Bệnh đường tiêu hóa dễ phát sinh mùa mưa lũ
Sau mưa lũ, bệnh về đường tiêu hóa thường tăng lên đáng kể, trong đó phải kể đến các bệnh hay gặp như: tiêu chảy, thương hàn, lỵ…
Vậy cách nhận biết căn bệnh này thế nào, phòng ra sao?
3 bệnh đường tiêu hóa dễ phát sinh mùa mưa lũ
Tiêu chảy là tình trạng bệnh lý khi có số lần đi tiêu trên 3 lần, phân lỏng toàn nước, có màu vàng, nâu hoặc trắng đục. Bệnh tiêu chảy cấp là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, bệnh có thể lây lan nhanh và gây thành dịch lớn, bệnh lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn.
Nguyên nhân chính dẫn tới tiêu chảy cấp trong mùa mưa lũ là do: Vệ sinh kém, thực phẩm bị ô nhiễm, hoặc tại những nơi xảy ra mưa lũ nguồn nước dễ bị nhiễm vi khuẩn tả, vi khuẩn Salmonella, Shigella, lỵ Amip, vi khuẩn E.coli và các vi khuẩn đường ruột khác.
Bệnh tiêu chảy cấp có triệu chứng điển hình như đầy bụng, sôi bụng; tiêu chảy liên tục, nhiều lần, lúc đầu phân lỏng, sau toàn nước (trong trường hợp bị bệnh tả phân toàn nước đục như nước vo gạo); nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ nôn ra toàn nước trong hoặc màu vàng nhạt; người mệt lả, có thể bị chuột rút.
Biểu hiện tình trạng mất nước từ nhẹ đến nặng như:
Với bệnh nhẹ, người bệnh khát nước, môi khô, da khô, nhăn nheo.
Nếu nặng hơn, biểu hiện mặt hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, tiểu tiện ít hoặc không có nước tiểu, chân tay lạnh… nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh tiêu chảy cấp là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm.
Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp cần theo dõi, chăm sóc tốt cho người bệnh, phát hiện sớm các dấu hiệu mất nước nặng, nhanh chóng chuyển người bệnh đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Thương hàn
Bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella gây nên. Có hai đường chính lây nhiễm bệnh gồm: ăn thực phẩm, uống nước bị ô nhiễm, không được nấu sôi, nấu chín; tiếp xúc bệnh nhân, người mang trùng qua chất thải, tay chân, đồ dùng.
Bệnh lây truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp, hay tiếp xúc với chất thải, đồ dùng bị nhiễm khuẩn từ người bệnh. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào đang sinh sống và làm việc tại những nơi có điều kiện sống bất lợi như nguồn nước bị ô nhiễm, chất thải không được xử lý.
Thời gian ủ bệnh trung bình từ 8 – 14 ngày, phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Sau đó bệnh khởi phát rất đột ngột. Trong trường hợp nhẹ, bệnh thương hàn thường không có triệu chứng. Trong trường hợp nặng, bệnh gây sốt cao kéo dài, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, nôn khan, táo bón hoặc tiêu chảy,… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tử vong, loét thanh mạc và thủng ruột dẫn đến chảy máu.
Vì vậy, khi có biểu hiện nghi ngờ cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Bệnh lỵ
Bệnh lỵ thường có diễn biến lành tính, nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng phức tạp, thậm chí là tử vong.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lỵ trong đó có 3 yếu tố chính:
Ô nhiễm nguồn nước: thời tiết bất thường vào mùa hè, nắng nóng gay gắt, cùng với mưa bão lớn khiến môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Các loại sinh vật từ đất, bụi, rác thải hòa vào dòng nước, tràn ra nhiều nơi. Nước bẩn mang theo hàng tỷ trực khuẩn Shigella “trộn” vào các bể nước ăn, bể tắm, nhà cửa, khu vực công cộng… gây bệnh cho con người.
