Bệnh nhân Ebola tử vong đáng sợ như thế nào?
Bùng phát gần 6 tháng, Ebola đã giết chết 729 người, nhiều người khác đang nguy kịch. Bệnh nhân nhiễm Ebola sẽ tử vong khi máu liên tục chảy ra từ mũi, mắt, tai, miệng và bất cứ vết hở nào trên cơ thể.
Đây là cánh tay của một bệnh nhân mắc bệnh Ebola giai đoạn cuối. Các cục máu đông bắt đầu vỡ, bệnh nhân chết vì mất máu nhiều.
Ebola tấn công cơ thể thế nào?
Virus Ebola tấn công cơ thể một cách có hệ thống, có nghĩa là nó tấn công mọi cơ quan và tế bào của cơ thể, ngoại trừ xương và cơ xương.
Theo các nghiên cứu của Trường đại học Y Pennsylvania, Ebola đã vô hiệu hóa protein tetherin, loại protein có chức năng ngăn chặn sự lây lan của virus từ tế bào này sang tế bào khác, từ đó đẩy lùi hệ miễn dịch của cơ thể.
Hình ảnh virus Ebola qua kính hiển vi.
Sau đó, chúng lấy tế bào này làm nơi sản xuất một lượng lớn virion (hạt virus). Những virion này sau đó sẽ được phóng ra để nhiễm vào các tế bào khác và ngày càng lan rộng ra khắp cơ thể.
Virus Ebola gây ra các cục máu đông nhỏ trong máu của bệnh nhân; cục máu ngày càng nhiều lên và dòng chảy của máu chậm lại. Các cục máu đông bị tắc vào các mạch máu hình thành lên các đốm đỏ trên da bệnh nhân.
Những đốm đỏ này sẽ ngày càng to khi bệnh càng nặng. Ngoài ra, chúng còn cản trở dòng máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể như gan, não, phổi, thận, ruột, mô vú, tinh hoàn…của bệnh nhân.
Đến giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ bị chảy máu từ miệng, mắt, tai, mũi và những vết hở trên da. Bệnh nhân sẽ chết do mất quá nhiều máu, suy thận, hoặc bị sốc.
Bệnh có tỷ lệ tử vong lên tới 90%, chưa có thuốc đặc trị và chưa có vắc-xin phòng bệnh. Do đó, điều cần làm lúc này là phòng bệnh.
Dưới đây là một số biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh Ebola theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO).
Video đang HOT
1. Không ăn thịt sống
Con người có thể bị nhiễm virus Ebola khi tiếp xúc gần với máu, dịch tiết, các cơ quan hoặc những chất dịch khác của động vật bị nhiễm bênh. Ở châu Phi, đã có trường hợp bị nhiễm bệnh khi xử lý những động vật đang bị nhiễm bệnh hoặc đã chết vì nhiễm bệnh trong rừng như: tinh tinh, khỉ đột, dơi ăn quả, linh dương, nhím…
Một bệnh nhân đang bị xuất huyết do Ebola. Ảnh: Reuters.
Thường xuyên khử trùng và dọn dẹp các trang trại, chuồng lợn, khỉ…bằng sodium hypochlorite hoặc các chất tẩy rửa khác.
2. Cách ly người bệnh
Ebola cũng có thể lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, các cơ quan hay các chất dịch khác của người bị nhiễm, và tiếp xúc gián tiếp với môi trường bị nhiễm những dịch tiết này.
Do đó, cần phải kiểm tra và tạm thời cách ly những người đã từng tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với người nhiễm bệnh. Người nhiễm bệnh cần được cách ly hoàn toàn. Đồng thời, cần có biện pháp khử trùng nơi ở, vật dụng cá nhân của những bệnh nhân đã tử vong hay nhiễm Ebola.
3. Xử lý kịp thời và đúng quy trình thi thể bệnh nhân tử vong do Ebola
Người tiếp xúc với thi thể bệnh nhân tử vong do nhiễm Ebola cũng có thể bị nhiễm bệnh. Do đó, cần xử lý kịp thời và đúng quy định về an toàn thi thể bệnh nhân bị tử vong do Ebola.
Thậm chí, virus Ebola có thể tồn tại trong tinh dịch tới 7 ngày sau khi người nhiễm bệnh đã bình phục.
4. Mặc quần áo bảo hộ y tế
Nhiều nhân viên y tế đã bị nhiễm bệnh khi điều trị cho những bệnh nhân bị nhiễm Ebola vì đã không thực hiện nghiêm ngặt các quy định về bảo hộ y tế.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo trang web của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trang cộng đồng các chuyên gia Brighthub và trang Sciencedaily của Mỹ.
Theo Infonet
Ăn ốc sên bị viêm não
Để giúp bạn đọc hiểu biết nguy cơ viêm não do ăn ốc sên và cách phòng tránh, xin giới thiệu bài viết sau đây giải thích cơ chế vì sao con người bị viêm sao sau khi ăn ốc sên.
Một nạn nhân của ốc sên
Từ đầu tháng 7/2014, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận một số người bị viêm não do ăn ốc sên. Nhưng đây không phải lần đầu, từ trước đến nay, đã có nhiều người ăn ốc sên phải nhập viện này điều trị viêm não. Thực tế đau lòng: nhiều người dân ăn ốc sên bị viêm não.
BS. Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, cho biết: Có trường hợp trẻ bị viêm màng não do nướng ốc sên ăn, cũng có trường hợp chỉ cầm ốc sên chơi và bị nhiễm ký sinh trùng từ ốc này.
Ông nói: "Ốc sên thường bò dưới đất và nhiễm ký sinh trùng. Loại ký sinh trùng này vào con vật thì không sao nhưng khi vào cơ thể người, chúng sẽ lên não, tấn công làm tổn thương não. Triệu chứng thường gặp là đau nhức đầu dữ dội, nôn ói, hôn mê. Một số trường hợp sau đợt điều trị để lại di chứng thần kinh, ký sinh trùng có thể gây ra vết sẹo trên não, gây gánh nặng điều trị".
