Bé gái 2 tuổi mắc ung thư máu, cảnh báo những thủ phạm gây độc ở ngay gần trẻ
Bệnh bạch cầu (hay ung thư máu) ở trẻ em đang đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Nguyên nhân gây bệnh xuất hiện xung quanh trong cuộc sống của chúng ta.
Một đứa trẻ 2, 3 tuổi đang chọn chơi những món đồ chơi yêu thích trong nhà hoặc ở khu vui chơi, nhưng Tiểu Hoan lại quen thuộc với phòng khám của Khoa Huyết học của Bệnh viện Phụ nữ và trẻ em Ninh Ba. Cô bé Tiểu Hoan được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu (ung thư máu) vào sinh nhật thứ 2 năm ngoái. Lúc đó, bố mẹ Tiểu Hoan luôn thắc mắc, con gái mình còn nhỏ như vậy sao lại có thể bị mắc căn bệnh khủng khiếp như vậy?
Mẹ của Tiểu Hoan nói: “Lúc đó, cháu hay bị cảm, kèm theo sốt nhẹ, tinh thần không được thoải mái. Hai chúng tôi quyết định đưa con đi khám nhưng kết quả chẩn đoán là con gái chúng tôi bị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho. Ngày đó cháu mới hai tuổi”. Bác sĩ nói Tiểu Hoan cần phải làm các hóa trị lớn, nhỏ, toàn bộ thời gian điều trị mất 24 -30 tháng. Thời gian đó, cha mẹ của Tiểu Hoan thường ôm con khóc, hi vọng mọi thứ chỉ là một cơn ác mộng.
Tại giường của Khoa Huyết học Bệnh viện Phụ nữ và trẻ em thành phố Ninh Ba, ngoài Tiểu Hoan còn có 14 trẻ mắc bệnh bạch cầu, cháu lớn nhất mới 13 tuổi. Bệnh bạch cầu ở trẻ em đang đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ.
1. Bệnh bạch cầu: kẻ hại chết trẻ em không thể bỏ qua
Tại Trung Quốc, hơn 30.000 trẻ em được chẩn đoán mắc các khối u ác tính mỗi năm, trong đó bệnh bạch cầu là phổ biến nhất. Tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em dưới 10 tuổi là từ 3/100.000 đến 4/100.000 và bệnh bạch cầu cấp tính chiếm 90 đến 95%.
Tại sao một đứa trẻ nhỏ như vậy lại bị bệnh bạch cầu?
Về nguyên nhân bên ngoài:
- Thứ nhất là do tiếp xúc với các chất độc hại, chẳng hạn như đồ nội thất kém chất lượng, vật liệu trang trí có chứa hóa chất độc hại, quần áo mới của trẻ em không được giặt sạch. Những chất liệu hoặc vải này có thể chứa benzen và formaldehyde gây bệnh.
- Thứ hai, trẻ tiếp xúc với bức xạ điện từ trong thời gian dài.
Về nguyên nhân bên trong:
- Cơ thể nhiễm virus và di truyền: Một số nghiên cứu cho rằng vi rút Epstein-Barr có thể là động cơ thúc đẩy đột biến bạch cầu. Về mặt di truyền, bản thân bệnh bạch cầu không phải là một bệnh di truyền, nhưng nó là nguyên nhân chính gây ra một số bệnh di truyền bẩm sinh, chẳng hạn như đần độn bẩm sinh.
Video đang HOT
Bệnh bạch cầu khởi phát, 4 triệu chứng không thể bỏ qua
Hầu hết các bệnh bạch cầu ở trẻ em là bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính, sẽ kèm theo sốt cơ thể trong giai đoạn đầu, thậm chí một số trẻ sẽ bị thiếu máu, xuất huyết và sưng hạch bạch huyết:
1. Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, suy nhược, ớn lạnh, chóng mặt, khó thở và da xanh xao, đó là các triệu chứng do thiếu máu;
2. Trẻ sốt kéo dài, dùng thuốc không đỡ. Đây là một cơn sốt do nhiễm trùng bạch cầu bình thường. Các bệnh nhiễm trùng thông thường bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng niêm mạc miệng và nhiễm trùng đường tiêu hóa.
3. Ít tiểu cầu có thể gây bầm tím trên da của trẻ, hoặc ra máu cam thường xuyên, ra máu nướu răng và các dấu hiệu ra máu khác.