Video đang HOT
Tiếp xúc trực tiếp với trực khuẩn Shigella: nếu không sát khuẩn tay với xà phòng sau khi thay tã lót cho em bé bị nhiễm khuẩn Shigella, người chăm sóc bé có thể bị nhiễm bệnh lỵ trực khuẩn.
Ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn: bệnh có thể lấy truyền thông qua thực phẩm bị nhiễm khuẩn, qua chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc do khu chế biến thực phẩm ở gần nơi chứa nước thải bị ô nhiễm…
Bệnh thường dễ lây lan nhất ở những khu vực đông người như các trường mầm non, trường tiểu học và các nơi giữ trẻ tư nhân không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, nếu trong gia đình có trẻ bị lỵ những người thân đều có nguy cơ mắc bệnh cao.
Bệnh lỵ có diễn biến bệnh nhanh và xuất hiện triệu chứng từ 1 đến 3 ngày sau khi trực khuẩn lỵ xâm nhập cơ thể. Ở một số trường hợp, các triệu chứng có thể xuất hiện lâu hơn, thậm chí không có dấu hiệu của bệnh lý.
Thông thường, người bệnh lỵ có những dấu hiệu rất dễ nhận biết như:
Sốt với nhiệt độ dao động từ 37,5 đến 39 độ C;
Đau co thắt theo từng cơn ở vùng bụng;
Tiêu chảy nhiều nước;
Buồn nôn hoặc nôn mửa;
Đau cơ, mỏi cơ;
Có máu hoặc chất nhầy trong phân.
Một số trường hợp không có triệu chứng sau khi trực khuẩn lỵ xâm nhập cơ thể, nhưng phân của họ vẫn có thể là nguồn lây cho đến vài tuần sau.
Phòng bệnh tiêu hóa mùa mưa lũ
Thường xuyên vệ sinh nhà bếp và vật dụng làm bếp để phòng bệnh.
Để phòng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa hiệu quả, người dân cần thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn đồ sống, không dùng tay bốc thức ăn. Việc rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, trước khi chế biến thực phẩm hoặc sau khi đi vệ sinh là rất cần thiết.
Lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là rất quan trọng. Trong quá trình chế biến thực phẩm cần phải có đồ chuyên dụng, có dao thớt riêng cho thức ăn sống và thức ăn chín để tránh nhiễm chéo vi khuẩn từ thực phẩm sống sang thực phẩm đã được chế biến.
Thường xuyên vệ sinh nhà bếp và vật dụng làm bếp, sử dụng nguồn nước sạch để chế biến thực phẩm và nấu ăn.
Thực phẩm đã được chế biến nên ăn ngay, nếu phải để lâu cần bảo quản lạnh để hạn chế sự phát triển nhân lên của vi khuẩn; thức ăn phải đậy kín tránh để côn trùng và động vật gặm nhấm xâm hại.
Trong vùng mưa lũ, thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
Chế độ ăn khi bị tiêu chảy do ký sinh trùng Cryptosporidium
Bệnh tiêu chảy do ký sinh trùng Cryptosporidium có liên quan đến ăn uống có thể gây mất nước và suy nhược cơ thể.
Vì vậy, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và phục hồi sức khỏe.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn đối với người bệnh tiêu chảy do ký sinh trùng Cryptosporidium
Ký sinh trùng Cryptosporidium là những sinh vật đơn bào nhỏ bé, sống ký sinh trong thành ruột. Khi xâm nhập vào cơ thể người, chúng sẽ gây ra các triệu chứng tiêu chảy, đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Con đường lây nhiễm chính Cryptosporidium là qua đường tiêu hóa như: Uống nước không đảm bảo vệ sinh có chứa ký sinh trùng; Ăn thực phẩm bị ô nhiễm như ăn rau sống, trái cây chưa rửa kỹ, thực phẩm chế biến không đảm bảo chứa nang của ký sinh trùng. Ký sinh trùng Cryptosporidium cũng có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với phân của người hoặc động vật nhiễm bệnh.
