Bệnh nhân ở Cần Thơ hồi sinh sau 45 phút ngừng tim
Bệnh nhân nam bị điện giật, tim ngừng đập đã được các bác sĩ nỗ lực cứu sống với cơ hội tưởng chừng rất mong manh.
Thông tin do Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ cung cấp chiều 14/5. Bệnh nhân T.P.H. (36 tuổi, ngụ tại phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) được chuyển đến đơn vị này trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở.
Gia đình cho biết bệnh nhân đang dùng máy hàn sắt tại nhà thì bị điện giật ngã bất tỉnh. Trên đường đến bệnh viện, anh H. đã ngưng hô hấp tuần hoàn. Tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ, bệnh nhân được bác sĩ ép tim ngoài lồng ngực, tiêm adrenalin, bóp bóng oxy qua mask, đặt nội khí quản.
Gần 20 phút trôi qua, bệnh nhân chưa có dấu hiệu của sự sống. Không bỏ cuộc, các bác sĩ tiếp tục quy trình hồi hồi sức. Đến phút thứ 45, anh H. có mạch và huyết áp trở lại. Bệnh nhân lập tức được hỗ trợ thở máy và xét nghiệm công thức máu, khí máu động mạch, chức năng đa cơ quan, X-quang phổi tại giường…
Bệnh nhân H. hồi sinh ngoạn mục sau 45 phút ngừng tim. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Video đang HOT
Sau 5 ngày điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhân dần ổn định trở lại. Sau 10 ngày, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, đã được rút ống nội khí quản, sức khỏe hồi phục.
Bác sĩ chuyên khoa II Phan Thị Phụng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, chia sẻ để tăng cơ hội cứu sống cho người bị điện giật, người dân cần nắm vững các kiến thức về xử trí cấp cứu tại chỗ.
Cụ thể, khi phát hiện nạn nhân bị điện giật, bạn cần khẩn trương ngắt cầu dao điện hoặc lấy thanh tre, thanh gỗ kéo dây điện ra khỏi người nạn nhân. Khi ngắt điện, bạn cần đề phòng nạn nhân bị ngã gây chấn thương khiến tai nạn nặng thêm. Sau đó, nạn nhân cần được đặt nằm trên nền cứng, để cổ ngửa tối đa (trừ khi nạn nhân bị chấn thương cột sống).
Nếu người bị điện giật có tổn thương phối hợp (như ngã làm gãy xương, chấn thương sọ não, chấn thương ngực, bụng hoặc đa chấn thương), tình trạng sức khỏe sẽ xấu hơn rất nhiều, người cứu cần kiểm tra để xử trí ngay.
Toàn bộ việc cấp cứu ngừng tim chỉ gói gọn trong 3 phút. Do vậy, người cấp cứu phải thật bình tĩnh, khẩn trương, thực hiện đúng cách và tiến hành ngay tại nơi xảy ra điện giật theo trình tự:
- Đấm vào vùng trước tim 5 cái, nếu tim không đập lại, phải khẩn trương hà hơi thổi ngạt và bóp tim ngoài lồng ngực.
- Để hai bàn tay chồng lên nhau, đặt vào 1/3 dưới xương ức rồi ấn mạnh vào lồng ngực.
- Nếu có 2 người tham gia cấp cứu, cứ ép tim ngoài lồng ngực 5 lần lại thổi ngạt 1 lần.
- Nếu chỉ có một người, cứ 15 lần ép tim lại thổi ngạt 2 lần. Thực hiện đều đặn như thế cho đến khi nạn nhân tỉnh, thở được, môi hồng trở lại, bắt được mạch ở cổ tay và có xe cấp cứu chuyển nạn nhân đến bệnh viện.
- Chỉ chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế để cấp cứu hồi sức khi bệnh nhân đã tự thở lại và có mạch.
- Trên đường chuyển nạn nhân đến bệnh viện, vẫn phải tiếp tục công việc cấp cứu, theo dõi sát sao để phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng.
Cần Thơ: Cứu sống sản phụ bị thuyên tắc phổi hiếm gặp
Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ phối hợp với Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ vừa kịp thời hồi sức cấp cứu thành công, cứu sống sản phụ bị thuyên tắc phổi hiếm gặp, tỷ lệ 0,25 - 0,1%.
