Bé gái 13 tuổi đau bụng, cứ nghĩ do mới có kinh nguyệt nhưng không ngờ là bị “khối u con gái”, bác sĩ nhắc nhở việc cần chú ý để sớm phát hiện ra bệnh
Có những dấu hiệu lại cảnh báo bệnh mà trẻ cần được theo dõi và đi khám ngay, trong đó có cả bệnh ung thư.
Bé gái nào rồi cũng đến tuổi dậy thì và bỡ ngỡ khi có kinh nguyệt. Mọi việc sẽ thuận lợi hơn cho các bé gái khi được mẹ hoặc người thân hướng dẫn về những thay đổi này bởi không phải lúc nào mọi dấu hiệu thay đổi đều là sự phát triển tự nhiên của cơ thể. Có những dấu hiệu lại cảnh báo bệnh mà trẻ cần được theo dõi và đi khám ngay, trong đó có cả bệnh ung thư.
13 tuổi, Tiểu Yên, sống tại Hàng Châu, Trung Quốc, đã có kinh nguyệt. Vào một ngày cuối tháng 9, Tiểu Yên bỗng cảm thấy đau bụng khi đang trong lớp thể dục. “Có phải là con lại bị kinh nguyệt nên mới đau bụng không?” , Tiểu Yên đã vội càng đi tìm cô giáo để hỏi.
Sau khi biết về cơn đau bụng không thể giải thích được của Tiểu Yên, giáo viên và cha mẹ bé đã vô cùng thận trọng và đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra cẩn thận. Kết quả cuối cùng khiến mọi người vô cùng bất ngờ, đó không phải là do kinh nguyệt mà là do Tiểu Yên có một khối u ở tuyến tụy. Trường hợp của Tiểu Yên khiến mọi người lo lắng và xót xa, bởi u tuyến tụy rất hiếm gặp ở trẻ em. Nếu điều trị bằng phẫu thuật sẽ là một ca mổ khó và để lại sẹo mổ lâu ngày trên bụng.
Cuối cùng, gia đình tìm đến Bệnh viện Shulan (Hàng Châu) và Tiểu Yên được đưa vào Khoa phẫu thuật gan mật và tuyến tụy.Sau khi làm các xét nghiệm liên quan, Tiểu Yên được chẩn đoán có u đặc giả nhú ở tụy. Khối u có đường kính 2-3cm và nằm ở đuôi tụy, dính thận và lá lách. Nhưng rất may, khối u này là khối u ác tính cấp độ thấp, nếu được phẫu thuật cắt bỏ ở giai đoạn sớm thì khả năng hồi phục sau mổ vẫn tốt.
Về kế hoạch phẫu thuật, Viện sĩ Trịnh Thụ Sâm đã chủ trì tổ chức các vòng hội chẩn và phẫu thuật. Vì phẫu thuật tụy ở trẻ em sẽ cần phẫu thuật sâu, vết mổ lớn, thăm dò phẫu thuật khó, rủi ro lớn hơn người lớn nên Viện sĩ đã thực hiện một cuộc phẫu thuật nội soi qua ổ bụng cho Tiểu Yên.
Các bác sĩ đã cẩn thận bóc tách khối u từ lá lách kế cận, cắt bỏ thân tụy và khối u đuôi cùng các tuyến thượng thận xâm lấn vào mô tụy tương đối mỏng manh, và các vết khâu trên tuyến tụy giống như thêu trên đậu phụ. “May mắn thay, sau hơn 2 giờ căng thẳng, ca mổ đã thành công tốt đẹp. Khối u đã được cắt đưa ra ngoài qua lỗ nhỏ ở rốn. Vết sẹo sau mổ được giấu trong nếp gấp của rốn và hầu như không được chú ý” , bác sĩ cho biết.
Trên thực tế, đây là một dạng “khối u con gái” hiếm gặp, thường chỉ được phát hiện khi nó phát triển rất lớn. Sở dĩ gọi là “khối u con gái” là vì đây là loại u biểu mô tuyến tụy có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhưng lại rất hay mắc phải ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trẻ.
Về cơ bản, khối u này được coi là một khối u ác tính cấp độ thấp, khả năng di căn xa hiếm khi xảy ra. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của tuyến tụy. Khó khăn của phẫu thuật nằm ở việc loại bỏ khối u cùng một lúc. Tuy nhiên, bác sĩ cũng nhắc nhở mọi người phải chú ý đến một số tình trạng sức khỏe như bệnh dạ dày, đau bụng, tắc đường tiêu hóa… Nên đi khám để xem đó có phải là vấn đề về tuyến tụy hay không và có hướng xử lý kịp thời.
