Bé 6 tháng tử vong khi ngủ cùng bố mẹ: Bác sĩ cảnh báo điều ít ai để ý
Cháu bé mắc kẹt giữa thành nệm và bức tường khi ngủ cùng bố mẹ. Bé được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 nhưng khi tới nơi thì đã ngưng tim, ngưng thở. Cuộc hồi sức kéo dài 1 giờ không thể đem lại phép mầu.
Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) cho biết vừa tiếp nhận bệnh nhi giấu tên, địa chỉ ở quận 8 (TP HCM). Cháu bé mới 6 tháng tuổi, được nhập viện vào ngày 3-11 vừa qua, đến trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở do bị ngạt thở.
Kết quả kiểm tra cho thấy đồng tử giãn, mất phải xạ ánh sáng, trương lực cơ tương đối cứng, mất phản xạ hầu họng – là các dấu hiệu cho thấy cháu đã tử vong khá lâu. Các bác sĩ của khoa Cấp cứu vẫn cố hồi sức cho cháu khoảng 1 giờ để tìm kiếm hy vọng, nhưng phép mầu đã không xảy xa.
Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 (Ảnh mang tính chất minh họa)
Theo lời kể của phụ huynh, lần cuối cùng bố mẹ biết cháu còn sống là khoảng 4 giờ sáng cùng ngày, bé khóc và được cho bú sữa. Bú xong, bé được đặt nằm ngủ cạnh bố trên giường nệm sát mặt đất, độ dày nệm khoảng 26 cm, trong khi người mẹ xuống nhà ăn sáng rồi đi chợ. Đến 7 giờ người bố thức dậy không thấy con đâu, tìm mãi mới thấy bé nằm sấp, úp mặt, kẹt cả thân người trong khoảng hở giữa thành nệm và tường nên lập tức ẵm bé đi cấp cứu nhưng đã không còn kịp.
Video đang HOT
Qua phân tích ca tử vong, các bác sĩ đã quyết định kể lại ca bệnh để các phụ huynh có con nhỏ lưu ý và tránh tình huống đáng tiếc. Bởi lẽ, trẻ tử vong do ngủ cùng bố mẹ là dạng tai nạn được cảnh báo khắp thế giới. Trong trường hợp này, bé đã biết lật nên tự lật và mắc kẹt, nguyên nhân tai nạn được các bác sĩ đánh giá là do thiết kế giường người lớn không an toàn như nôi trẻ em.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), cần tuân thủ nguyên tắc vàng ABC để trẻ nhỏ được ngủ an toàn. A là “Alone”, tức “một mình”, vì thế giới ghi nhận trẻ nhỏ bị người lớn nằm cùng đè ngạt. B là “back”, tức “lưng” – nằm bằng lưng của mình, nghĩa là nằm ngửa, bởi nhiều bé bị đặt nằm sấp cũng bị ngạt vì không tự xoay ngửa lại được khi cần thiết. C là “Crib” – “nôi”, thành nôi phải chắc chắn, khoảng hở song chắn không quá rộng và không có khả năng khiến bé bị lọt, kẹt như giường của người lớn. Nôi nên đặt cạnh giường bố mẹ.
Khổ sở vì con cứ đòi bế trên tay mới ngủ, bà mẹ đặt con vào ghế xích đu thì bé ngủ ngoan hẳn, nhưng các chuyên gia lại cảnh báo điều nguy hiểm
Nếu như trước đây đứa bé không chịu ngủ nếu rời khỏi tay mẹ thì từ khi được đặt vào chiếc ghế xích đu, bé có thể ngủ những giấc ngắn độc lập.
Sinh con xong, bà mẹ Helen MacLeod, đến từ Dartmouth, Nova Scotia (Canada) đã gần như rơi vào khủng hoảng khi cứ phải "vật lộn" với con vì đứa trẻ sẽ không chịu ngủ nếu rời khỏi tay mẹ đồng thời thức chơi từ 45 - 90 phút mỗi đêm trong suốt một năm trời kể từ khi sinh ra.
Khi nói chuyện với một người bạn về chuyện này, người bạn đã cho chị Helen mượn chiếc ghế xích đu em bé để thử cho con ngủ xem sao. "Từ khi có chiếc ghế xích đu, con tôi có những giấc ngủ ngắn độc lập khoảng 20 phút. Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy không an tâm khi để con nằm ngủ trên ghế xích đu. Tôi đã tìm hiểu khá nhiều thông tin về phòng ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Các chuyên gia cho biết trẻ em phải được nằm ngủ trong một chiếc cũi/nôi trống mới an toàn. Vì vậy, tôi cảm thấy tôi đang mạo hiểm khi cho con ngủ trên chiếc ghế xích đu này".
Cho con ngủ trên ghế xích đu dành cho trẻ em có an toàn không?
Ghế xích đu dành cho trẻ sơ sinh không đảm bảo về độ an toàn khi trẻ nằm ngủ trong đó (Ảnh minh họa).
