Bé gái 10 tuổi được phát hiện có nang nước lớn cạnh 2 ống dẫn trứng: Bác sĩ cảnh báo cha mẹ cần đưa con gái đi khám khi thấy điều này
Được mẹ cho đi kiểm tra tình trạng dinh dưỡng tình cờ bệnh nhân nhi 10 tuổi phát hiện nang nước lớn ở cạnh 2 ống dẫn trứng.
Nang nước được bóc tách cẩn thận bảo tồn cấu trúc của 2 ống dẫn trứng
Mới đây, Bệnh viện Từ Dũ thực hiện thành công ca phẫu thuật cắt nang nước cạnh tai vòi ở cả 2 ống dẫn trứng cho bé K. 10 tuổi.
Bé K. được phát hiện có 2 khối u chứa dịch ở phần phụ một cách tình cờ do mẹ bé cho con đi kiểm tra tình trạng dinh dưỡng. Bé không đau bụng, không khó chịu gì ở vùng bụng, qua thăm dò, bác sĩ nghi ngờ khối u vùng chậu có thể là nang nước hoặc u buồng trứng. Vì u ở 2 bên, kích thước tương đối to, có nguy cơ bị xoắn nên bác sĩ quyết định phẫu thuật. Việc lấy khối u ra khỏi cơ thể còn nhằm đánh giá bản chất u lành hay ác.
Ngày 26/08/2019, kíp phẫu thuật do BS Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ mổ chính cùng với bác sĩ gây mê Nguyễn Ngọc Cường, Trưởng khoa Gây mê hồi sức của Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã phối hợp nội soi thám sát cho bé K.
Vì bé còn nhỏ nên các can thiệp, từ khâu vào dụng cụ cho đến phẫu thuật đều được kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ gây mê dành riêng cho tuổi thiếu nhi.
BS CK2 Phạm Nguyễn Ngọc Quang, thành viên kíp mổ cho biết: “Vì bé còn nhỏ nên các can thiệp, từ khâu vào dụng cụ cho đến phẫu thuật đều được kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ gây mê dành riêng cho tuổi thiếu nhi”.
Đúng như dự tính, khối u là nang nước có đường kính 8cm và 4cm ở 2 bên tai vòi. Nang nước được bóc tách cẩn thận từng chút một, thận trọng bảo tồn cấu trúc của 2 ống dẫn trứng – bộ phận cực kỳ quan trọng đảm nhiệm việc đảm bảo thiên chức làm mẹ của bé gái trong tương lai.
Video đang HOT
Trong phụ khoa, nang nước cạnh tai vòi không phải là tình trạng hiếm gặp và thường được chẩn đoán phân biệt với u buồng trứng. Nang nước cạnh tai vòi có nguồn gốc từ cấu trúc trong thời kỳ phôi thai.
Nang nước cạnh tai vòi thường có kích thước nhỏ, vài milimet đến khoảng 2cm. Trong đa số các trường hợp, nang này không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe, chỉ vô tình được phát hiện khi bệnh nhân được siêu âm phụ khoa hay phẫu thuật vùng chậu.
Nang nước cạnh tai vòi có kích thước nhỏ thường không được can thiệp gì. Khi u có kích thước lớn hơn, khoảng 5cm, có thể được phẫu thuật để tránh các biến chứng như xoắn u và xoắn luôn tai vòi, buồng trứng gây đau đớn, vỡ u hoặc làm tai vòi hay buồng trứng bị thiếu máu nuôi dẫn đến hoại tử, mất chức năng.
Nang nước được bóc tách cẩn thận từng chút một, thận trọng bảo tồn cấu trúc của 2 ống dẫn trứng.
Trẻ đau bụng, bụng to đi khám ngay
Theo các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ trong một số trường hợp, nang nước cạnh tai vòi có thể dẫn đến các biến chứng như: Chảy máu (nang vỡ), xoắn, vỡ ống dẫn trứng (nếu nằm gần ống dẫn trứng, nang quá lớn hoặc xoắn có thể khiến ống dẫn trứng bị vỡ).
Thông thường nang nước cạnh tai vòi không quá lớn, nhưng khi nó phát triển quá to (tại bệnh viện Từ Dũ có ghi nhận nang to đến 20 cm) thì có thể chèn ép lên các cơ quan lân cận như: Tử cung, thận, bọng đái, ruột… gây ứ nước ở thận.
BS CK2. Lê Ngọc Diệp cho biết, tại bệnh viện Từ Dũ, với các phương tiện chẩn đoán đa dạng, u buồng trứng hoặc nang nước cạnh tai vòi thường được định hướng chẩn đoán tính chất lành hay ác của u để lựa chọn phương pháp mổ sao cho phù hợp. Khi được chẩn đoán u có khả năng lành tính, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật nội soi cắt nang (hoặc u) và bảo tồn cao nhất khả năng sinh sản cho phụ nữ. Sau mổ 1 ngày, người bệnh đã có thể ngồi dậy, đi lại, ăn uống và nhanh chóng trở về với sinh hoạt thường ngày, vết mổ rất nhỏ, hạn chế sử dụng kháng sinh.
