Bé 2 tuổi bị lõm hộp sọ do ngã xe đạp, dấu hiệu nhận biết triệu chứng chấn thương sọ não
Các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh – Bệnh viện quận Thủ Đức mổ cấp cứu thành công một bé 2 tuổi bị lõm sọ não do té ngã xe đạp.
Chị T. mẹ của bé N.N.G.B. (2019) cho biết trong khi chị đang soạn đồ chuẩn bị đưa hai anh em đi sở thú chơi thì bé lớn lấy xe đạp chở bé B. đi chơi ở gần nhà và không may ngã xe. Cú ngã khiến hai anh em văng xa, bé lớn không bị thương, nhưng bé nhỏ từ vùng đầu đến cổ đều trầy xước, sưng phù nề và ra máu. Bé B. khóc, nôn ói và đau đầu nên được đưa đến bệnh viện để cấp cứu.
Qua thăm khám lâm sàng, kết quả chụp CT ghi nhận bé bị lõm sọ kín vùng chẩm trái. Một mảnh xương nhỏ lõm vào não cần phải được phẫu thuật khẩn cấp để nâng bản sọ lõm. Bác sĩ Trương Long Vỹ, Trưởng khoa Ngoại thần kinh, phẫu thuật viên chính cho biết: “Do xương bé nhỏ, mềm nên chúng tôi phải dùng dụng cụ chuyên biệt để nâng xương vùng sọ bị lõm lên. Cuộc phẫu thuật diễn ra trong vòng 1 tiếng đồng hồ đã thành công tốt đẹp, vùng sọ lõm trở lại vị trí ban đầu. Hiện tại sức khỏe bé ổn định, tỉnh táo, bú tốt và chơi đùa rất linh hoạt, không còn cảm thấy đau đầu hay nôn ói nữa”.
Bác sĩ Vỹ cho biết bệnh viện Thủ Đức cũng thường xuyên tiếp nhận các ca tai nạn do ngã xe đạp. Cách đây không lâu 1 cháu bé 5 tuổi cũng bị ngã xe đạp bị chấn thương sọ não.
Nếu như bệnh nhân không được phát hiện sớm, mổ kịp thời có thể rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Video đang HOT
Trẻ ngã xe đạp được bác sĩ cứu tại BV Thủ Đức
Chấn thương sọ não ở trẻ rất nguy hiểm
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Duy Khải – Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, cho biết thêm trẻ em trong độ tuổi từ 0 – 4 tuổi nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị chấn thương sọ não. Trẻ em thường hiếu động, trong lúc vui chơi chạy nhảy rất dễ bị va đập ở đầu nhưng không được phát hiện sớm. Nhiều trẻ bị ngã trong quá trình tập đi, có thể khiến chấn thương ở vùng đầu, hệ thần kinh. Có nhiều trẻ ngã khi đang chơi xe đạp, xe lắc, hoặc đang ngồi trên ghế. Có thể bé ngã xong lại chơi tiếp nhưng thực chất, bác sĩ Khải cho biết trẻ nhỏ chấn thương đầu có thể chưa rõ triệu chứng ngay và vài tiếng sau mới có biểu hiện.
Bố mẹ cần nhận biết sớm các triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ cũng như dấu hiệu hồi phục để giúp đỡ con.
Bác sĩ Khải cho biết triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ em là hồi chuông cảnh báo bố mẹ cần phát hiện sớm và đưa trẻ đi khám. Những di chứng nghiêm trọng như xuất huyết não, liệt tứ chi hay thậm chí tử vong có thể xảy ra ở trẻ bất cứ khi nào. Nhận biết sớm các dấu hiệu hồi phục giúp trẻ tái hòa nhập cuộc sống và sinh hoạt dễ dàng.
Không ít phụ huynh băn khoăn hoặc xử trí sai, muộn các dấu hiệu chấn động não, vết thương da đầu hay thậm chí chấn thương sọ não.
Theo bác sĩ Khải, khi trẻ bị ngã có chấn thương vùng đầu nếu thấy xuất hiện dấu hiệu trẻ lơ mơ, ngủ li bì, mất ý thức, chỉ thích nằm, không thích chơi, trẻ mất đáp ứng, trẻ có nôn quá 2 lần, xuất hiện sưng, xuất huyết vùng đầu tai, mũi hoặc khóe mắt cần nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế.