Trả lời câu hỏi này, giáo sư nhi khoa Ben Hoffman - chủ tịch Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết chị Helen đã đúng khi nghi ngờ về độ an toàn của chiếc ghế xích đu. Theo các quy tắc về giấc ngủ an toàn, trẻ sơ sinh nên ngủ một mình trên bề mặt phẳng vững chắc, và không có bất kỳ chăn gối hay những vật dụng lỏng lẻo nào ở gần. Vì thế, cho con ngủ trên ghế xích đu là không an toàn do nó không đáp ứng đủ các tiêu chí này.
Giáo sư Hoffman giải thích: "Sử dụng ghế xích đu khi em bé còn thức và có người giám sát thì được, nhưng một khi bé ngủ quên trên xích đu, điều này sẽ trở nên nguy hiểm. Đáng lo ngại nhất là đầu của các bé có thể gập về phía trước dẫn đến tắc nghẽn đường thở và ngạt thở. Hoặc em bé có thể nghiêng đầu và bị ngạt thở khi dựa vào lớp đệm mềm, hay bị vướng vào dây đai".
Vào tháng 10/2019, Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) đã lên tiếng kêu gọi các cha mẹ ngừng sử dụng bất kỳ sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh nào có lưng nghiêng hơn 10 độ để ngủ, bao gồm ghế ngồi ô tô, giường nghiêng, ghế rung... Mặc dù ghế xích đu không được đề cập cụ thể trong tuyên bố này nhưng giáo sư Hoffman cho biết nó cũng gây rủi ro giống như các sản phẩm vừa nêu.
Bằng chứng là đã từng có một nghiên cứu của một chuyên gia làm việc trong Khoa sơ sinh học trẻ em thuộc trường đại học Arkansas (Mỹ) cho thấy trẻ từ 2 - 6 tháng tuổi gặp nguy hiểm khi ngủ ở trên một bề mặt nghiêng.
Tác giả cuộc nghiên cứu, tiến sĩ Erin Mannen cho biết: "Chúng tôi đã phát hiện ra rằng một bề mặt mềm lại bị dốc nghiêng rất dễ dẫn đến trường hợp trẻ lăn lập úp người. Mặc dù mọi người không tin điều này vì trẻ còn quá nhỏ, làm sao có thể tự mình lăn nằm sấp được, nhưng trên thực tế có nhiều báo cáo khám nghiệm cho thấy trẻ tử vong là do tự mình lăn nằm úp mặt xuống trong khi ngủ".
Có nhiều cha mẹ lý giải rằng cho con ngủ trong tư thế dốc thoai thoải sẽ giảm các triệu chứng trào ngược axit ở trẻ sơ sinh. Song, giáo sư Hoffman lại cho rằng việc làm này không thực sự hữu ích. Ông nói: "Để trẻ không bị trào ngược, cha mẹ nên giữ con trong tư thế thẳng đứng trong 20 -30 phút sau khi bú. Bạn phải nhớ là giữ trẻ trong tư thế thẳng đứng, chứ không phải bán thẳng đứng vì tình trạng này chỉ làm cho tình trạng tồi tệ hơn".
Vậy phải cho con ngủ ở đâu là an toàn nhất?
Trẻ sơ sinh nên ngủ một mình trên bề mặt phẳng vững chắc, và không có bất kỳ chăn gối hay những vật dụng lỏng lẻo nào ở gần (Ảnh minh họa).
Giáo sư Hoffman chia sẻ rằng điều an toàn nhất mà cha mẹ có thể làm khi con ngủ gật trên ghế xích đu là bế con ra ngoài và đưa con vào nằm trong cũi hoặc nôi. Nếu đó chỉ là một giấc ngủ ngắn thì hãy đảm bảo đừng bao giờ rời mắt khỏi con. Bạn phải theo dõi các biểu hiện của bé như thay đổi màu sắc hoặc tiếng thở khó nhọc. Nếu phát hiện ra sự bất thường phải nhanh chóng bế con lên.
Ngoài ra, giáo sư Hoffman cũng khuyên cha mẹ nên tập cho con một thói quen ngủ tốt, nghĩa là trẻ phải làm quen với việc ngủ trong nôi của mình. "Tôi muốn nói với các bậc cha mẹ rằng cách duy nhất để trẻ làm quen với cũi là đặt con vào cũi khi con vừa mới bắt đầu có dấu hiệu buồn ngủ và vẫn còn tỉnh táo. Đồng thời, bạn phải luôn kiên định với việc làm này ngay cả khi trẻ khóc la phản đối. Rồi dần dần con sẽ quen với việc nằm trong cũi ngủ thôi", giáo sư Hoffman nhắn nhủ.
Cách nào hạn chế tổn thương tâm lý trẻ em sau bão lũ? Hiện nay, các tỉnh miền Trung đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề do bão lũ gây ra. Trẻ em là đối tượng mong manh, dễ bị thương tổn tâm lý trầm trọng nhất. Người lớn chính là chỗ dựa còn lại cho con trẻ sau bão lũ đau thương - Ảnh: Sơn Vinh Hiện nay, các tỉnh miền Trung đang phải...