Bất thường trên ‘cậu nhỏ’ cảnh báo bệnh nguy hiểm
Dương vật chuyển sang màu tím là dấu hiệu của nhiễm trùng, chấn thương hoặc các vấn đề tuần hoàn.
Theo Medical News Today, dương vật biến thành màu tím khi có gia tăng lưu lượng máu đến các mạch máu và các tuyến.
Lây truyền qua đường tình dục
Lở loét và màu tím là điển hình của bệnh sinh dục herpes, giang mai, với các triệu chứng ngứa ngáy, đau đớn, sốt, mệt mỏi. Cách tốt nhất để ngăn ngừa là thực hành tình dục an toàn. Biết được sức khỏe tình dục của bạn tình cũng có thể ngăn ngừa lây truyền bệnh.
Vết bầm tím
Bầm tím trên cơ thể xảy ra khi các mạch máu nhỏ vỡ ra, rò rỉ máu dưới bề mặt da làm cho da chuyển sang màu tím. Điều này có thể xảy ra ở bất cứ đâu, kể cả trên dương vật. Một số nguyên nhân phổ biến của vết thâm tím nhỏ đến “cậu nhỏ” có thể bao gồm thủ dâm, quan hệ tình dục mạnh mẽ, bị kẹt trong dây kéo.
Một vết bầm nhỏ khiến bạn cảm thấy đau hoặc mềm khi chạm vào, có thể chuyển sang màu đậm hơn khi nó lành lại. Nếu một vết bầm nhỏ không tự lành hoặc trở nên lớn hơn, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa.
Dương vật thay đổi màu sắc có nguy hiểm.
Ban xuất huyết còn được gọi là các đốm máu, xuất hiện dưới dạng các vết thâm tím hoặc đỏ trên da. Một số nguyên nhân ban xuất huyết là chảy máu hoặc vấn đề đông máu, thâm hụt dinh dưỡng, tác dụng phụ của thuốc, viêm mạch máu.
Tụ máu là vết bầm tím xảy ra sâu bên trong mô của một cơ quan. Một khối máu tụ sẽ gây hư hỏng dưới da, có thể làm mất máu. Nếu xuất hiện một khối máu tụ trên dương vật, bạn cần nhanh chóng đến bác sĩ khám.
Địa y sclerosus
Địa y sclerosus là một chứng rối loạn viêm da lâu dài, đặc trưng bởi các mảng trắng phát triển các đốm màu tím. Tình trạng có xu hướng phát triển trên dương vật. Ngoài ra, người không cắt bao quy đầu có nhiều khả năng phát triển địa y xơ cứng hơn so với người cắt bao quy đầu.
Video đang HOT
Địa y sclerosus nếu không chữa trị có thể dẫn đến rối loạn chức năng tình dục và sẹo. Điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn và sẹo.
Các dấu hiệu khác bạn cần đến bác sĩ thăm khám
- Sưng, đau dương vật hoặc tinh hoàn.
- Máu trong phân.
- Đi tiểu đau.
- Đau trong khi quan hệ tình dục.
- Máu trong nước tiểu.
Hòa Bình
Theo vnexpress.net
Ngoài quan hệ tình dục, dùng chung 4 vật dụng này cũng dễ lây bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục
Không phải cứ có hoạt động tình dục mới có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục, có những con đường lây nhiễm bệnh bất ngờ hơn cả những gì chúng ta nghĩ.
Chúng ta quan tâm nhiều đến vấn đề tình dục an toàn và có ý thức bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường tình dục. Thế nhưng, đã bao giờ bạn chú ý phòng ngừa bệnh qua 5 con đường này chưa?
1. Dùng chung son môi
Trước tiên, bạn cần phải nhớ rằng có 2 loại herpes: Herpes simplex type 1 (ở miệng) và herpes simplex type 2 (ở bộ phận sinh dục). Cả 2 loại herpes này đều có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp. Các virus này không tồn tại dễ dàng trên các vật thể vô tri vô giác như son môi nhưng nếu 1 người bị nhiễm bệnh bôi son môi vào vùng da hở trên môi họ và bạn lại dùng chính thỏi son đó lên môi mình ngay sau đó thì rất có thể bạn sẽ bị lây bệnh.
Chuyên gia sức khỏe phụ nữ, tiến sĩ Jennifer Wider, cố vấn y tế cho tạp chí Cosmopolitan, cho biết, ngay cả khi 1 người không có biểu hiện bùng phát của bệnh nhiễm trùng nhưng họ vẫn có thể làm lây lan virus. Tương tự như dùng chung son môi, việc hút chung điếu thuốc lá cũng có nguy hiểm tương tự.
