Bệnh nhân cần chuẩn bị những gì trước khi phẫu thuật?
Nắm rõ quy trình cần chuẩn bị khi phẫu thuật sẽ giúp cho bệnh nhân và người nhà hợp tác tốt hơn với nhân viên y tế. Từ đó, giúp cho cuộc phẫu thuật thành công và an toàn.
Ảnh minh họa.
Theo chia sẻ của các bác sĩ Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ, trước mỗi cuộc phẫu thuật, bệnh nhân và người nhà cần chuẩn bị chu đáo về thể chất, tinh thần cũng như các vấn đề liên quan đến cuộc phẫu thuật:
Trường hợp nào phải phẫu thuật
Người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp:
Chẩn đoán: mổ sinh thiết (sinh thiết hạch, sinh thiết khối u…), mổ thăm dò (mở bụng thăm dò…).
Điều trị triệt căn: Cắt bỏ toàn bộ khối u, cắt bỏ ruột thừa viêm…
Điều trị triệu chứng tạm thời: Khai khí quản, mở thông dạ dày nuôi ăn, mở thông bàng quang trên bệnh nhân bí tiểu…
Thẩm mỹ: Cắt bỏ sẹo dính, tái tạo cơ quan…
Có mấy loại phẫu thuật
Tùy vào từng trường hợp mà có thể xếp vào mổ cấp cứu, cấp cứu trì hoãn và phẫu thuật chương trình.
Bệnh mổ cấp cứu là những bệnh phải yêu cầu phẫu thuật ngay, trong vòng 1-2h sau khi nhận bệnh nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Có khi phải mổ tối khẩn (mổ ngay khi tiếp nhận bệnh nhân như đứt mạch máu lớn do dao đâm, vết thương tim…). Đối với các bệnh mổ cấp cứu thì được hội chẩn ngay và đưa lên bàn mổ nhanh nhất có thể. Có thể được làm các xét nghiệm đánh giá ban đầu như: xét nghiệm máu, X-quang, CT…
Bệnh cấp cứu trì hoãn là những bệnh cấp cứu nhưng có sự chuẩn bị để bệnh nhân được mổ trong những điều kiện thuận lợi hơn như viêm túi mật, bán tắc ruột…
Mổ chương trình là những bệnh nếu chưa mổ ngay thì cũng chưa nguy hiểm đến tính mạng. Mổ chương trình được lên kế hoạch và chuẩn bị cẩn thận đầy đủ nhất nhằm đảm bảo an toàn và tốt nhất cho bệnh nhân. Ví dụ: Sỏi thận, sỏi niệu quản, u xơ tử cung, bướu giáp, gãy xương đơn giản…
Đối với các bệnh mổ chương trình thì sau khi đầy đủ các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân, các xét nghiệm tiền phẫu sẽ được hội chẩn toàn viện do lãnh đạo bệnh viện chủ trì và có sự tham gia của phẫu thuật viên (bác sĩ mổ), bác sĩ gây mê hồi sức, các bác sĩ khác như bác sĩ tim mạch, chẩn đoán hình ảnh…. Bước này gọi là duyệt mổ. Sau khi duyệt mổ sẽ được lên chương trình mổ.
Video đang HOT
Nếu như bệnh nhân có bệnh kèm sẽ được điều chỉnh, có thể dùng thuốc trước mổ, thay thế thuốc đang dùng, truyền máu, điều chỉnh các rối loạn đông máu, tăng glucose máu… cho đến khi bác sĩ Gây mê hồi sức thấy đủ điều kiện an toàn cho bệnh nhân thì cuộc mổ mới được tiến hành.
Tại sao phải đóng tiền tạm ứng?
Trong quá trình điều trị đặc biệt là mổ có thể sử dụng những thuốc và y cụ không được bảo hiểm chi trả. Những phần này nếu được sử dụng thì bệnh nhân phải trả tiền (thường thì người bệnh sẽ được giải thích trước những thuốc hoặc vật tư y tế nằm ngoài danh mục nếu phải sử dụng). Tiền tạm ứng được dùng để trả cho những phần đó. Nếu không sử dụng đến thì tiền tạm ứng sẽ được hoàn trả lại cho người bệnh.
