Bệnh nhân nếu cùng mắc lao phổi và Covid-19 sẽ vô cùng nguy hiểm
Việt Nam xếp thứ 16 trong số 30 nước có số bệnh nhân lao cao nhất thế giới và xếp thứ 13 về ca bệnh lao kháng đa thuốc.
Nhân ngày Ngày thế giới phòng chống bệnh lao (24/3), các chuyên gia y tế cảnh báo người mắc bệnh lao phổi thuộc nhóm nguy cơ trở nặng, thậm chí dễ tử vong nếu mắc Covid-19.
Mặc dù đã giảm được một nửa số ca mắc và số người tử vong do bệnh lao so với năm 2000, nhưng Việt Nam vẫn xếp thứ 16 trong số 30 nước có số bệnh nhân lao cao nhất thế giới và xếp thứ 13 về ca bệnh lao kháng đa thuốc. Mỗi năm, Việt Nam vẫn có khoảng 13.000 người chết vì bệnh lao, cao hơn nhiều so với con số tử vong do tai nạn giao thông.
(Ảnh minh họa)
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, bệnh nhân nếu cùng mắc lao phổi và Covid-19 sẽ rất nguy hiểm: “Theo số liệu thống kê tại Italy – nơi có số ca tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới, ngoài người già ra, có 50% số trường hợp có 3 bệnh nền, 1/4 số trường hợp có 2 bệnh nền, 1/4 có 1 bệnh nền. Số ca tử vong không có bệnh nền chỉ dưới 1%. Bệnh nền có nhiều loại như đái tháo đường, cao huyết áp… nhưng chỉ với 1 bệnh phổi nền thì đã rất nguy hiểm. Ví dụ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, lao phổi. Nếu đang bị lao mà mắc Covid-19 thì rất nguy hiểm”.
Bệnh viện đã khuyến cáo bệnh nhân thường xuyên đeo khẩu trang, rửa tay xà phòng và hạn chế tối đa đến nơi đông người trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 ở nước ta đang căng thẳng.
Video đang HOT
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Nhung cho biết thêm: “Tại Bệnh viện Phổi Trung ương, bệnh nhân Lao chiếm khoảng 30%, còn lại là những bệnh nhân mắc bệnh phổi khác. Ngay từ đầu vụ dịch, chúng tôi đã coi trọng phòng chống Covid-19 tại bệnh viện, cảnh giác cao độ, tuân thủ nghiêm các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế và chúng tôi phát triển những hướng dẫn cụ thể, xây dựng những quy trình chia sẻ cho toàn bộ hệ thống mạng lưới bệnh viện chuyên khoa lao, bệnh phổi”.
Năm qua, ước tính cả nước có hơn 120.000 trường hợp mắc mới. Chương trình Chống lao Quốc gia đã phát hiện được khoảng hơn 100.000 trường hợp, còn lại gần 30.000 bệnh nhân lao chưa được phát hiện trong cộng đồng./.
Văn Hải
Vì sao tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở nam giới cao hơn nữ giới?
Một xu hướng đang nổi lên tại những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 đó là tỷ lệ tử vong ở nam giới cao hơn nữ giới.
Trong bối cảnh đại dịch ngày càng bùng phát mạnh mẽ, các nhà dịch tễ học và các cơ quan y tế công cộng đang tranh luận để hiểu rõ đối tượng nào dễ bị tổn thương nhất và làm cách nào để bảo vệ họ.
Nữ giới có tỉ lệ tử vong do Covid-19 thấp hơn nam giới. Ảnh minh họa: Reuters.
Nam giới có nguy cơ rủi ro cao hơn
Với hơn 200.000 ca mắc Covid-19 và hàng nghìn ca tử vong trên toàn thế giới, một xu hướng đang nổi lên tại những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh đó là: Tỷ lệ tử vong ở nam giới cao hơn nữ giới.
Những dữ liệu thu được từ Italy và Hàn Quốc, Trung Quốc cho thấy dịch bệnh dù diễn ra theo các chiều hướng khác nhau những vẫn có một điểm chung đó là nam giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nữ giới.
Không nơi nào xu hướng này thể hiện rõ rệt như ở Italy. Theo cơ quan nghiên cứu y tế công cộng Italy, nam giới chiếm gần 60% số ca được xác nhận nhiễm virus SARS-CoV-2 và hơn 70% số ca tử vong. Italy là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19. Tính đến ngày 20/3, nước này đã ghi nhận 3.405 ca tử vong và 18.407 ca mắc. Điều đó đồng nghĩa với việc 8,2% số người nhiễm bệnh không qua khỏi. Tỷ lệ này lớn gấp đôi so với tỷ lệ trên toàn cầu mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố. Sở dĩ số ca nhiễm tại Italy cao như vậy một phần là bởi quốc gia này có dân số già thứ 5 trên thế giới, với độ tuổi trung bình 46,5, theo CIA World Factbook.