Theo bác sĩ Khải cha mẹ có thể tự kiểm tra bằng cách bảo trẻ giơ tay, giơ chân lên, trẻ không cầm được đồ chơi cần lưu ý. Khi trẻ ngã cần ôm trẻ vào lòng, ôm bé và vuốt tay, chân bé để bé có nhận thức, vết thương đỏ cần chườm đá cho bé và trò chuyện xem ý thức của bé như thế nào. Nếu bé không có vết thương cần theo dõi 6h từ lúc bé ngã cần quan sát nghiêm ngặt, hỏi bé thường xuyên nếu bé không đáp ứng cần chú ý và tiếp theo 24h nữa không cần quá nghiêm ngặt.
Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh phải hết sức cẩn thận trong việc trông chừng trẻ nhỏ, luôn luôn để mắt đến trẻ, không để trẻ chơi một mình, đặc biệt là những bé vừa mới biết trườn bò.
Trong trường hợp trẻ bị té ngã, chấn thương vùng đầu, phụ huynh cần để ý đến các dấu hiệu như đau đầu, nôn ói, mắt mờ, ngủ nhiều … để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám và kiểm tra.
Nữ sinh có hộp sọ gửi ngân hàng mong sớm được đến trường
Một nữ sinh 18 tuổi ở Bình Dương bị tai nạn giao thông chấn thương sọ não, phải trải qua 4 lần phẫu thuật sức khỏe mới phục hồi.
Đến ngày 7-9, sau 4 lần mổ não, gắn lại hộp sọ, sức khỏe nữ sinh H.T.P (18 tuổi, ở Bình Dương) đã hồi phục, có thể ăn uống, đi lại và nhận thức bình thường.
"Tuy P. vẫn còn chịu cú sốc tâm lý khi phải đi ra đường do ám ảnh sau tai nạn nhưng nhìn con trả lời rành rọt từng câu hỏi của người thân đã là một nỗi vui mừng to lớn không thể diễn tả hết bằng lời. Hy vọng trong thời gian tới P. có thể sớm hồi phục hoàn toàn và được đến trường như mong muốn" - mẹ nữ sinh P. chia sẻ.
Trước đó, cô gái bị tai nạn giao thông, được đưa đến Bệnh viện quận Thủ Đức TP HCM cấp cứu trong tình trạng chấn thương sọ não, máu tụ màng cứng bên phải lượng nhiều, lơ mơ, tiếp xúc khó, được các bác sĩ mổ khẩn cấp giải áp não.
Cô gái sau 4 lần phẫu thuật do chấn thương sọ não đã bình phục
Cuộc mổ đầu tiên bên phải kéo dài 4 tiếng, sau mổ nghi ngờ có tình trạng máu tụ bên đối diện, P. được chụp phim CT-Scan sọ não kết quả ghi nhận có máu tụ dưới màng cứng bên trái. Cuộc phẫu thuật thứ 2 bên trái kéo dài 3 tiếng. Sau mổ, P. được chăm sóc, hồi sức tích cực tại khoa ICU.
Nắp sọ 2 bên được bệnh viện gửi ở ngân hàng mô để sau khi P. ổn có thể đặt lại nắp sọ. Sau 2 tuần điều trị và theo dõi, P. được xuất viện về nhà để chờ cuộc phẫu thuật tiếp theo.
Lần thứ 3 P. được vá lại phần sọ khuyết bên trái, 3 tháng sau em tiếp tục trải qua cuộc phẫu thuật thứ 4 để vá phần sọ bên phải sau 1 năm kể từ bị tai nạn (từ 9-2019). Chỉ 2 ngày sau cuộc phẫu thuật thứ 4, bệnh nhân đã hồi phục rất nhanh, có thể ăn uống, đi lại và nhận thức bình thường.
Theo BS.CKI Trương Long Vỹ, Trưởng Khoa Ngoại Thần kinh Bệnh viện quận Thủ Đức TP, đây là một trường hợp chấn thương sọ não nặng, được nhận diện và xử lý cấp cứu nhanh chóng để cứu sống bệnh nhân.
Ê kíp mổ vượt sóng dữ ra đảo Cồn Cỏ cứu bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp Một nhóm y, bác sĩ của Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị đã vượt sóng dữ ra đảo Cồn Cỏ mổ cấp cứu cho một bệnh nhân viêm ruột thừa, trong điều kiện thời tiết hết sức xấu không thể đưa bệnh nhân này vào bờ... Ca mổ đã được tiến hành khẩn cấp trong điều kiện thiếu thốn trên đảo Cồn...