Chế độ ăn cho người bệnh Still – viêm khớp hiếm gặp
Bệnh viêm khớp hiếm gặp ở người lớn còn gọi là bệnh Still. Bên cạnh dùng thuố.c, thay đổi lối sống thì chế độ ăn uống cũng là một phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.
Still – bệnh viêm khớp hệ thấp cấp tính ở người lớn là một loại viêm khớp hiếm gặp có thể gây đau và tổn thương khớp thường được điều trị bằng thuố.c. Tuy nhiên, cũng có những thay đổi nhất định trong lối sống mà những người mắc bệnh Still có thể thực hiện để giúp kiểm soát tình trạng. Nhiều thay đổi trong số này xoay quanh chế độ ăn uống.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh viêm khớp hệ thấp cấp tính
Chế độ ăn uống cân bằng giúp giảm bớt tác động của tổn thương, căng thẳng cho bệnh viêm khớp hệ thấp cấp tính.
Bệnh Still ở người lớn với mỗi người sẽ khác nhau, một số người có những đợt bùng phát khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Theo thời gian, tình trạng viêm mạn tính (lâu dài) này sẽ gây tổn hại cho cơ thể. Một cách để giúp giảm bớt tác động của tổn thương này là tránh gây thêm căng thẳng cho khớp. Khi người mắc bệnh Still thừa cân quá mức bình thường, các khớp sẽ chịu thêm áp lực. Do đó, duy trì cân nặng khỏe mạnh giúp khớp của người bệnh hoạt động trơn tru và là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị.
Duy trì cân nặng khỏe mạnh bắt đầu bằng việc thực hiện chế độ ăn uống cân bằng. Một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein. Thậm chí có một số loại thực phẩm có thể làm giảm viêm. Ăn chế độ ăn giàu thực phẩm chống viêm và tránh những thực phẩm thúc đẩy tình trạng viêm có thể giúp giảm bớt các triệu chứng.
2. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh viêm khớp hệ thấp cấp tính
Protein thực vật : Chế độ ăn giàu protein thực vật cũng có thể giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn và tránh được cân nặng tác động lên xương khớp.
Ngoài ra, ăn một phần đậu, đậu xanh, đậu lăng hoặc đậu Hà Lan mỗi ngày có thể làm tăng cảm giác no và có thể dẫn đến việc giảm cân tốt hơn.
Các chất chống oxy hóa: như vitamin C giúp trung hòa các phân tử gọi là gốc tự do có thể gây viêm và làm tổn thương tế bào.
Polyphenol là hợp chất thực vật có tác dụng chống lại stress oxy hóa, nguyên nhân gây viêm. Một bài đán.h giá được công bố trên Nghiên cứu Dược lý – Y học Trung Quốc hiện đại đã trích dẫn flavonoid (một loại polyphenol) có “tác dụng chống viêm mạnh mẽ và bằng chứng áp đảo cho thấy flavonoid làm nhẹ các triệu chứng của viêm khớp thông qua ức chế phản ứng viêm cục bộ và toàn thân”.
Omega-3 : Có lẽ là thực phẩm hứa hẹn nhất trong cuộc chiến chống viêm nhiễm. Trong một nghiên cứu của Bệnh viện Brigham và Phụ nữ, những người mắc bệnh RA (viêm khớp dạng thấp) ăn cá không chiên hai lần trở lên một tuần có mức độ hoạt động của bệnh thấp hơn so với những người không bao giờ ăn cá. Một số loại cá có chứa EPA, DHA, Omega-3 sẽ ức chế sự viêm nhiễm trong cơ thể. Do đó, những người bị bệnh nên tăng cường các loại thực phẩm giàu omega-3 nhằm bổ sung dưỡng chất, giảm triệu chứng viêm, sưng các khớp xương.
Video đang HOT
Chất xơ: Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học cho thấy lượng chất xơ ăn vào cao hơn có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp và nó cũng có thể giúp giảm viêm toàn thân, làm chậm sự tiến triển của bệnh.
Ngoài ra các loại vitamin và khoáng chất như megie, kẽm, phốt pho, vitamin D… cũng rất cần thiết để đảm bảo cho hệ xương khớp phát triển khỏe mạnh.
3. Thực phẩm nên ăn và không nên ăn
Thực phẩm nên ăn
Cá béo giàu omega-3 là một trong những thực phẩm người bệnh viêm khớp hệ thấp cấp tính nên ăn.
Mặc dù các loại thực phẩm cụ thể không thể chữa khỏi bệnh viêm khớp nhưng một số loại có thể làm giảm các triệu chứng.
Trái cây và rau quả:Rau xanh là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn dù là người khỏe mạnh hay bị bệnh. Rau xanh cung cấp cho cơ thể các chất chống oxy hóa như vitamin và hỗ trợ tế bào tránh được những tổn thương. Đặc biệt, Sulforaphane có trong các loại rau xanh tự nhiên sẽ làm chậm quá trình tổn thương xương khớp, ngăn chặn phản ứng viêm.