U đặc giả nhú của tụy được xếp vào nhóm các khối u nang của tụy
Nguồn gốc khối u còn nhiều tranh cãi. Khối u được cho là có khả năng ác tính thấp, tỷ lệ tái phát và di căn rất nhỏ. Khối u này rất hiếm gặp, chỉ chiếm 1-2% các khối u tụy ngoại tiết, từ năm 1959 khi ca đầu tiên được thông báo cho tới nay có khoảng hơn 700 ca được ghi nhận trên y văn thế giới.
Video đang HOT
Triệu chứng lâm sàng của u đặc giả nhú không rõ ràng
Biểu hiện thường gặp nhất của khối u này là đau bụng và sờ thấy khối ở bụng. Có thể kèm theo nôn hoặc buồn nôn. Bệnh nhân thường không có tiền sử đái tháo đường hoặc biểu hiện thiếu hụt tụy ngoại tiết. Đôi khi khối u không có triệu chứng, được phát hiện tình cờ bởi các phương tiện chẩn đoán hình ảnh. Các triệu chứng cấp tính do thiếu máu, tắc nghẽn hoặc xuất huyết trong ổ bụng do vỡ khối u rất hiếm gặp.
Phẫu thuật cắt bỏ khối u đặc giả nhú là phương pháp điều trị tốt
U đặc giả nhú của tụy được coi là khối u có tiềm năng ác tính hay độ ác tính thấp do đó về logic phẫu thuật cắt bỏ khối u là phương pháp điều trị tốt. Mặc dù là khối u được coi là khối u có độ ác tính thấp và phẫu thuật cắt bỏ khối u thông thường là triệt căn, tuy nhiên rất nhiều thông báo cho thấy có tỷ lệ di căn xa và tái phát sau mổ có thể xảy ra. Do đó bệnh nhân cần theo dõi định kỳ sau phẫu thuật.
Đau bụng từ năm 16 tuổi nhưng 6 năm sau cô gái mới được bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh: Nhìn vào tấm hình chụp bên trong cơ thể, mọi thứ thật kinh khủng
Các bác sĩ cho rằng những cơn đau cô gái trẻ này gặp phải là do chứng trầm cảm, lo âu. Chỉ đến khi một cuộc phẫu thuật được tiến hành, họ mới nhận ra đây là vấn đề hoàn toàn khác.
Cơn đau bất thường xuất hiện khi Madelyn Morneault, hiện 22 tuổi, có kỳ kinh đầu tiên vào năm 13 tuổi. Tình trạng này ngày càng trở nên trầm trọng hơn đến nỗi cô không thể chịu đựng được khi bước vào học đại học năm thứ hai.
Madelyn chia sẻ: "Tôi đã phải đối mặt với những cơn đau mãn tính từ rất lâu. Năm bốn tuổi, tôi mắc hội chứng nôn ói chu kỳ, một dạng rối loạn gây buồn nôn và nôn. Khi lớn lên, tình trạng này biến mất. Tuy nhiên, các triệu chứng bắt đầu trở lại vào năm tôi có kinh lúc 13 tuổi".
Mỗi tháng khi đến ngày " đèn đỏ " , Madelyn đều cảm thấy buồn nôn và mệt mỏi. Tuy khá lo lắng về tình trạng này, nhưng cô chỉ cho rằng đây là hiện tượng bình thường.
Năm 16 tuổi, kinh nguyệt của Madelyn bất thường và không đều. Máu ra khá nhiều trong ba tuần của một tháng. Cô đã đến khám bác sĩ và được kê thuốc tránh thai để duy trì chu kỳ đều đặn nhưng việc làm này không đem lại hiệu quả lâu dài.
Khi vào học đại học, các cơn đau ngẫu nhiên xuất hiện khiến cô gái trẻ nôn nao, khó chịu đến nỗi không uống nước được. Madelyn đã phải đến phòng cấp cứu 4 lần trong năm thứ nhất đại học. Các bác sĩ cho rằng đây là ngộ độc thực phẩm, lúc sau lại nghĩ là do một loại virus gây ra. Nhưng hóa ra sự thật không phải như vậy.
Dưới đây là những lời chia sẻ của cô gái trẻ này về hành trình phát hiện và điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung:
Bước ngoặt tồi tệ
Lạc nội mạc tử cung có thể gây đau, đôi khi rất dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt.
Tôi vấp phải rất nhiều khó khăn trong học kỳ đầu tiên của năm thứ hai đại học. Cơn đau kinh khủng đến mức tôi không thể rời khỏi giường mỗi sáng. Chúng xuất hiện ở bụng, hông và lưng dưới, thậm chí lan cả xuống chân.