4. Xâm nhập tế bào bệnh bạch cầu có thể gây nổi hạch, gan lách to, đau xương khớp, ho hoặc khó thở, hội chứng SVC, nhức đầu, động kinh, nôn mửa,…
Hầu hết bệnh bạch cầu ở trẻ em có thể được chữa khỏi?
Nhiều bậc cha mẹ ít được tiếp xúc với kiến thức y học, nghĩ rằng sau khi con mình bị khối u thì không thể chữa khỏi, đành ngậm ngùi chọn cách từ bỏ. Nhưng trên thực tế, theo phản hồi của các chuyên gia huyết học nhi khoa, bệnh bạch cầu ở trẻ em, đặc biệt là bệnh bạch cầu nguyên bào cấp tính, có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng hóa trị khoảng nửa năm, và hầu hết trẻ bị bệnh bạch cầu không cần điều trị ghép tuỷ.
Những đứa trẻ được chữa khỏi vẫn có thể sống, đi học, lập gia đình và sinh con bình thường khi lớn lên.
Bốn điểm cần thực hiện để ngăn ngừa bệnh bạch cầu ở trẻ em
Tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em cao, nguyên nhân chủ yếu là do sự “bất cẩn” của cha mẹ và không tự bảo vệ hàng ngày. Muốn con tránh xa căn bệnh bạch cầu, bạn cần chú ý:
1. Tránh xa bức xạ: Bức xạ trong cuộc sống tốt nhất nên tránh xa trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chẳng hạn như kiểm tra CT và X-quang không thiết yếu, các sản phẩm điện tử của trẻ em không đạt tiêu chuẩn.
2. Tránh xa “khí độc”: Trang trí nhà cửa đơn giản, nhà mới thông gió khoảng 2 tháng trước khi dọn vào ở. Nếu cần, có thể dùng quạt công nghiệp công suất lớn để tăng cường thông gió; hạn chế tối đa cho trẻ tiếp xúc với quần áo, khăn giấy không đạt chất lượng vì có thể là yếu tố gây bệnh.
3. Đi khám bệnh kịp thời: Ngay cả khi trẻ thỉnh thoảng bị ốm vặt cũng nên sử dụng thuốc một cách khoa học dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên cho trẻ dùng tùy tiện.
4. Tăng cường vận động: Đưa trẻ đến công viên, không gian xanh, có không khí trong lành, tập thể dục ngoài trời để tăng cường thể lực, nâng cao khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
9 dấu hiệu ung thư máu dễ bị bỏ qua
Ung thư máu là một thuật ngữ chẩn đoán rất rộng, nhưng khi nói đến ung thư máu, chúng ta thường nghĩ về bệnh bạch cầu, u lympho và đa u tủy, và các bệnh này có những thứ týp khác nhau.
U lympho xảy ra khi các tế bào ung thư được tìm thấy trong hệ thống bạch huyết. Bệnh bạch cầu bắt nguồn từ tủy xương khi cơ thể tạo ra quá nhiều các tế bào bạch cầu bất thường, từ đó cản trở việc sản sinh các tế bào hồng cầu và tiểu cầu của tủy xương. Trong trường hợp đa u tủy, ung thư bắt đầu từ các tương bào, một loại tế bào bạch cầu được tìm thấy trong tủy xương.
Do các triệu chứng ung thư máu thường biểu hiện dần dần, nên tất cả chúng đều rất dễ bị bỏ qua. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư máu, song cần nhớ rằng chúng cũng có thể là triệu chứng của những tình trạng khác, nhẹ hơn.
Bầm tím quá mức
Vết bầm tím không rõ nguyên nhân dường như xuất hiện vô cớ (bạn không nhớ mình có bị vấp ngã hoặc vô tình va vào đâu không) có thể do một số loại thuốc làm loãng máu hoặc nhiễm trùng; nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư máu. Đó là vì bầm tím quá mức thường xảy ra khi cơ thể bị giảm số lượng tiểu cầu, một dấu hiệu có thể chỉ ra rối loạn máu.
Chảy máu quá nhiều
Theo Hội Ung thư Mỹ, chảy máu khó cầm mà không rõ nguyên nhân có thể là một triệu chứng khác của một số loại bệnh bạch cầu. Thuốc làm loãng máu cũng có thể làm cho máu khó đông và chảy máu. Ở những người mắc bệnh bạch cầu, các tế bào bạch cầu bất thường có thể làm giảm khả năng đông máu của tiểu cầu, dẫn đến chảy máu quá nhiều.