Bác sĩ cũng khuyến cáo thêm, phụ huynh nên chú ý đến sức khỏe của bé gái nếu có triệu chứng đau bụng, bụng to… để đi khám kịp thời. Các bất thường ở cơ quan sinh dục nữ có thể xảy ra khi bé còn nhỏ chứ không phải chỉ xuất hiện ở phụ nữ đã trưởng thành, có quan hệ tình dục…
Theo Helino
Bác sĩ 'cân não' khi thai phụ nặng 162 kg không thể gây mê trong lúc vượt cạn
Sản phụ béo phì nặng tới 162 kg rơi vào tình trạng tiền sản giật. Bác sĩ cân não khi lựa chọn 1 trong hai phương án gây tê hay gây mê để giúp sản phụ vượt cạn thành công.
Trước đó, Bệnh viện Từ Dũ tiếp nhận chị N.T.T.H - (25 tuổi, Long An) nhập viện với lý do con so, thai 35 tuần, ngôi đầu, tiền sản giật nặng, béo phì.
Trước khi mang thai, sản phụ nặng 110 kg, chỉ số cơ thể (BMI - Body mass index) 48,88. Tổ chức Y tế thế giới, xếp loại chỉ số BMI của sản phụ rơi vào mức cao nhất: béo phì độ 3 (chỉ số BMI từ 40 trở lên). Nguy cơ phát triển bệnh tật được cảnh báo ở mức nguy hiểm.
Thai phụ được gây tê để mổ bắt con khi thể trạng và chỉ số cơ thể không cho phép gây mê. ảnh: BSCC
Khi nhập viện, thai phụ nặng 162 kg, cao huyết áp không tiền sử bệnh ngoại khoa và phụ khoa, được điều trị tiết chế đã 3 tháng.
Bác sĩ tiên lượng bệnh nhân béo phì sẽ làm tăng các biến cố sản khoa về tim mạch, huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường, mất tim thai trong bụng mẹ.... Vì vậy, chị T.H. được nhập vào khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ để kiểm tra và theo dõi sát quá trình chuyển dạ. Sau các đợt giục sanh thất bại, các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật bắt con cho bệnh nhân T.H.
Ê-kíp bao gồm: Gây mê hồi sức và Sản khoa với nhiều bác sĩ kinh nghiệm nhất đã cân nhắc giữa 2 phương án gây tê và gây mê để mổ bắt con đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con.
Ca mổ bắt con dưới sự phối hợp chặt chẽ của các bác sĩ Gây mê hồi sức và Bác sĩ sản khoa. Ảnh: BSCC
BS Hồng Công Danh, Trưởng khoa Gây mê hồi sức cho biết, gây mê để tiến hành phẫu thuật đối với sản phụ béo phì sẽ không đơn giản.
"Nếu gây mê, bác sĩ sẽ phải dùng lượng thuốc mê tương ứng với cân nặng của sản phụ để có thể duy trì mê cho đến khi hoàn tất cuộc mổ.
Do tình trạng cân nặng "quá khổ" bệnh nhân có cổ bị ngắn, lưỡi to, vùng hầu họng hẹp nhiều hơn so với một sản phụ bình thường, nên việc đặt nội khí quản để gây mê gặp nhiều khó khăn, khả năng gây tổn thương vùng hầu họng, dễ bị hít sặc do nguy cơ trào ngược dạ dày là không tránh khỏi, kể cả biến chứng suy hô hấp do việc rút ống nội khí quản sau phẫu thuật", bác sĩ Danh nói.
Sau hội chẩn, ê-kíp dùng phương án gây tê tủy sống để hạn chế mức thấp nhất những tình huống nguy hiểm xảy ra cho em bé.
Sau khi gây tê thần kinh thân dưới, sản phụ mất cảm giác các bác sĩ sản khoa tiến hành mổ lấy thai. BS Trần Ngọc An, tiến hành đường rạch ngang thân tử cung để tiếp cận ổ bụng của sản phụ, bác sĩ đã phải "đi" rộng hơn so với các bà mẹ có cân nặng bình thường. Cuộc mổ đã giúp chào đời một bé trai cân nặng 3300g, hồng hào và khóc rất to.
Em bé chào đời thành công, cả mẹ và con đều vượt cạn thành công. ảnh: BSCC
Các bác sĩ khuyên cáo, béo phì ở phụ nữ là một trong những tác nhân chính, tiềm ẩn các bệnh không lây như: tim mạch); tiểu đường; rối loạn cơ xương; một số loại ung thư. Chưa hết, khoa học cũng đã chỉ ra rằng, trẻ có mẹ bị béo phì trong thai kỳ có nhiều khả năng bị béo phì hơn trong thời thơ ấu và niên thiếu.
Đối với các bà mẹ béo phì, mặc dù trong suốt thời gian mang thai cũng cần rất nhiều năng lượng cho sự phát triển của bé, song các mẹ nên sử dụng và dung nạp các loại chất dinh dưỡng lành mạnh từ rau, củ, chất béo chưa bão hòa (dầu thực vật)... hạn chế các loại thức ăn chiên xào. Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng cần tuân thủ, kiểm tra sức khỏe tổng quát, tăng cường vận động và kiểm soát cân nặng.
Phan Nhơn
Theo vietnamnet
Hai bé gái dính chung phần gan được mổ sinh an toàn Sản phụ mang thai 36 tuần được phát hiện song thai dính chung phần gan. Các bác sĩ đã mổ đưa ra an toàn khỏi buồng tử cung của mẹ cùng lúc hai bé gái. Hai bé song sinh dính nhau phần gan được các bác sĩ mổ sinh an toàn - Ảnh: BVCC Hôm nay (3.9), Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) thông...