Cha mẹ và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe liên tục nói tôi lo lắng quá mức và khuyên nên đến gặp bác sĩ tâm lý. Có lần, tôi đã yêu cầu bác sĩ đa khoa xét nghiệm máu để kiểm tra tuyến giáp với hy vọng tìm ra câu trả lời cho tình trạng này. Kết quả cho thấy hoàn toàn bình thường và ông ấy thậm chí còn nhận xét: "Khi kiểm soát được sự lo âu, cháu có thể kiểm soát được các triệu chứng đó".
Trên thực tế, tôi thực sự bị lo âu và chán nản. Tuy nhiên, điều này không bắt nguồn từ những cơn đau mà là do tôi cảm thấy vô vọng khi không thể tập nhảy, không thể trình diễn trên sân khấu như mong ước do suy giảm về thể lực.
Tôi suy sụp tinh thần và cuối cùng phải nghỉ học đại học, chuyển đến một trường cao đẳng gần nhà. Sau một năm đối mặt với các triệu chứng này, tôi quay lại gặp bác sĩ phụ khoa ban đầu của mình vào tháng 3/2019. Tôi mong cô ấy nội soi ổ bụng để xem mình có mắc bệnh lạc nội mạc tử cung hay không. Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở bụng và đưa một ống nhỏ có đèn, máy ảnh vào để kiểm tra vùng xương chậu.
Tôi bắt đầu nghiên cứu về bệnh lạc nội mạc tử cung sau khi một người bạn nhắc đến. Cô ấy nói tôi có khả năng mắc bệnh này khi được nghe kể về các triệu chứng. Bác sĩ đồng ý làm nội soi và hóa ra tôi mắc bệnh này thật. Tôi nhận được chẩn đoán muộn màng vào ngày 28/3/2019.
Bác sĩ cũng thực hiện phẫu thuật để loại bỏ các mô nội mạc tử cung, dù thủ thuật này chỉ có thể giải quyết lớp mô trên bề mặt. Nói cách khác, việc làm này không thể ngăn được bệnh và mọi thứ đang tiến triển theo chiều hướng xấu.
Bi kịch bất ngờ
Ngay ngày hôm sau, 29/3/2019, tôi nhận được tin dữ: Anh trai tôi tự sát. Tôi đã rất bận rộn để cố gắng giúp mẹ sắp xếp mọi việc và thậm chí hầu như không được nghỉ ngơi sau cuộc phẫu thuật.
Tôi đã dành những tháng sau đó để giải quyết công việc gia đình và kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Dù vậy, tôi vẫn phải nhập viện hai tuần vào tháng 8/2019. Cơn đau kinh khủng đến nỗi tôi nôn nao, không thể uống nước.
Tôi cho rằng đây là do bệnh lạc nội mạc tử cung nhưng các bác sĩ lại liên tục khẳng định: "Điều đó là không thể vì cô đã phẫu thuật lâu rồi, từ tận tháng 3. Đây là do tâm lý". Tôi tranh luận gay gắt với bác sĩ và cuối cùng nhận ra họ cũng chẳng biết tôi đang bị gì.
Nhiều bác sĩ không hiểu về bệnh lạc nội mạc tử cung và họ nghĩ phẫu thuật hoặc dùng thuốc tránh thai sẽ giải quyết được mọi thứ. Tôi không có cách nào thuyết phục được họ. Một điều tích cực là chồng của tôi, Jacob, vẫn hoàn toàn tin tưởng, lắng nghe và tôn trọng lời nói của tôi.
Chẩn đoán sai lần nữa
Các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung có xu hướng xuất hiện lần đầu tiên ở người trong độ tuổi thanh thiếu niên nhưng dễ bị bỏ qua. Vì vậy, hầu hết phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh này đều ở độ tuổi 30 và thường đã mắc trong nhiều năm.
Vào ngày 23/1/2020, Jacob mất trong một vụ tai nạn xe máy. Những người trong cuộc cho rằng tôi đau đớn đến nỗi không thể ra khỏi giường chỉ vì nhận được tin dữ này chứ không phải do bệnh tật. Đó cũng là nhận định của bác sĩ khi tôi đến phòng khám vào cuối tháng 2 để thảo luận về phương án phẫu thuật. Phẫu thuật này sẽ cắt bỏ hoàn toàn mô bị bệnh, không giống như lần trước chỉ chiếu tia laser vào những mô có thể nhìn thấy.
