Bệnh nhân thoái hóa khớp nên tập luyện thế nào?
Bên cạnh những loại thuốc hay các liệu pháp kỹ thuật, phẫu thuật cần đến bác sĩ, bệnh nhân thoái hóa khớp (THK)cũng có thể tự điều chỉnh lối sống, thói quen, chế độ luyện tập để cải thiện triệu chứng bệnh.
Tác dụng của tập luyện ở bệnh nhân THK
Tập luyện thường xuyên và phù hợp ở bệnh nhân THK mang lại rất nhiều lợi ích: Kích thích phát triển sụn khớp và các thành phần khác của khớp; Tăng cường sức mạnh cho khối cơ cạnh khớp; Giảm cứng khớp, giảm đau và sưng khớp.
Tập luyện đồng thời cũng tác động toàn thân giúp cải thiện sức khỏe, duy trì cơ thể cân đối, cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể, kiểm soát cân nặng, nâng cao đời sống tinh thần, giảm mệt mỏi, trầm cảm hay cảm giác buồn chán, từ đó tác động tích cực lên bệnh THK cũng như các bệnh lý kèm theo khác nếu có.
Khiêu vũ là hình thức tập luyện tốt cho bệnh nhân thoái khớp.
Các loại bài tập phù hợp cho bệnh nhân THK
Bài tập tốt nhất cho mỗi người bệnh phụ thuộc vào khớp nào bị thoái hóa và thoái hóa đến mức độ nào. Có rất nhiều loại bài tập phù hợp, nhưng tốt nhất cho bệnh nhân THK gồm những bài sau:
Bài tập cải thiện độ vận động khớp (đạp xe tại chỗ, khiêu vũ…): Các bài tập này giúp duy trì vận động bình thường của khớp, giảm cứng khớp, tăng cường tính linh hoạt của khớp do bệnh nhân THK thường bị giảm khả năng vận động khớp, đặc biệt các khớp chi dưới như khớp háng, khớp gối.
Video đang HOT
Tập luyện dưới nước: Đây là hình thức tập luyện tốt nhất cho bệnh nhân THK, gồm các bài tập thực hiện dưới nước, tốt nhất là nước ấm. Hình thức tập luyện này giúp thư giãn cơ, giảm đau và giảm cứng khớp tốt hơn nhiều so với tập trên cạn nhất là đối với thoái hóa khớp háng, khớp gối bởi khi ở dưới nước, cơ thể không chịu nhiều áp lực đè nén lên các khớp này như ở trên cạn.
Bài tập sức mạnh: Giúp tăng cường sức mạnh cơ cạnh khớp, từ đó hỗ trợ và bảo vệ khớp. Các bài tập này có thể thực hiện với các quả tạ nhỏ, máy tập, các loại dây kéo cao su hay tập có kháng lực dưới nước. Tập erobic hoặc sức bền (như chạy xe đạp, đi bộ, thể dục nhịp điệu): Giúp cải thiện hệ thống tim mạch, kiểm soát cân nặng, nâng cao sức khỏe và sự cân đối cơ thể. Cần chú ý là khi tập các bài này không nên tập ở cường độ quá cao vì có thể gây tác dụng ngược do áp lực đè nén lên các khớp nhiều.
Các hoạt động hàng ngày như làm vườn, quét lá, đi bộ…: Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày hay các hoạt động vừa sức khác nên được duy trì khoảng 30 phút mỗi ngày trong hầu hết các ngày trong tuần. Nếu mệt hay đau khớp thì có thể chia nhỏ ra thành nhiều lần thực hiện vì tác dụng của 3 lần đi bộ (mỗi lần 10 phút) cũng tương đương 1 lần đi bộ trong 30 phút.
Bắt đầu tập luyện…
Nguyên tắc chung cho mọi chế độ tập luyện là bắt đầu từ từ rồi tăng dần, khiến việc luyện tập thấy thú vị. Khi bắt đầu buổi tập, có thể làm ấm khớp bằng chườm ấm, kết thúc buổi tập bằng chườm lạnh. Khởi động bằng các bài tập cải thiện biên độ vận động khớp, sau đó tăng cường bằng các bài tập sức mạnh, ví dụ có thể bắt đầu với các loại tạ nhỏ (1-2kg), động tác tập với tạ sẽ khác nhau tương ứng với từng khớp.
Sau khi đã quen với các loại bài tập trên, tập thêm các bài tập aerobic hay các bài về sức bền. Bên cạnh các bài tập, có thể phối hợp các hoạt động thư giãn hàng ngày. Nếu khớp bị đau khi tập thì cần giảm cường độ và thời gian tập, nếu bài tập nào khiến khớp đau kéo dài trên 60 phút nghĩa là bài đó cần giảm cường độ hoặc giảm thời gian.
Nên tập bao nhiêu lần mỗi tuần?
Các bài tập cải thiện biên độ vận động khớp nên tập hàng ngày hoặc ít nhất là cách ngày. Các bài tăng cường sức mạnh nên tập cách ngày trừ khi thấy đau nhiều hay sưng khớp thì tập thưa hơn. Các bài tập sức bền hoặc aerobic tập 20-30 phút mỗi lần, 3 lần mỗi tuần trừ khi đau nhiều hoặc sưng khớp thì tập thưa hơn. Mỗi bệnh nhân THK đều cần luyện tập thường xuyên và nên áp dụng các nguyên tắc chung như trên.
