Bảy chiêu ‘độc’ làm sạch đường ruột
Tụ tập triền miên ngày lễ tết chính là thời điểm khiến bụng bạn ‘khổ sở’ nhất bởi cơ thể sẽ bị dư thừa dầu mỡ, chất béo có hại cho sức khỏe.
Dưới đây là bảy chiêu cực dễ lại rất hiệu quả giúp bạn đào thải độc tố ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng.
1. Ăn salat dâu tây
Nguyên liệu: Dâu tây, táo, nấm hương, sữa chua, mật ong.
Cách làm: Rửa sạch dâu tây, táo rồi cắt thành miếng, nấm hương cũng cắt miếng nhỏ, trộn đều với sữa chua và một ít mật ong.
Tác dụng: Trong dâu tây và táo chứa nhiều pectin, có tác dụng làm sạch đường ruột và dạ dày. Nấm hương có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, trợ giúp điều trị táo bón. Mật ong và sữa chua là những đồ ăn tuyệt vời có tác dụng đào thải độc tố, làm đẹp.
2. Uống trà buổi chiều
Nguyên liệu: Hoa hồng, hoa lài, bạc hà.
Cách làm: Cho hoa hồng, hoa lài và bạc hà vào trong ấm pha trà, đổ nước sôi vào ngâm trong 3-5 phút là được.
Tác dụng: Hoa hồng giúp bổ huyết ích khí, thông gan, giảm bớt cảm giác buồn bực. Hoa lài giúp thông tiện, tiêu viêm, giải độc. Bạc hà có thể làm cho tinh thần sảng khoái, giảm cảm giác mệt mỏi, uể oải.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: internet
3. Tắm chanh
Cách làm: Cắt nát cả quả chanh rồi cho vào trong một chiếc túi vải, thả vào trong bồn tắm là được.
Tác dụng: Chanh ngấm vào da, có tác dụng loại bỏ độc tố trên da và bụi bẩn trong lỗ chân lông. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm trắng và sát khuẩn rất tốt.
4. Chạy chậm cho ra mồ hôi
Mỗi ngày, bạn hãy chạy bộ khoảng nửa tiếng, khi chạy cần chú ý chạy bước đều, thở đều. Biện pháp này có tác dụng giải độc tố hữu hiệu.
5. Bữa tối giàu dinh dưỡng
Nguyên liệu: Một quả cà chua, rau chân vịt, một ít gạo lứt, dầu ô liu, muối và một ít xì dầu.
Cách làm: Vo qua gạo lứt, rồi ngâm trong nước khoảng 8 tiếng. Rửa sạch rau chân vịt, cà chua rồi cắt nhỏ. Đổ một ít dầu ô liu vào nồi, đun gần sôi dầu thì cho cà chua vào đảo. Sau đó cho gạo lứt vào nấu chín, rồi bỏ ít xì dầu và muối cho vừa vặn. Cuối cùng, cho rau chân vịt vào khuấy đều là được.
Tác dụng: Rau chân vịt có tác dụng thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể, nhuận tràng, thông tiện. Gạo lứt giàu chất xơ, được mệnh danh là “người công nhân quét dọn” cho đại tràng, có tác dụng hỗ trợ loại bỏ chất dư thừa trong đường ruột. Ngoài ra, món ăn này còn có tác dụng thúc đẩy sự tuần hoàn máu, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Hơn nữa, nó cũng rất ngon miệng.
6. Massage giải độc
Dùng tinh dầu xoa bóp, massage để giải độc. Những loại tinh dầu có tác dụng giải độc như: tinh dầu bưởi, tinh dầu hồi hương, tinh dầu hương thảo, tinh dầu bách xù (bách tùng tử).
7. Liệu pháp nhịn ăn
Nhịn ăn một ngày. Tốt nhất bạn nên tiến hành vào ngày nghỉ, vì khi đó bạn hoàn toàn làm chủ thời gian của mình. Bạn không cần phải lo lắng vì y học đã chứng minh, con người có thể không cần ăn gì từ 3-5 ngày mà vẫn không gặp phải vấn đề gì quá lớn.
Cách thực hiện: Ngay từ buổi tối hôm trước, bạn không nên ngủ muộn, cũng không nên vận động mạnh, tóm lại, bạn đừng để cơ thể mình bị tiêu hao quá nhiều nhiều năng lượng hoặc rơi vào trạng thái mệt mỏi. Ngày hôm sau bạn cũng không nên có hoạt động gì khác phải dùng đến sức lực, hãy cho mình một ngày được thả lỏng hoàn toàn và tất nhiên là nhịn ăn nữa nhé.
Theo VNE
Nhận diện bệnh tật chỉ qua cách... "xì hơi"
"Xì hơi" có thể cảnh báo ung thư nữa đấy!