Ông cũng cho biết: Bình quân mỗi năm, nơi đây tiếp nhận vài chục bệnh nhi bị viêm màng não do nhiễm ký sinh trùng từ ốc sên.
Vì sao ăn ốc sên bị viêm não?
Đường đi của giun tròn gây viêm màng não do ốc sên
Loại ốc sên có thể gây viêm não là do chúng bị nhiễm ấu trùng của giun tròn có tên khoa học là Angiostrongylus cantonensis. Ấu trùng giun tròn nếu còn sống, khi vào cơ thể người, chúng sẽ tấn công lên não gây viêm não và màng não.
Giun tròn có ở nhiều nơi trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Nam Á và có phổ biến ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu đã phát hiện giun tròn phân bố từ Bắc đến Nam, có ở cả người và động vật; trong đó nguồn bệnh chủ yếu là các loại ốc, tôm, cua, cá... bị nhiễm ấu trùng giun tròn.
Người bị nhiễm bệnh chủ yếu qua đường tiêu hóa do ăn phải các loại thức ăn, nước uống bị nhiễm ấu trùng giun tròn chưa được nấu chín kỹ.
Con giun tròn trưởng thành có màu trắng đục, dài từ 17 - 25mm, nhỏ như cái tăm, đầu giun tròn, có miệng nhỏ, hơi lõm vào, có 3 răng. Giun tròn thường ký sinh ở động mạch phổi của chuột; trứng giun theo máu đi đến các phế nang và nở ra ấu trùng; ấu trùng bò lên cuống phổi (phế quản), lên họng rồi sang thực quản, đi xuống ruột, theo phân chuột thải ra ngoài.
Từ đất, ấu trùng giun tròn xâm nhập vào ký sinh ở ốc sên. Nếu ấu trùng giun tròn xuống nước thì đến ký sinh ở các loại ốc sống dưới nước và các loài thủy sản khác như tôm, cua, cá. Trong cơ thể ốc, ấu trùng giun biến thành kén. Chuột ăn phải ốc, tôm, cua, cá, rau... có nhiễm ấu trùng giun tròn thì bị nhiễm bệnh. Vào cơ thể chuột, ấu trùng giun sẽ phát triển thành giun trưởng thành và ký sinh ở động mạch phổi của chuột.
Người bị nhiễm ấu trùng giun tròn do ăn phải ốc sên hay các loại ốc khác, tôm, cua, cá... hoặc ăn rau sống, uống nước lã có ấu trùng. Ấu trùng giun tròn vào cơ thể người qua đường tiêu hóa, chúng xuyên qua thành ruột, theo đường máu đến não hoặc đến các phủ tạng khác. Ấu trùng giun tròn gây ra bệnh viêm não, màng não rất nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Khác với ở chuột, ở người, giun tròn chỉ ký sinh ở hệ thần kinh trung ương, không đi đến phổi được nên không thể hoàn thành chu kỳ phát triển. Nhưng trên thực tế, ở nước ta đã gặp trường hợp giun tròn ở phổi của người; ấu trùng giun lạc chỗ vào gây bệnh ở mắt.
Dấu hiệu viêm não, màng não do nhiễm giun tròn
Một người bị viêm não, màng não do nhiễm ấu trùng giun tròn thường có các dấu hiệu như sau: có ăn ốc sên hay các loại ốc khác hoặc ăn tôm, cua, cá chưa nấu chín kỹ. Sau một thời gian, ấu trùng giun tròn xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây ra triệu chứng viêm não, viêm màng não với các triệu chứng: bệnh nhân bị nhức đầu dữ dội nhưng chỉ sốt nhẹ hoặc không sốt; một số bệnh nhân bị kích thích màng não.
Bệnh nhân có thể bị liệt mặt, mắt nhìn đôi, rối loạn cảm giác. Có hội chứng não, tâm thần: nói lảm nhảm, mất thăng bằng, mất trí nhớ, hôn mê... Xét nghiệm thấy: bạch cầu ái toan tăng cao trong dịch não tủy và trong máu. Protein trong dịch não tủy cũng tăng.
Điều trị sớm là quan trọng
Nếu phát hiện bệnh nhân có các triệu chứng bị viêm màng não, viêm não như đã nêu trên, cần phải đến khám ngay ở bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Các loại thuốc có thể dùng để diệt ấu trùng giun tròn là: thiabendazole là loại có hiệu lực cao đối với ấu trùng giun mới xâm nhập vào cơ thể. Nếu đến giai đoạn muộn, phải điều trị triệu chứng kết hợp với thuốc corticoid.
Lời khuyên của bác sĩ
Thực tế ở nước ta, bệnh nhân bị viêm não, màng não do nhiễm ấu trùng giun tròn chủ yếu do ăn ốc sên, vì vậy, biện pháp phòng tránh quan trọng nhất là mọi người dân không ăn ốc sên. Đồng thời, cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây: không nên ăn ốc, tôm, cua, cá... còn sống hoặc chưa nấu chín kỹ.
Không ăn hoặc hạn chế ăn rau sống, nhất là rau trồng dưới nước như rau muống, rau cần, rau ngổ (ngò trâu), rau răm, sen, súng...Không uống nước lã, nước đá nguồn gốc không bảo đảm vì đá có thể làm từ nước chưa nấu chín bị nhiễm ấu trùng giun.
Tích cực diệt chuột bằng mọi phương pháp để tránh nguy cơ chuột sống gần khu dân cư thải phân lẫn mầm bệnh ra môi trường sống; Không nên tắm ở ao, hồ, sông, suối, đặc biệt không để nước xâm nhập vào miệng, mũi khi tắm rửa ở những nơi này.
Theo SKĐS
Oral sex và nguy cơ rước bệnh Oral sex còn gọi là tình dục đường miệng hay khẩu giao, là hình thức quan hệ tình dục (QHTD) có sử dụng miệng (bao gồm môi, răng và lưỡi) tiếp xúc với các cơ quan sinh dục (dương vật, âm đạo), đó cũng là cách QHTD có nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh. Ảnh minh họa: Internet Ngày nay, oral sex chẳng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bác sĩ nêu lý do nhiều người bị cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi mãi không khỏi