2. Dùng chung khăn ẩm
Tiến sĩ Wider nói: "Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có nguyên nhân từ cả virus và vi khuẩn, vì vậy chúng có thể sống trong môi trường khiến chúng phát triển mạnh, một chiếc khăn ẩm là môi trường thuận lợi cho chúng".
Bạn đã bao giờ nghe nói về trichomoniasis chưa? Nhiễm trichomonas là 1 trong những bệnh lây qua đường tình dục (STDs) thường gặp nhất. Bệnh thường lây lan qua tiếp xúc tình dục nhưng tồi tệ hơn, trichomoniasis có thể sống trên mọi thứ như khăn tắm trong khoảng thời gian dài. Và nếu bạn vô tình dùng lại những chiếc khăn đó để lau người, bạn cũng có nguy cơ bị lây bệnh.
Triệu chứng nhiễm trichomonas ở phụ nữ thường là: Dịch âm đạo có mùi hôi hoặc có màu xanh, có bọt, ngứa âm đạo, và sưng đỏ âm đạo. Các triệu chứng khác là đau khi quan hệ, khó chịu vùng chậu, và buồn tiểu.
Hầu hết nam giới không có triệu chứng. Khi triệu chứng xảy ra, thường gặp nhất là tiết dịch niệu đạo, buồn tiểu, và tiểu nóng rát.
3. Dùng chung dao cạo
Hãy dừng ngay cái suy nghĩ rằng dùng dao cạo của người khác để đưa một vài đường trên người mình rất nhẹ nhàng thì sẽ không vấn đề gì nhé.
Khi bạn dùng dao cạo (nam giới thường cạo râu, phụ nữ thường cạo lông tay chân), bạn sẽ tạo ra vết thương hở trên da dù rất nhỏ và những vết trầy xước này về cơ bản là những cánh cửa mở cho các "thủ phạm" gây nhiễm trùng đi vào cơ thể bạn.
Nói rõ hơn, bạn cần biết rằng bất kỳ tiếp xúc trực tiếp nào với máu (có thể còn sót lại trên dao cạo của người bị nhiễm bệnh) đều có thể khiến cho bạn bị nhiễm một loại virus hoặc bệnh như viêm gan B hoặc các bệnh khác mà chúng ta nghĩ rằng chỉ có quan hệ tình dục mới làm lây lan.
4. Dùng chung đồ chơi tình dục
Rõ ràng, đồ chơi tình dục có thể lấy vi khuẩn và vi trùng từ người này sang người khác một cách nhanh chóng và chắc chắn bạn không hề muốn điều đó. Vì vậy, trước khi nghĩ đến việc dùng chung "đồ chơi" này với ai, bạn hãy vệ sinh và khử trùng trước/sau mỗi lần sử dụng.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, có gần 20 triệu trường hợp nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) mới xảy ra mỗi năm tại Hoa Kỳ, gần một nửa trong số đó là những người trẻ từ 15-4 tuổi. STI có thể bao gồm HIV, lậu, Chlamydia và giang mai, trong đó phổ biến nhất là Chlamydia.
6 dấu hiệu cảnh báo có thể bạn đang nhiễm Chlamydia
Chlamydia thường được gọi là "nhiễm trùng thầm lặng" vì nó hầu như không có triệu chứng. Điều này đặc biệt đáng lo ngại đối với phụ nữ vì nếu không được điều trị, chlamydia có thể dẫn đến bệnh viêm vùng chậu, đau vùng chậu mãn tính, mang thai ngoài tử cung và vô sinh.
Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến nhất của bệnh nhiễm chlamydia nhưng không phải ai nhiễm bệnh cũng có những triệu này. Vì vậy, điều quan trọng là phải đi khám thường xuyên và thực hành tình dục an toàn. Khi thấy mình có những triệu chứng này, bạn không bao giờ được bỏ qua nhé:
- Dịch tiết âm đạo bất thường
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
- Đau khi quan hệ tình dục
- Chảy máu sau khi quan hệ tình dục
- Chảy máu giữa chu kì kinh nguyệt
- Đau vùng xương chậu
Nếu bạn đang hoạt động tình dục và dưới 25 tuổi, bạn nên kiểm tra chlamydia hàng năm. Nếu được phát hiện sớm, chlamydia có thể được điều trị nhanh chóng bằng kháng sinh.
Nguồn: MarieClaire/WH
Theo Helino
Nguyên nhân khiến ngón chân co rút thường xuyên và cách điều trị Những dấu hiệu như ngón chân co rút và quặp vào nhau cảnh báo cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Tình trạng này cũng có thể xảy ra vào nửa đêm, gây tê cứng chân và đau đớn giống chuột rút. Charles Kim, chuyên gia phục hồi chức năng xương khớp tại Tổ chức RU Rehabilitation NYU Langone cho biết, đây là...