Theo BSCKI. Phạm Thị Việt Anh, Phó Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện 19-8, khi ký sinh trùng Cryptosporidium xâm nhập vào cơ thể, chúng di chuyển đến ruột non và ký sinh tại thành ruột, cuối cùng theo phân đào thải ra ngoài.
Các triệu chứng bệnh thường khởi phát đột ngột, người bệnh bị tiêu chảy phân toàn nước không kiểm soát, đau quặn bụng, buồn nôn, nôn, chán ăn, sốt, khó chịu. Lúc này, người bệnh cần nghỉ ngơi hoàn toàn cho đến khi khỏe hẳn. Ở hầu hết những người khỏe mạnh, bệnh do Cryptosporidium dẫn đến tiêu chảy cấp và thường tự khỏi trong vòng 1 -2 tuần.
Nhiễm ký sinh trùng Cryptosporidium thường gây đau bụng và tiêu chảy.
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe cho người bệnh tiêu chảy do ký sinh trùng Cryptosporidium. Do tiêu chảy gây mất nước và các chất điện giải quan trọng như kali, natri nên cần có chế độ ăn uống phù hợp để bù lại những chất dinh dưỡng này, ngăn ngừa tình trạng mất nước nghiêm trọng và các biến chứng khác.
Người bệnh tiêu chảy thường bị suy nhược, chán ăn nên chế độ ăn phải giàu năng lượng giúp cung cấp đủ nhiên liệu cho cơ thể hoạt động và phục hồi. Ngoài protein, carbohydrate cần bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương ở niêm mạc ruột và cải thiện sức đề kháng của cơ thể.
Chế độ ăn hợp lý giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn, giảm nguy cơ tái nhiễm ký sinh trùng. Người bệnh nên ăn thực phẩm dễ tiêu, ít chất xơ giúp giảm kích ứng đường ruột, giảm tần suất tiêu chảy và hỗ trợ quá trình hồi phục của niêm mạc ruột.
2. Những dưỡng chất cần thiết cho người bệnh
BSCK2 Nguyễn Thị Thu Hậu, Khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM cho biết: Tiêu chảy cấp có thể do virus, vi trùng, độc tố của các vi sinh vật... gây ra rối loạn hấp thu và bài tiết nước, điện giải tại ruột. Do đó, hậu quả là gây ra mất nước, mất Na, K, tổn thương niêm mạc ruột dẫn đến suy dinh dưỡng, xâm nhập của tác nhân gây bệnh và vi khuẩn khác trong đường ruột gây ra nhiễm trùng lan rộng trong cơ thể.
Đa số tác nhân gây ra bệnh tiêu chảy và bệnh tả xâm nhập cơ thể và lây lan theo con đường phân- miệng, nghĩa là nguồn bệnh vào cơ thể từ miệng, theo phân của bệnh nhân thải ra môi trường và tiếp tục lây sang bệnh nhân khác theo con đường này. Vai trò của dinh dưỡng đúng cách trong tiêu chảy cấp và bệnh tả là bù đủ nước, muối khoáng, tiếp tục cung cấp dưỡng chất cho cơ thể để mau lành bệnh.
Khi bị tiêu chảy do ký sinh trùng Cryptosporidium, cơ thể mất đi rất nhiều nước và các chất điện giải quan trọng. Do đó, việc ăn uống đủ chất và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng bị mất đi trong quá trình bị bệnh là vô cùng cần thiết để giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
Dưới đây là những dưỡng chất mà người bệnh cần đặc biệt chú ý:
Nước và chất điện giải
Mất nước là vấn đề cấp bách cần giải quyết khi bị tiêu chảy. Chất điện giải như natri, kali giúp cân bằng lượng nước, duy trì chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Người bệnh tiêu chảy cần nhiều nước hơn bình thường để bù lại lượng dịch mất qua phân và nôn.