Tìm hiểu về "xì hơi"
"Xì hơi" (trung tiện) là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể chúng ta. Đó là hành động thải khí ra khỏi đường ruột qua hậu môn. Nó xảy ra khi nguồn thức ăn chưa tiêu hóa hết ở dạ dày, khi xuống đến đại tràng sẽ được các vi khuẩn phân hủy, dẫn đến việc bài tiết khí thải. Lượng khí cơ thể "xì hơi" tạo ra gồm có nitơ, CO2, hidro, oxy, metan và một số loại khí khác. Nó có khả năng bốc cháy khi gặp lửa. Nguy hiểm hơn, nếu loại khí tạo ra do "xì hơi" chiếm 1/3 thể tích phòng trở lên, chúng mình có thể bị chết vì ngạt thở cơ đấy!
Thông thường, trung bình một ngày chúng ta có thể "xì" ra nửa lít khí hơi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bị thiếu men phân hủy alpha galactosides (một loại men giúp phân hủy đường trong các loại đậu, ngũ cốc), khi chất đường này xuống tới ruột già sẽ bị các vi khuẩn phân hủy và sinh ra nhiều hơi, dẫn đến tình trạng xì hơi liên tục... Ở trường hợp này, việc bị "xì hơi" quá nhiều là kết quả của thói quen ăn uống.
Có thể nói, "xì hơi" là một trong những hoạt động sinh lý rất bình thường của con người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, "xì hơi" lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật. Vì vậy, các bạn cũng nên chú ý hơn tới các biểu hiện này để phòng tránh và chữa trị kịp thời nhé!
Nhận diện bệnh tật qua cách "xì hơi"
Rối loạn đường ruột
Khi bị "xì hơi" quá nhiều, các bạn nên chú ý hơn tới cơ thể của mình. Ở một số người, xì hơi nhiều và liên tục chính là biểu hiện của một số căn bệnh về đường ruột như rối loạn tiêu hoá, viêm ruột, rối loạn nhu động ruột, hội chứng kích thích ruột... Đối với trường hợp viêm ruột già, ngoài "xì hơi" nhiều, chúng ta còn có thể mắc phải các triệu chứng khác kèm theo như đau bụng, tiêu chảy, nóng sốt, đại tiện ra máu...
Không chỉ thế, hội chứng ruột bị kích thích cũng có thể gây ra tình trạng xì hơi nhiều lần. Hội chứng này thường kèm theo các triệu chứng như đau hoặc khó chịu ở bụng, táo bón, tiêu chảy hoặc vừa tiêu chảy vừa táo bón... Do đó, các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các biểu hiện của cơ thể khi chúng mình bị "xì hơi" quá nhiều nhé!
Dạ dày bị ảnh hưởng
Cũng giống như rối loạn đường ruột, "xì hơi" nhiều cũng cảnh báo các vấn đề về dạ dày như viêm dạ dày, đau dạ dày... Bên cạnh đó, nếu bạn rơi vào trường hợp xì hơi đi kèm với các triệu chứng như tiêu chảy hay ợ nóng, rất có thể bạn đã bị trào ngược dịch vị hoặc không dung nạp lactose và gluten. Bên cạnh các dấu hiệu trên, nó còn có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn như đau quặn ở bụng hay thực quản, nôn mửa, đi tiêu ra máu... Do đó, các bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa sớm nhất có thể để kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Nguy cơ rò hậu môn
Rò hậu môn, còn gọi là mạch lươn, là một căn bệnh ở vùng hậu môn trực tràng. Một trong những triệu chứng của bệnh này là có cảm giác ngứa ngáy hoặc đau nhẹ khi bị "xì hơi" qua lỗ rò ở hậu môn. Ngoài ra, đau khi "xì hơi" còn là biểu hiện của bệnh nứt kẽ hậu môn hoặc trĩ. Cách tốt nhất cho chúng ta là tới bệnh viện kiểm tra và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Dấu hiệu của ung thư
Theo phân tích của các chuyên gia, "xì hơi" quá nặng mùi khi ăn các bữa ăn quá chất chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng ung thư đại tràng. Nguyên nhân là do khi ăn các thức ăn nhiều dinh dưỡng vượt quá khả năng hấp thu của đường ruột, khi tới đại tràng sẽ bị lên men, làm tăng thêm các amin có hại có mùi thối rất nặng. Do đó, đây là một tín hiệu rất nguy hiểm cảnh báo tình trạng xấu của sức khỏe. Các bạn nên đến bác sĩ kiểm tra sớm nhất có thể nhé!
Theo VNE
Phòng ngừa nhiễm giun đường ruột ở trẻ em Ở nước ta có tới 70-80% trẻ em bị nhiễm giun đường ruột. Nguyên nhân do khí hậu nóng ẩm, môi trường ô nhiễm, thói quen ăn uống thiếu vệ sinh. Sự kiện bệnh thường gặp trên chuyên mục Sức khỏecủa Eva sẽ cập nhật đầy đủ những thông tin về các căn bệnh phổ biến trong cuộc sống như bệnh tiểu đường,...