mũi thường được pha chế để đạt được nồng độ của dung dịch đẳng trương nhằm không làm tổn thương lớp thảm nhầy bao phủ trên bề mặt tế bào lông chuyển của hệ thống mũi xoang.
Nhóm thuốc sử dụng tại chỗ cho mũi xoang không thể gây viêm do thuốc nếu người sử dụng biết dùng thuốc phù hợp, đúng nguyên nhân gây bệnh mới giúp cho bệnh khỏi mà không để lại các tác dụng phụ không mong muốn của nhóm thuốc này.
Không lạm dụng thuốc nhỏ mũi
Các nhóm thuốc
Các thuốc điều trị tại mũi có sẵn trên thị trường luôn được người bệnh tự mua để sử dụng hoặc chỉ hỏi qua người bán thuốc khi đang bị ngạt tắc mũi, chảy mũi, hắt hơi...để được người bán thuốc tư vấn và bán thuốc mà ít khi được thăm khám chính xác để có đơn của thầy thuốc.
Để hiểu được họ hàng nhà thuốc điều trị tại chỗ của mũi xoang chúng tôi thường đảm nhận vai trò gì, chúng tôi xin tự giới thiệu về mình nhé:
Chúng tôi có bốn anh em có vai trò khác nhau trong từng bệnh, tất nhiên phải theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa:
1. Thuốc co mạch, nhóm thuốc hay được mọi người biết đến do tác động diệu kỳ là đang tắc mũi, khó chịu mà nhỏ hai, ba giọt thuốc thôi, mũi đã trở nên thông thoáng nên rất hay bị lạm dụng. Như xylomethazoline, oxymethazolin, naftazoline 0.05-0,1%...
2. Thuốc kháng sinh: người ta đưa hỗn hợp thuốc mà thành phần chính là một loại kháng sinh dạng dung dịch, có thể hấp thu qua lông chuyển, tác động vào niêm mạc mũi xoang nhưng ít hấp thu toàn thân như polydexan, polymycine B.....
3. Thuốc kháng viêm steroid: với thành phần chính là budesonide, một loại glucocorticosteroid có tác dụng kháng viêm: budenase AQ, rhinocort, flixonase...
4. Thuốc săn khô niêm mạc mũi: Argyrol 1-3%.
Tuy là thuốc tác động tại mũi nhưng có một tỷ lệ phần trăm nhất định thuốc ngấm vào máu vào cơ thể do đó không thể tự tiện sử dụng được. Các thuốc điều trị tại mũi có sẵn trên thị trường luôn được người bệnh tự mua để sử dụng hoặc chỉ hỏi qua người bán thuốc khi đang bị ngạt tắc mũi, chảy mũi, hắt hơi...để được người bán thuốc tư vấn và bán thuốc mà ít khi được thăm khám chính xác để có đơn của thầy thuốc. Chính vì thế nên có nhiều tai biến đáng tiếc đã xảy ra, đặc biệt với trẻ em dưới 2 tuổi và người có bệnh lý tăng huyết áp, tăng nhãn áp...
Lưu ý khi sử dụng
Thuốc co mạch - chống ngạt - là loại thuốc hiện nay đang được sử dụng rộng rãi với nhiều tên thuốc khác nhau, trong đó thành phần chính là naphazolin hoặc xylomethazoline... Ngạt mũi gây ảnh hưởng xấu tới các cơ quan trong cơ thể. Ngạt tắc mũi có thể làm người bệnh ù tai, làm việc chóng mệt do thiếu oxy não, viêm họng do phải thở bằng mồm mà không qua hệ thống lọc, sưởi không khí của mũi, gây biến chứng viêm phế quản, viêm phổi. Ngạt mũi thường xuyên có thể tác động lên sự phát triển của khối xương mặt, làm biến dạng khuôn mặt, làm mặt dài ra như mặt ngựa, răng vẩu, cằm dẹt, ngực xẹp, sườn nhô.
Naphazolin hoặc xylomethazoline được pha chế với hai nồng độ là 50 đến 100 microgram trong 1ml nước, có độ pH phù hợp 5,0 đến 6,6. Dạng bào chế được sử dụng trên thị trường có dạng dung dịch và dạng xịt. 4-9% lượng thuốc sử dụng tại chỗ cho hệ thống niêm mạc mũi được hấp thu vào máu và ảnh hưởng tới toàn thân, chính vì thế khi sử dụng quá liều hoặc kéo dài người bệnh sẽ thấy nhức đầu, hồi hộp đánh trống ngực, lo lắng... do hệ giao cảm bị kích thích, đặc biệt là khi dùng chung với các thuốc IMAO. Chỉ sau vài phút, thuốc đã làm co nhỏ kích thước của cuốn dưới, trả lại tầng thở cho người bệnh và duy trì sự thông thoáng trong nhiều giờ sau đó. Thuốc được dung nạp tốt ngay cả khi các niêm mạc mũi bị dịch nhầy bao phủ mà vẫn không gây cản trở chức năng của biểu mô.
Cơ chế co mạch của thuốc là giải phóng adrénalin nội sinh làm co các mao mạch nằm trong cuốn dưới trong một thời gian nhất định sau đó, các mạch này lại giãn ra. Nếu bệnh nhân cứ duy trì nhỏ thuốc thì chu trình này sẽ lặp lại liên tục. Đây là hiện tượng quen thuốc nhỏ mũi hay còn gọi là "viêm mũi do thuốc", quá trình này sẽ dẫn đến hiện tượng xơ hoá tổ chức cuốn mũi và lúc này thuốc hết tác dụng. Bệnh nhân nhỏ thuốc chống ngạt cũng không hết ngạt - đây là một trong những triệu chứng đưa ra chỉ định phẫu thuật tạo hình lại cuốn dưới.
Chống chỉ định sử dụng thuốc chống ngạt cho người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, bị glaucom góc đóng, dùng các thuốc IMAO trong vòng 14 ngày. Do thuốc bài tiết qua sữa và hấp thụ qua rau thai nên ở những phụ nữ có thai và cho con bú khi sử dụng thuốc chống ngạt cần trao đổi với thầy thuốc và phải có sự giám sát chặt chẽ. Thuốc chữa ngạt mũi cũng có chống chỉ định khi sử dụng thuốc co mạch trong các trường hợp phẫu thuật cắt bỏ tuyến yên, phản ứng giao cảm quá mức, mất ngủ, chóng mặt.
Tuyệt đối không dùng thuốc naftazoline cho trẻ dưới 2 tuổi do thuốc có thể gây co thắt mạch não và tử vong. Với trẻ dưới 6 tuổi thì thật thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc này.
Thuốc nhỏ mũi chống ngạt thường chỉ điều trị dưới 10 ngày vì đây là nguyên nhân gây viêm mũi do thuốc - một loại bệnh lý khó điều trị.
Theo SKDS
7 bệnh dễ "tấn công" bạn vào mùa thu Thời tiêt mùa thu cũng là điều kiện thích hợp cho các dịch, bệnh xuất hiện. Chính vì vây, vào mùa này bạn càng cân chú ý cho sức khỏe của bản thân và gia đình. 1. Cảm cúm Thời tiêt mùa thu hay thay đôi bât thường, đặc điêm lúc nóng lúc lạnh mùa này khiên hê miên dịch của cơ thê...