Bác sĩ hỏi về cuộc sống của tôi và khi biết được chồng tôi mới qua đời, ông ấy nói: "Mọi thứ đều sẽ ổn thôi. Cô chỉ đang quá đau buồn" . Tôi trả lời: "Đúng vậy nhưng ngoài ra, cơ thể tôi có điều gì đó không ổn".
Cuối cùng, bác sĩ đồng ý làm phẫu thuật, đưa tôi đi chụp cộng hưởng từ và tiến hành các thủ tục khác trước khi chuẩn bị lên bàn mổ. Tuy nhiên, tôi quay lại phòng khám không lâu sau đó vì quá đau. Cảm giác như có một hòn đá nặng 4-5kg đang nằm dưới đáy xương chậu của mình vậy.
Quá trình kiểm tra của bác sĩ khiến tôi đau đớn đến mức không thể kìm được tiếng hét. Ông ấy nói: "Có vẻ sức chịu đựng đau đớn của cô thật thấp. Nó chỉ hơi bị viêm. Chúng tôi đã xem kết quả chụp cộng hưởng từ và tất cả mọi thứ đều rõ ràng. Vì vậy, tôi sẽ hủy bỏ cuộc phẫu thuật sắp tới".
Tôi bàng hoàng: "Không thể thế được. Trước đó bác sĩ chẳng phải nói tôi mắc lạc nội mạc tử cung và cần phẫu thuật. Chẳng phải nó vẫn tồn tại ngay cả khi không hiển thị trên kết quả chụp cộng hưởng từ sao?". Bác sĩ không trả lời và rõ ràng ông ấy đã đưa ra quyết định này trước khi tôi tới khám. Cuối cùng, ông ấy nói: " Những gì chúng tôi có thể làm là kê thuốc tránh thai cho cô".
Bác sĩ cũng khuyên tôi đừng tự kiểm tra sức khỏe mình nữa. Ông ấy nói cứ như thể tôi đang tưởng tượng ra những cơn đau vậy.
Kết luận cuối cùng
Hiện nay không có cách chữa khỏi bệnh lạc nội mạc tử cung. Liệu pháp hormone hoặc phẫu thuật nội soi có thể làm dịu cơn đau nhưng bệnh sẽ trở lại trong vòng một hoặc hai năm.
Một người bạn giới thiệu tôi đến một phòng khám ở Houston có những chuyên gia chuyên điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung. Bác sĩ xem hồ sơ của tôi và kết luận: "Có vẻ như cô đang mắc lạc nội mạc tử cung giai đoạn hai. Chúng tôi cần phải loại bỏ nó càng sớm càng tốt". Tôi khóc mà không rõ nên vui hay buồn sau khi nhận được chẩn đoán này.
Phẫu thuật diễn ra vào 16/6/2020. Tôi hoảng hốt khi nhìn vào tấm hình chụp bên trong cơ thể của mình. Mọi thứ thật kinh khủng, các tế bào lây lan sang khắp nơi.
Lần đầu tiên đứng dậy sau cuộc phẫu thuật, tôi không còn cảm nhận được cơn đau đã từng đeo bám dai dẳng nữa. Thật không may, bác sĩ cũng tìm thấy các mô lạc nội mạc tử cung trên cơ hoành và họ khuyên tôi nên thực hiện một cuộc phẫu thuật khác.
Những điều phụ nữ cần biết
Tôi cảm thấy mình đáng ra đã được điều trị sớm nếu các bác sĩ không chẩn đoán sai. Đáng lẽ tôi nên tiếp tục tìm kiếm một người có thể lắng nghe mình.
Vì vậy, lời khuyên của tôi cho những phụ nữ đang ở trong hoàn cảnh tương tự là hãy tự tìm hiểu về tình trạng của mình và lắng nghe cơ thể, làm vì chính mình. Mỗi khi đi khám, tôi viết trước các triệu chứng, câu hỏi dành cho bác sĩ và xác định mục tiêu cần hướng tới.
Tôi đã chia sẻ trải nghiệm của mình trên mạng xã hội và tạo một trang web giúp đỡ những phụ nữ khác cũng đang gặp phải hoàn cảnh tương tự. Đừng đau khổ trong im lặng mà hãy sẵn sàng nói ra những điều bản thân cho là đúng.
Những người có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy Người béo phì, hút thuốc lá thường xuyên, mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao phát triển ung thư tuyến tụy. Tuyến tụy là cơ quan nằm ở phía sau dạ dày, sát thành sau của ổ bụng. Tuyến tụy tiết ra các enzyme hỗ trợ tiêu hóa và sản xuất hormone giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Ung thư tuyến...