Giấy đồng thuận hay giấy cam đoan phẫu thuật
Giấy cam đoan hay giấy đồng thuận là giấy được cho người nhà hoặc bệnh nhân (bệnh nhân là người lớn không có vấn đề về tâm thần) ký nhận trước khi phẫu thuật. Khi ký vào giấy này đồng nghĩa với việc bệnh nhân và người nhà chấp nhận thực hiện phẫu thuật cũng như các rủi ro kèm theo. Rủi ro đó có thể là nguy cơ tiền sử tim mạch, hô hấp…của bệnh nhân và thậm chí có thể tử vong đối với những tai biến nghiêm trọng. Tất nhiên các rủi ro này được các bác sĩ giải thích kỹ cho người bệnh và người nhà. Xác suất xảy ra rủi ro thường rất thấp so với thành công của cuộc mổ. Tuy nhiên, không ai có thể chắc chắn 100% không có rủi ro xảy ra.
Lưu ý: Các rủi ro không bao gồm các tai biến gây ra do lỗi của nhân viên y tế.
Thông tin với bác sĩ về tiền sử bệnh tật
Bệnh nhân nên báo cho bác sĩ biết tất cả những bệnh tật từng mắc phải. Nắm được tiền sử bệnh tật giúp cho bác sĩ chuẩn bị các phương án tốt nhất nhằm giảm thiểu rủi ro cho bệnh nhân trước, trong và sau mổ. Đặc biệt là các bệnh lý tim mạch (tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh van tim…), hô hấp (hen suyễn, COPD, lao…), rối loạn đông máu (bẩm sinh hoặc có dùng thuốc chống đông), tiền sử phẫu thuật.
Nhịn ăn trước mổ
Khi dạ dày đầy thì có thể dẫn đến nguy cơ dịch dạ dày trào ngược vào phổi dẫn đến viêm phổi do hít. Mặc dù nguy cơ hít dịch dạ dày vào phổi là thấp nhưng khi đã xảy ra thì vô cùng nặng nề thậm chí có thể tử vong.
Chiều trước mổ bệnh nhân có thể ăn nhẹ loãng, tối trước mổ nhịn ăn hoàn toàn, thường nhịn ăn tối thiểu 8 giờ trước mổ, ngưng uống tối thiểu trước 4 giờ. Phác đồ chuẩn là:
- Nhịn uống nước 2 giờ trước mổ.
- Sữa mẹ: ngưng 4h trước mổ.
- Sữa công thức, thức ăn nhẹ không dầu mỡ: nhịn 6h trước mổ.
- Thức ăn có dầu mỡ: 8h trước mổ.
Để an toàn bệnh nhân được cho nhịn ăn, uống trước mổ (sau bữa ăn của đêm trước).
Ngưng dùng thuốc
Một số thuốc sẽ có tác động bất lợi cho cuộc phẫu thuật, hoặc tương tác với các thuốc khác dùng trong quá trình gây mê hồi sức. Vì vậy, nếu bệnh nhân đang dùng thuốc thì báo cho bác sĩ gây mê biết để có quyết định tiếp tục dùng hay ngừng lại và ngừng trước mổ bao nhiêu ngày.
Trang sức và vật dụng cá nhân
Trang sức và vật dụng cá nhân có thể gây nhiễm khuẩn và khó khăn trong phẫu thuật. Những trang sức vật dụng đắt tiền có khi dẫn đến những vấn đề rắc rối giữa bệnh nhân và nhân viên y tế. Vì vậy, bệnh nhân nên gửi trang sức, vật dụng cá nhân cho người nhà trước khi đến phòng mổ. Điều này là bắt buộc ở đa số bệnh viện.
Răng giả
Răng giả có thể rơi vào miệng gây nguy hiểm tính mạng trong quá trình gây mê hồi sức. Hoặc có thể bị hư hại trong quá trình này. Nên tháo ra gửi cho người thân trước khi đến phòng mổ.
Vệ sinh thân thể
Cơ thể sạch sẽ làm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Nhiễm trùng vết mổ sẽ dẫn đến những thiệt hại đáng kể về mặt kinh tế do thời gian nằm viện kéo dài ngoài tổn hại về sức khỏe.
Điều nên làm là tắm trước khi đến phòng mổ hơn là bôi dầu hay đeo những vật dụng vào người (do yếu tố tâm linh của người bệnh). Nếu bệnh viện không có quy trình tắm trước mổ thì bệnh nhân nên tự làm điều này.
Đi tiểu
Đối với những vùng phẫu thuật liên quan, việc đi tiểu sẽ làm thuận lợi hơn cho phẫu thuật viên. Mặt khác, diện tích thực hiện ca phẫu thuật sẽ rộng hơn và ít bị san chấn. Người bệnh nên đi tiểu trước khi mổ để tránh việc sẽ bị mắc tiểu khi ca mổ thực hiện kéo dài.
Đi tiêu
Những phẫu thuật liên quan đến vùng dưới của người bệnh thì nên cần phải đi tiêu để phòng tránh việc nhiễm trùng gây ra (sẽ có hiện tượng đi ngoài không tự chủ khi thực hiện gây tê tủy sống hay là gây mê). Người bệnh nên chủ động làm bước này trước khi lên phòng mổ.