Thậm chí ngay cả trước khi dịch Covid-19 lan tới Italy, Trung Quốc đã có những báo cáo về việc nam giới có nguy cơ rủi ro cao hơn nữ giới. Một nghiên cứu mới đây tiến hành với 99 bệnh nhân tại một bệnh viện ở Vũ Hán cho thấy nam giới chiếm 2/3 số ca bệnh và chiếm một nửa số bệnh nhân phải nhập viện vì tiểu đường hoặc tim mạch. Những số liệu gần đây từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tại Trung Quốc, căn cứ vào hàng chục nghìn trường hợp mắc Covid-19, cũng cho thấy sự chênh lệch mạnh mẽ về giới tính, trong đó 64% ca mắc là nam giới.
Còn tại Hàn Quốc, dù số ca tử vong đã giảm rõ rệt, nhưng nam giới vẫn chiếm phần lớn với 54% ca. "Sự khác biệt về tỉ lệ tử vong này đang gây ra rất nhiều lo lắng", Tiến sĩ Carlos Del Rio, giáo sư y khoa và sức khỏe toàn cầu tại Đại học Emory cho biết.
"Như vậy thì ngoài tuổi già, việc bạn là nam giới cũng là một yếu tố làm gia tăng nguy cơ rủi ro có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và công chúng nên nhận thức điều đó", giáo sư Sabra Klein tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg (Mỹ) nhận định.
Đâu là nguyên nhân chính?
Angela Rasmussen, nhà virus học tại Đại học Columbia cho biết, sự chênh lệnh về tỷ lệ tử vong liên quan đến giới tính cũng được thấy rõ trong đợt bùng phát dịch SARS và MERS. "Điều này xảy ra tương tự với virus corona chủng mới. Việc tìm hiểu nguyên nhân có thể giúp cung cấp các biện pháp lâm sàng, cải thiện kết quả điều trị của bệnh nhân và chắc chắn đây là vấn đề rất đáng để nghiên cứu", bà Angela Rasmussen nói.
Theo các nhà khoa học, sự khác biệt nói trên có thể là sản phẩm của hành vi, đặc điểm sinh học hoặc cả 2. Tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Italy, phụ nữ có xu hướng sống lâu hơn nam giới, WHO cho biết. Nam giới uống rượu và hút thuốc nhiều hơn nữ giới tại 3 quốc gia này. Riêng ở Trung Quốc, có tới 48% nam giới trên độ tuổi 15 hút thuốc trong khi con số này ở nữ giới chỉ chiếm 2%. Bên cạnh đó, nam giới ở những quốc gia này cũng có xu hướng tử vong cao hơn vì các bệnh tim mạch, tiểu đường ung thư và bệnh hô hấp trong độ tuổi từ 30 đến 70.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác cho rằng, sự khác biệt về đặc điểm sinh học giữa nam và nữ cũng có thể khiến 2 giới chịu ảnh hưởng ở mức độ khác nhau trước Covid-19. Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Human Genomics cho biết, nhìn chung nữ giới có hệ thống miễn dịch tốt hơn và có sức đề kháng trước các bệnh truyền nhiễm cao hơn nam giới.
Nhiễm sắc thể X chứa một lượng lớn gen liên quan đến miễn dịch và do nữ giới có tới 2 nhiễm sắc thể này nên họ có lợi thế trong việc chống lại các căn bệnh. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng estrogen có tác dụng bảo vệ những con chuột cái chống lại virus gây ra đại dịch SARS năm 2003. "Do không có khả năng kiểm soát nhiễm trùng một cách nhanh chóng, những con đực trưởng thành thường chịu ảnh hưởng tồi tệ hơn những con cái", giáo sư Sabra Klein viết.
Andrew Pekosz, một nhà virus học tại Đại học Johns Hopkins đánh giá, sự khác biệt về tuổi tác và giới tính có thể mang lại những hiểu biết quan trọng về cách thức virus SARS-CoV-2 tác động đến hệ thống miễn dịch của con người. Các triệu chứng như ho nặng và sốt cao cho thấy virus SARS-CoV-2 gây viêm nhiễm rất nặng và cơ thể cố gắng chống lại cuộc tấn công này bằng một "đội quân các tế bào phòng thủ". "Đôi khi đó là những tế bào đánh đuổi virus này. Điều đó có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn", ông Pekosz cho biết./.
Hồng Anh/VOV.VN (biên dịch)
Theo Washington Post
Mỹ: Rủi ro tử vong vì Covid-19 là thấp nhưng sẽ có triệu chứng ốm Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ cho biết ngày 9/3 rằng, người Mỹ may mắn đang ở mức rủi ro tử vong thấp vì Covid-19 tuy nhiên, nước Mỹ nên chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp đối phó với dịch bệnh. Theo tờ People, trong một họp báo, một quan chức đứng đầu cảnh báo rằng, nhiều người sẽ bị ốm...