Người bệnh nên uống các loại nước như: nước lọc, nước canh, nước cháo, nước trái cây (không thêm hoặc thêm rất ít đường), nước dừa tươi... Có thể sử dụng nước gạo rang, nước cơm, nước cháo muối, cháo đường, súp cà rốt... rất tốt để bù nước và chất điện giải.
Protein
Protein giúp sửa chữa các tế bào bị tổn thương, tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục sau khi ốm. Nguồn thực phẩm giàu protein lành mạnh bao gồm: thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các loại hạt, sữa, sữa chua...
Carbohydrate
Carbohydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp duy trì hoạt động bình thường. Sau khi chúng ta ăn, cơ thể sẽ phân hủy carbohydrate thành đường để cung cấp năng lượng cho các tế bào.
Người bệnh tiêu chảy nên ăn các thực phẩm chứa tinh bột dễ tiêu hóa như: Gạo trắng, bánh mì trắng, khoai tây nghiền, chuối chín, táo chín...
Vitamin và khoáng chất
Các vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin B, đặc biệt là kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Những người bị rối loạn tiêu hóa sẽ khó hấp thụ và giữ lại kẽm từ thực phẩm họ ăn, do đó cần chú ý bổ sung kẽm. Vì ngoài giúp tăng khả năng miễn dịch, kẽm còn giúp cơ quan tiêu hóa lập lại quá trình hấp thu của đường ruột bị rối loạn trong khi bị tiêu chảy.
Nguồn thực phẩm giàu kẽm bao gồm: thịt bò, thịt lợn nạc, thịt gà, lòng đỏ trứng, hàu, cua, giá đỗ, đậu nành, cà rốt...
Người mắc bệnh tiêu chảy do ký sinh trùng Cryptosporidium nên ăn món dễ tiêu như cháo.
3. Lưu ý trong ăn uống đối với người bệnh tiêu chảy do ký sinh trùng Cryptosporidium
Ăn nhiều bữa nhỏ: Chia nhỏ bữa ăn để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa trong ngày sẽ dễ ăn và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Chọn thức ăn dễ tiêu: Ưu tiên ăn các món giàu dinh dưỡng, chế biến dưới dạng lỏng, mềm, dễ tiêu như các loại cháo: cháo thịt gà, cháo sườn, cháo thịt lợn nạc nấu với cà rốt... giúp dễ tiêu hóa, dễ hấp thu và không gây kích thích niêm mạc đường tiêu hóa.
Nếu buồn nôn, nôn: Nên dùng một số món giúp làm dịu cơn buồn nôn như: nước dùng, nước luộc gà hoặc nước hầm rau củ...
Các loại thực phẩm nên ăn:
Tinh bột: Gạo trắng, bánh mì trắng, khoai tây nghiền...
Protein: Thịt nạc xay nhuyễn, cá hấp, trứng, sữa chua không đường...
Trái cây: Chuối chín, táo chín, chuối chín, bơ...
Rau củ: Cà rốt luộc, bí đỏ hấp, khoai lang...
Thực phẩm cần hạn chế:
Thực phẩm chứa nhiều chất béo, nhiều đường
Thức ăn chưa chín kỹ, gỏi, nem, rau sống, thực phẩm không an toàn
Thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng
Đồ uống: cà phê, nước ngọt có gas...
Những thực phẩm này có thể gây kích thích, làm tổn thương đường tiêu hóa và khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn. Đồ uống quá ngọt, có chứa caffeine hoặc làm từ sữa có thể làm trầm trọng thêm cảm giác khó chịu, buồn nôn.
3 lý do khiến trẻ dễ bị tiêu chảy cha mẹ cần biết Tiêu chảy là một bệnh thường gặp dễ làm cho trẻ nhỏ bị mất nước, mất điện giải, mệt mỏi, li bì. Tiêu chảy kéo dài còn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Bệnh tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn (ngoại trừ trẻ sơ sinh) mỗi ngày. Theo trung...