Vệ sinh móng tay
Sơn móng tay móng chân nên được làm sạch bằng cồn hoặc cạo bỏ. Sơn có thể làm ảnh hưởng đến độ chính xác của máy theo dõi độ bão hòa oxy trong máu. Các móng tay chân cũng nên được cắt ngắn trước khi đến phòng mổ.
Vệ sinh răng miệng
Đối với trường hợp sau mổ bệnh nhân cần phải đặt nội khí quản thì nguy cơ sau khi đặt nội khí quản dễ làm viêm nhiễm đến vùng hầu họng của người bệnh. Trong quy trình chuẩn bị, đôi khi người nhà bệnh nhân sẽ quên điều này. Người bệnh nên tự chuẩn bị thì sẽ tốt hơn.
Có một số người bệnh lợi dụng lúc vệ sinh răng miệng để uống nước. Tuy nhiên, việc này rất nguy hiểm khi thực hiện gây mê (đã nêu rõ ở mục số 6 nhé). Dù là một ngụm nước thì tuyệt đối không nên làm vì sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mình.
Chuẩn bị tâm lý
Khi nhắc đến mổ chắc hẳn ai cũng từng lo lắng: Mổ có đau không? Mổ bao lâu? Sau khi mổ thì sẽ thế nào? Có bị ảnh hưởng về trí nhớ hay là thần kinh hay không và muôn ngàn câu hỏi liên quan khác.
Bệnh nhân cần chuẩn bị tâm lý thật tốt trước khi phẫu thuật, bởi vì những lo lắng thái quá có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật. Bệnh nhân có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ trước mổ để giải đáp tất cả các thắc mắc trước khi bước vào phòng phẫu thuật.
Khi bước vào cuộc phẫu thuật, bác sĩ sẽ không quên chu toàn cho bệnh nhân với những điều bệnh nhân lo lắng như trên. Cho nên, bệnh nhân hãy yên tâm, dù làm điều gì thì ê kíp phẫu thuật đều tận tâm hoàn thành trách nhiệm của mình.
Theo vtv.vn
Phẫu thuật cứu sống nữ bệnh nhân bị đâm thủng tim, phổi
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (TPHCM) vừa phẫu thuật cứu sống nữ bệnh nhân bị đâm thủng tim và phổi.
Bệnh nhân là chị T. (27 tuổi, ngụ TPHCM) được đưa đến bệnh viện trong tình trạng máu chảy đầm đìa với nhiều vết đâm trước ngực phải, bụng, nách, cằm, tay....
Đánh giá nhanh cho thấy bệnh nhân bị sốc mất máu nặng, lơ mơ, khó thở, mạch nhỏ... Bác sĩ xác định bệnh nhân bị sốc mất máu nặng, nguy cơ cao vết thương tim, và chỉ định mổ cấp cứu ngay lập tức.
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phát hiện tim bên phải bị một vết đâm thủng. Ngoài ra còn có một vết thương làm đứt đôi bó mạch ngặc ngực và vết thương thủng thùy giữa phổi. Các vết thương được bác sĩ xử lý nhanh chóng.
Sau mổ bệnh nhân tỉnh, không có dấu hiệu tổn thương não.
Các tổn thương làm mất gần 3000ml máu trong lồng ngực và màng tim bệnh nhân. Bệnh viện đã huy động lượng máu để hồi sức cho bệnh nhân gồm 10 đơn vị hồng cầu khối và 7 đơn vị huyết tương đông lạnh. Trong quá trình phẫu thuật, có lúc tim bệnh nhân ngưng đập hoàn toàn, phẫu thuật viên tiến hành xoa bóp trực tiếp quả tim trong khoảng gần 20 phút mới có mạch và huyết áp trở lại.
Sau mổ bệnh nhân tỉnh, không có dấu hiệu tổn thương não. Bệnh nhân tiếp tục được hồi sức, điều chỉnh các rối loạn toan kiềm, đông ra máu.
Theo Phụ Nữ VN
Gia đình yêu cầu 'mổ nhưng không được truyền máu', bác sĩ cứu người cách nào? Bệnh nhi bị u gan, đã qua nhiều bệnh viện nhưng không được điều trị vì gia đình yêu cầu phẫu thuật nhưng không được truyền máu của bất kỳ người nào khác (kể cả người thân trong gia đình) cho bệnh nhi. Ê-kip bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhi/ Ảnh: Bệnh viện cung cấp Ngày 19.9, phó giáo sư - tiến...