Tổ chức Viêm khớp khuyến nghị nên tiêu thụ hai cốc trái cây và hai đến ba cốc rau mỗi ngày. Các trái cây rau quả tốt cho người bệnh viêm khớp như quả mọng, trái cây họ cam quýt, lê và táo, các loại đậu (đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu đen), rau (đậu xanh, bông cải xanh, bắp cải, súp lơ trắng, ớt…), rau họ cải…
Các loại ngũ cốc nguyên hạt: bột mì nguyên cám, bột yến mạch, bột ngô nguyên hạt, gạo lứt…
Cây họ đậu: Những thực phẩm giàu protein, ít chất béo này rất giàu axit folic, magie, sắt, kẽm và kali – tất cả đều tốt cho tim và hệ miễn dịch của bạn. Đậu đen, đậu garbanzo, đậu đỏ và đậu mắt đen là những lựa chọn tốt.
Tỏi: Có chứa hàm lượng cao chất Diallyl Disulfide có khả năng chống viêm và ức chế những tác động của Cytokine. Do đó, những người bị viêm khớp nên ăn nhiều tỏi để giảm viêm và tránh được sự dày vò từ các cơn đau nhức.
Gừng: Gừng có tác dụng chống viêm mạnh mẽ và nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các dấu hiệu viêm giảm sau khi tiêu thụ gừng. Có thể sử dụng gừng theo nhiều cách khác nhau: sống, nấu chín, sấy khô hoặc ở dạng bột.
Cá béo: Cá nước lạnh là loại giàu chất béo omega-3. Cá béo nước lạnh bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá thu và cá hồi.
Dầu ô liu: Ngoài cá béo có chất béo lành mạnh, loại dầu này còn chứa hợp chất phenolic tự nhiên gọi là oleocanthal, hoạt động giống như ibuprofen để ngăn chặn tình trạng viêm. Người bệnh viêm khớp nên tăng cường dầu ô liu trong khẩu phần ăn.
Thực phẩm không nên ăn
Người bệnh viêm khớp hệ thấp cấp tính không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn.
Có một số thực phẩm cần tránh vì có thể làm cho các triệu chứng viêm khớp trở nên tồi tệ hơn.
Dầu ngô:Loại dầu tinh chế cao này chủ yếu bao gồm chất béo omega-6 gây viêm. Nó cũng thiếu chất béo omega-3 chống viêm. Thay vì sử dụng dầu ngô, hãy sử dụng dầu ô liu hoặc dầu bơ vào lần tới khi nấu một bữa ăn thân thiện với viêm khớp để có một lượng chất béo không bão hòa đơn lành mạnh hoặc kết hợp các loại dầu omega-3 như dầu hạt lanh.
Gluten :Gluten có thể gây viêm ở ruột, da và khớp nếu mắc bệnh celiac và một số người bị viêm khớp. Ăn gluten khiến bệnh viêm khớp tồi tệ hơn.
Thực phẩm chế biến sẵn:Tránh xa tất cả các loại nước ngọt, bơ, thịt xông khói, xúc xích, khoai tây chiên và kẹo… Vì tất cả đều chứa nhiều đường bổ sung và chất béo không lành mạnh hoặc lượng muối cao đều không tốt cho sức khỏe, tác động xấu đến hệ xương khớp làm tăng nguy cơ béo phì và viêm khớp.
Carbohydrate đơn giản hoặc tinh chế: Mì ống, gạo, bánh mì trắng…
Giảm protein động vật:Cần giảm tiêu thụ đạm động vật, hạn chế tối đa và loại bỏ thực phẩm có hàm lượng purin cao như: thịt nạc, hải sản, gia cầm, thực vật tăng trưởng nhanh như măng tây,….
Nội tạng động vật:Mặc dù có hàm lượng dinh dưỡng, chất khoáng và các loại vitamin nhưng nội tạng động vật lại là thực phẩm mà người bị viêm khớp cần kiêng. Thành phần gây ảnh hưởng đến sức khỏe chứa nhiều trong nội tạng động vật là cholesterol. Khi hàm lượng cholesterol tăng cao còn dẫn đến tăng huyết áp, đái tháo đường, gout, thừa cân, béo phì, đẩy nhanh quá trình thoái hóa và gây ra những vấn đề về xương khớp.
Đồ uống có cồn:Rượu, bia hay tất cả các loại đồ uống có cồn đều chứa chất kích thích các phản ứng viêm trong cơ thể. Chính vì vậy mà những người bị bệnh Still tuyệt đối nên tránh xa các loại thức uống này để tránh tình trạng ngày một nặng hơn.
Việt Nam có cần kiểm soát chặt hơn với bệnh đậu mùa khỉ?
Việt Nam đã từng xuất hiện các ca bệnh đậu mùa khỉ, có ca t.ử von.g và cần cảnh giác cao hơn trước tình hình dịch đậu mùa khỉ đang diễn biến phức tạp, có nhiều biến đổi ở các nước châu Phi.
Điều trị ca bệnh đậu mùa khỉ ở Bình Dương. Ảnh: TTXVN
Dịch đã xâm nhập, dễ tiếp tục có ca bệnh
Bệnh đậu mùa khỉ đang diễn biến phức tạp tại châu Phi, với tốc độ lây lan mạnh hơn, có nhiều điểm khác biệt so với trước đó; nhiều chuyên gia lo ngại đại dịch có thể xảy ra.