Đi cấp cứu vì biểu hiện lạ sau khi ăn loại thực phẩm quen thuộc thay cơm

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ 29 học sinh có dấu hiệu lạ sau bữa trưa tại trường

Ba không khi ăn dứa

5 nguy cơ tiềm ẩn khi ăn đậu bắp

Có nên ăn khoai lang buổi sáng?

Đi nhổ răng khôn, người đàn ông 35 tuổi bị cắt nhầm hàm

Người tiểu đường nên ăn hạt, trái cây khô nào để ổn định đường huyết?

Nguyên nhân khiến bé gái chảy máu mũi liên tục trong bốn ngày

Omega-3 được coi là 'dưỡng chất vàng', bổ sung quá liều lại tác hại khôn lường

Cứu sống bệnh nhân mắc cúm A nguy kịch

Phổi gần như mất chức năng sau khi mắc cúm A
Có thể bạn quan tâm

Bức ảnh chụp KTX của một hot girl khiến dân tình hoảng hốt, đòi đi viện ngay: Xinh gái mà sao...
Netizen
16:41:06 12/04/2025
Tình địch của Son Ye Jin biến mất bí ẩn
Sao châu á
16:30:14 12/04/2025
Thực đơn 4 món nhà làm, nhìn là muốn ăn ngay
Ẩm thực
16:26:16 12/04/2025
Trang phục cut out là nét chấm phá táo bạo cho tủ đồ mùa hè
Thời trang
16:15:13 12/04/2025
Mỹ nhân Trung Quốc là "yêu phi họa quốc" từ trong cốt cách: Đẹp nghiêng nước nghiêng thành, xé truyện bước ra ở phim mới
Hậu trường phim
16:09:39 12/04/2025
Đàm phán thuế quan Mỹ - Hàn Quốc: Tín hiệu khả quan
Thế giới
16:06:55 12/04/2025
Thành viên gầy nhất BLACKPINK "há hốc" khi xem Lisa tại Coachella, dàn "trai lạ" xuất hiện còn bạn trai tỷ phú thì sao?
Nhạc quốc tế
16:00:30 12/04/2025
Hai mẹ Hà Nội sống bằng lương 20 triệu/tháng, vẫn đều đặn tiết kiệm 5 triệu: Không phải vì giàu, mà vì biết tính toán!
Sáng tạo
15:54:00 12/04/2025
"Tiểu tiên cá" Ánh Viên diện đầm nữ tính, khoe nhan sắc vạn người mê, ngày càng đẹp dù chẳng cần "dao kéo"
Sao thể thao
15:53:09 12/04/2025
Quần đảo ở Việt Nam được báo quốc tế ca ngợi như 'vườn địa đàng'
Du lịch
15:22:07 12/04/2025