Sức khỏe bệnh nhân ổn định sau can thiệp. Ảnh: TTXVN phát
Sản phụ P. D.Tr (30 tuổi, ở quận Ninh Kiều - Thành phố Cần Thơ) nhập viện mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ ngày 21/3. Tuy nhiên, khi chuyển ra hậu phẫu thì sức khỏe bệnh nhân đột ngột chuyển biến xấu. Bệnh nhân khó thở dữ dội, tím tái, hôn mê, tụt huyết áp rồi choáng nặng, ngưng tim, ngưng thở. Trước khi mổ, sức khỏe chị Tr bình thường, không có bệnh lý về máu, tim mạch.
Ngay khi nhận được thông tin, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ đã được tăng cường đến hỗ trợ hội chẩn và hồi sức khẩn cấp. Sau30 phút ấn tim và dùng vận mạch liều cao, bệnh nhân đã có nhịp tim và tri giác. Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.
Xác định đây là trường hợp bệnh nhân bị thuyên tắc mạch phổi hiếm gặp, diễn biến tình trạng bệnh lý rất nghiêm trọng, phức tạp, các bác sĩ đã nhanh chóng cho bệnh nhân thở máy, vận mạch và hồi sức chống đông máu, giữ được tính mạng của sản phụ. Sau 6 ngày nằm viện, ngày 27/3, bệnh nhân đã bình phục sức khỏe, các chỉ số sinh hiệu ổn định và được xuất viện.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Phan Thị Phụng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, nguy cơ tỷ lệ mắc thuyên tắc phổi ở các thai phụ rất thấp, khoảng 0,25 - 0,1%, nhưng có thể tác động tới thai phụ cả trong giai đoạn mang thai lẫn sau khi sinh. Các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra như: Phụ nữ bị tình trạng giãn tĩnh mạch nặng ở chân hay âm hộ, dùng thuốc tránh thai hoặc các liệu pháp estrogen, tiểu đường thai kỳ, thai bị nhiễm trùng, cơ thể bị mất nước dẫn đến tình trạng không đủ lưu lượng máu hoặc mắc chứng tiền sản giật, có vấn đề về huyết áp. Nguy cơ mắc thuyên tắc phổi ở phụ nữ mang thai sẽ cao gấp 5 lần phụ nữ bình thường và sau khi sinh là 2 lần...
Ngoài ra, tại thời điểm sinh nở, sự co thắt mạnh trong quá trình chuyển dạ cũng có sự tác động mạnh lên tĩnh mạch ở khung chậu và gây ra các tổn thương nhỏ đối với tĩnh mạch, làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông và thuyên tắc phổi sau sinh...Khi bị thuyên tắc phổi sau sinh, phụ nữ thường bị khó thở với mức độ thay đổi từ nhẹ đến rất nặng. Triệu chứng thuyên tắc phổi sau sinh sẽ phụ thuộc vào vị trí ảnh hưởng của cục máu đông là lớn hay nhỏ và khả năng đối phó với cục máu đông của cơ thể...
Những sản phụ sau sinh hoặc người có sức khỏe yếu thì triệu chứng sẽ nặng hơn, bao gồm: Khó thở sau sinh với mức độ thay đổi từ nhẹ đến rất nặng; đau ngực kiểu màng phổi, đau nhói khi hít vào; người bệnh không thể hít thở sâu, vì cơn đau làm cho người bệnh phải nín thở.... Bệnh nhân bị thuyên tắc phổi lớn có thể bị ngừng tim và dẫn đến tử vong nhanh chóng...
Để tránh nguy cơ huyết khối tĩnh mạch trong quá trình mang thai, thai phụ cần tuân thủ các chỉ định y khoa nhằm đảm bảo sức khỏe thai nhi; thường xuyên vận động, đi lại để thúc đẩy quá trình lưu thông máu, nên uống nhiều nước và thực hiện các động tác căng cơ chân đơn giản.
Những trường hợp thai phụ cao huyết áp, tiền sản giật, có di truyền về bệnh huyết khối, có một người thân hay gia đình có bệnh huyết khối tĩnh mạch hoặc rối loạn đông máu, trên 35 tuổi, hút thuốc lá, bị giãn tĩnh mạch... càng cần tuân thủ nghiêm lịch khám thai định kỳ và các khuyến cáo của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Biện pháp hồi sinh người ngừng tim Người bị ngừng tim cần được cấp cứu ngay tại chỗ bằng ép tim ngoài lồng ngực và hà hơi thổi ngạt nếu có. Bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị, cho biết trạng thái tim ngừng cung cấp máu cho cơ thể được gọi là ngừng tuần hoàn. Chỉ 5 phút sau khi ngừng tuần hoàn,...