5 loại rau bạn đừng "chăm ăn" kẻo rước bệnh vào người
Không thể phủ nhận rau xanh luôn là trợ thủ đắc lực nhằm nâng cao sức khỏe cho con người, chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể giúp chúng ta ngăn ngừa được bệnh ung thư, kiểm soát cân nặng...
Thế nhưng, có một số loại rau giảm cân rất tốt khi ăn điều độ nhưng đến nay lại phản tác dụng ngược lại.
Ảnh minh họa. https://dulich.petrotimes.vn/
Từ lâu, rau xanh luôn đứng trong top đầu giúp nâng cao sức khỏe đặc biệt là đối với chị em phụ nữ bởi chúng chứa nhiều dưỡng chất như vitamin, chất xơ, canxi, chất chống oxi hóa... tạo cảm giác no lâu hạn chế được cơn thèm ăn vặt nên đối với chị em đây là một phương pháp giảm cân rất tốt.
Tốt là như vậy nhưng bạn cũng nên cẩn thận với 5 loại rau sau bởi nó sẽ khiến cơ thể gặp nhiều tác dụng phụ nếu làm dụng quá nhiều.
Nấm: Gây phát ban
Trong nấm chứa nhiều vitamin D, là chất giàu dinh dưỡng nhiều hơn cả thịt động vật. Hơn nữa, giá thành rẻ, dễ tìm. Mặc dù tốt là như vậy, nhưng nếu quá lạm dụng thực phẩm này sẽ khiến cơ thể không dung nạp hết chất dinh dưỡng, thậm chí còn gây phát ban toàn thân, gây lạnh bụng và khó tiêu nhiều ngày.
Cà rốt: Làm da ngả thành màu cam
Cà rốt là loại thực phẩm chứa nhiều nguyên tố vi lượng và các vitamin giúp điều tiết cơ năng sinh lý của cơ thể, tăng cường thể chất, cải thiện hệ miễn dịch và ngừa bệnh tim mạch. Đặc biệt chúng còn giàu vitamin A hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt và cải thiện thị lực.
Nhưng nếu ăn nhiều thực phẩm này sẽ làm lan da chuyển thành màu cam mà rõ nhất ở lòng bàn chân và lòng bàn tay do beta-carotene dư thừa sẽ không thể đi vào máu, khiến chúng lắng lại dưới da và làm da bị đổi màu.
Củ cải đường: Làm nước tiểu thành màu hồng
Củ cải đường có màu sắc đẹp mắt, hương vị thơm ngon nên được nhiều gia đình ưa chuộng. Chúng chứa nhiều chất sắt, vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa hỗ trợ tăng cường sức khỏe mắt lẫn gan. Ăn loại củ này thường xuyên cũng giúp hạ huyết áp và kiểm soát chất béo trung tính trong máu.
Nếu một ngày bạn thấy nước tiểu có màu hồng điều đó phản ánh bạn đã dung nạp quá nhiều củ cải đường, do lượng sắc tố thực vật và hóa chất trong củ cải đường làm thay đổi màu nước tiểu như vậy.
Đậu lăng: Gây khó tiêu, đầy bụng
Có thể khẳng định rằng, đậu lăng chính là "tiên dược" cho sức khỏe tổng thể. Chúng sở hữu chất selen có khả năng chống viêm, ngăn ngừa tổn thương các mã gen DNA nên giảm nguy cơ mắc ung thư. Thêm vào đó, đậu lăng cũng giàu folate tốt cho thai phụ, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi.
Tuy nhiên, đậu lăng cũng chứa một số chất kháng dinh dưỡng như trypsin và phytic acid, làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất trong cơ thể. Ăn quá nhiều loại đậu này cũng gây khó tiêu, đầy bụng trong vài ngày liên tục. Nếu bạn có hệ tiêu hóa yếu thì phải hạn chế hết sức kẻo sinh bệnh.
Súp lơ: Đau dạ dày, tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa
Hầu như các loại súp lơ đều chứa nhiều dưỡng chất cùng phenolic - một hợp chất chống oxy hóa, kháng viêm, kháng ung thư... giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh tim mạch và tình trạng viêm mãn tính. Chưa kể súp lơ cũng là loại rau có lượng calo cực thấp, phù hợp cho phụ nữ ăn để giảm cân.
Không ai phủ nhận được hàng tá lợi ích của súp lơ, nhưng không phải vì vậy mà ăn nhiều là tốt. Cụ thể, súp lơ có chứa hợp chất raffinose mà cơ thể con người không thể hấp thụ. Nếu ăn quá nhiều sẽ khiến chúng bị tích tụ tại đại tràng và dẫn đến đau dạ dày, từ đó làm tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa.
Những thói quen phá hoại nỗ lực giảm cân của bạn Một số người ăn ít chất béo, bỏ bữa, tập thể dục hàng ngày để giảm cân nhưng thất bại. Có một số thói quen khiến cho nỗ lực giảm cân của bạn không thành công: Ăn ít chất béo Lời khuyên có vẻ ngược đời nhưng bạn hãy ngừng mua thực phẩm được quảng cáo ít chất béo hoặc không có chất...