Mới đây, một số nước trong khu vực cũng đã ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ như: Thái Lan, Philippines. Tổ chức Y tế Thế giới tiếp tục công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế với dịch đậu mùa khỉ. PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng cho rằng: "Bệnh có tên đậu mùa khỉ, nhưng thực tế là bệnh lây từ động vật gặm nhấm sang người và lây từ người sang người. Dịch vẫn lưu hành tại châu Phi, nhưng từ năm 2022 dịch đã lan ra nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Năm nay, dịch đậu mùa khỉ ở Công gô diễn biến nặng nề, với hàng nghìn ca t.ử von.g. Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố tình trạng khẩn cấp của bệnh đậu mùa khỉ vì khả năng chống dịch tại châu Phi khó khăn; lo sợ dịch lan ra như năm 2022 và cũng có thể biến chủng thành những chủng nguy hiểm hơn, gây t.ử von.g nhiều hơn".
Tại Việt Nam, bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện từ năm 2022; đến nay, vẫn rải rác ghi nhận ca bệnh, với 202 ca mắc và 8 ca t.ử von.g. Tuy nhiên, dịch vẫn giới hạn trong cộng đồng hẹp, chủ yếu lây lan qua đường quan hệ tìn.h dụ.c như ở các đối tượng gái mại dâm, người đồng tính...
Trước sự lo lắng của cộng đồng về việc dịch có thể tiếp tục lây lan vào trong nước, PGS.TS Trần Đắc Phu, cho biết: Chúng ta không nên quá lo lắng về nguy cơ lây nhiễm của dịch đậu mùa khỉ, nhưng cũng không được chủ quan. Cần phải xác định được nguy cơ và nguy cơ đến đâu đáp ứng đến đó. Nếu chúng ta không đáp ứng tốt có thể bùng dịch, nhưng đáp ứng thái quá gây tốn kém cho nguồn lực. Vì trong lúc này, còn nhiều dịch bệnh khác cần được tập trung hơn.
Chủ động kiểm soát
Từ đầu năm đến nay, Việt Nam cũng từng rải rác ghi nhận các ca mắc đậu mùa khỉ tại các tỉnh: Đồng Nai, Kiên Giang, Cà Mau... tuy không ghi nhận sự lây lan mạnh, nhưng trước tình hình dịch đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước và trong bối cảnh giao thương giữa các nước, Việt Nam vẫn cần chủ động không để tiếp tục lây lan mầm bệnh vào trong nước.
Theo đại diện Bộ Y tế, để chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bệnh đậu mùa khỉ trong nước và xâm nhập, kiểm soát dịch kịp thời không để bùng phát diện rộng, hạn chế tối đa số ca mắc và t.ử von.g, Bộ Y tế đã đề nghị các địa phương triển khai thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ về tăng cường công tác phòng chống, các hướng dẫn giám sát, chẩn đoán, điều trị bệnh đậu mùa khỉ; phòng ngừa lây nhiễm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Tại các cửa khẩu, Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh ngay tại cửa khẩu.
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện giám sát chủ động với bệnh đậu mùa khỉ, lưu ý lồng ghép giám sát, dự phòng với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, giám sát tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa, da liễu, các cơ sở y tế công lập và tư nhân cung cấp các dịch vụ về phòng chống HIV/AIDS.
Các địa phương cần rà soát, cập nhật kế hoạch, kịch bản phòng chống theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng khi dịch bệnh xảy ra trên địa bàn; sẵn sàng thuố.c, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp thu dung, điều trị, phòng chống dịch. Đồng thời, tăng cường thông tin, truyền thông về các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế; tập trung truyền thông cho các đối tượng có nguy cơ cao, tăng cường tổ chức kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại các địa phương; báo cáo các trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh về Bộ Y tế.
Các Viện Vệ sinh dịch tễ, các bệnh viện tuyến cuối điều trị bệnh truyền nhiễm cũng tiến hành phân tích, đán.h giá, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch đậu mùa khỉ tại các địa phương để kịp thời phát hiện các trường hợp bệnh, chùm ca bệnh, nguồn lây bệnh, tác nhân gây bệnh mới nhất, bất thường (nếu có) để kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch.
Chuyên gia cũng khuyến cáo, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo đặc điểm như: Dịch lây qua dịch tiết, qua đường giọt bắ.n... và thực hiện tốt các biện pháp tránh tiếp xúc với mầm bệnh, không thực hiện các hành vi gây nguy cơ cao như quan hệ tìn.h dụ.c không lành mạnh, hạn chế tiếp xúc với những người từ vùng có dịch về...
Bài tập cho người bệnh loét dạ dày tá tràng Để phòng ngừa và giảm triệu chứng của loét dạ dày tá tràng, ngoài việc duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc khoa học thì tập luyện các bài tập thể dục cũng rất quan trọng. Việc thực hiện một số bài tập giúp hỗ trợ điều trị bệnh, nâng cao sức khỏe. 1. Vai trò của tập luyện...