Mệt mỏi
Mặc dù mệt mỏi có thể là do lịch trình bận rộn hoặc khối lượng công việc căng thẳng, nhưng mệt mỏi liên tục là một lý do tốt để đi khám bác sĩ nhằm loại trừ những nguyên nhân nghiêm trọng hơn. Khi cơ thể không tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh (như xảy ra trong ung thư máu không thể), bạn có thể bị thiếu máu. Điều này dẫn đến mệt mỏi và thiếu sức sống.
Sốt
Vì cơ thể của những người mắc bệnh bạch cầu không thể tạo ra các tế bào bạch cầu khỏe mạnh, nhiễm trùng thường xuyên là một triệu chứng rất phổ biến. Bạn có thể cảm thấy như bị cảm lạnh hoặc cúm, nhưng điều khiến nó nổi bật so với ốm sốt bình thường là sốt từ 38,8oC trở lên. Sốt cao ở người lớn là không bình thường. Hầu hết cảm lạnh và virus chạy qua cơ thể trong khoảng 3 - 5 ngày, vì vậy bất cứ điều gì vượt quá mức này đều cần được thảo luận với bác sĩ. Ngoài ra, những nhiễm trùng này có xu hướng không cải thiện khi điều trị bằng kháng sinh.
Phát ban đặc hiệu
Trên lâm sàng được gọi là mycosis fungoides, phát ban đặc hiệu u lympho này xảy ra khi các tế bào ác tính trong máu di chuyển đến da biểu hiện dưới dạng vảy, ngứa trên cơ thể. Điều đó không có nghĩa tất cả các phát ban đều đáng lo ngại. Nhưng nếu phát ban diễn ra dai dẳng và không cải thiện với thuốc bôi sau một thời gian, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa ung thư để chẩn đoán.
Sưng hạch bạch huyết
Sưng hạch không đau ở cổ, nách hoặc bẹn có thể là dấu hiệu của ung thư máu. Các hạch bạch huyết chứa những tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Khi các hạch bạch huyết này sưng lên và vẫn cứ sưng mà không có bất kỳ triệu chứng nào khác (chẳng hạn như đau tai hoặc đau họng), đó có thể là dấu hiệu của ung thư máu như u lympho bắt nguồn từ các hạch bạch huyết hoặc ung thư đã di căn hạch.
Chướng bụng
Nếu thường xuyên cảm thấy đầy hơi hoặc nhanh no sau khi mới chỉ ăn một lượng nhỏ, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho thấy có điều gì đó nghiêm trọng hơn đang diễn ra. Bệnh bạch cầu lympho cấp tính (ALL) biểu hiện ở gan hoặc lách khiến các cơ quan này to lên, có thể gây chướng bụng. Chướng bụng này có thể nghiêm trọng đến mức khiến bác sĩ khó sờ nắn các cơ quan này trong khi khám.
Đau xương hoặc khớp
Một số thứ týp của bệnh bạch cầu, như bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML), thường gây đau ở xương hoặc khớp khi phát triển. Lý do là vì các tế bào ung thư chiếm chỗ trong tủy xương, khiến tủy xương trở nên quá chật chội và phải to ra, dẫn đến đau ở chỗ hoặc gần chỗ xương hoặc khớp nơi tủy xương bị bệnh.
Đổ mồ hôi đêm
Có rất nhiều lý do khiến bạn có thể bị ra mồ hôi ban đêm, nhưng nếu bạn thức dậy hoàn toàn ướt đẫm hết đêm này qua đêm khác, thì bệnh bạch cầu hoặc u lympho có thể là nguyên nhân. Cả hai tình trạng này đều có thể gây sốt dẫn đến đổ mồ hôi vào ban đêm, nhưng các tế bào ung thư cũng có thể kích thích não tăng nhiệt độ cơ thể. Nếu bạn phải thay quần áo vào giữa đêm vì chúng quá ẩm ướt hoặc thấy mình đổ mồ hôi nhiều vào ban ngày, đã đến lúc nói chuyện với bác sĩ.
Khoa học tiết lộ 8 dấu hiệu dễ bị bỏ sót của ung thư máu Ung thư máu chiếm 10% trong tất cả các loại các loại ung thư. Có 3 loại ung thư máu là bệnh bạch cầu, ung thư hạch và u tủy. Và các triệu chứng có thể khác nhau tùy vào loại ung thư máu. Đổ mồ hôi đêm ướt đẫm có thể là dấu hiệu của ung thư máu - ẢNH MINH HỌA:...