Bất ngờ “thủ phạm” gây biếng ăn ở trẻ
Biếng ăn ở trẻ khiến rất nhiều cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên phần lớn trẻ biếng ăn nguyên nhân do chính chúng ta, cha mẹ và người chăm sóc trẻ.
Có 3 dạng biếng ăn thường gặp: biếng ăn do bắt đầu ăn dặm sai cách, biếng ăn do môi trường ăn dặm không đúng và biếng ăn do rối loạn cấu trúc thức ăn. Hiểu rõ được nguyên nhân để có cách khắc phục hợp lý giúp trẻ phát triển cân đối.
Biếng ăn do bắt đầu ăn dặm không đúng cách
Thế nào là bắt đầu ăn dặm không đúng cách? Đó là khi người chăm sóc cho trẻ bắt đầu ăn dặm bằng bột ăn dặm làm sẵn và cho trẻ ăn dặm quá sớm (dưới 5,5 tháng tuổi). Việc cho con khởi đầu ăn dặm từ bột ăn dặm làm sẵn không những không giúp bé quen với cấu trúc thức ăn hay mùi vị thức ăn, mà còn dẫn đến rối loạn vị giác.
Các bột ăn dặm hoặc thức ăn dặm làm sẵn dành cho bé từ 4 tháng tuổi trên thị trường chứa nhiều gia vị, đặc biệt đường hoặc muối. Việc cho bé ăn một hỗn hợp gồm nhiều thành phần khi mới bắt đầu ăn dặm khiến trẻ khó tiếp nhận được nhiều vị khác nhau.
Sau một thời gian ngắn, bé nhận thức được sự khó chịu này và sẽ ngậm miệng, quay đầu, chán ăn, thậm chí không thèm ăn, biểu hiện lâm sàng của biếng ăn xảy ra.
Video đang HOT
Còn khi cha mẹ cho trẻ ăn dặm trước 5,5 tháng tuổi, lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện để sẵn sàng tiếp nhận thức ăn khác ngoài sữa mẹ nên rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, bé khó chịu khi ăn, lâu ngày dẫn đến biếng ăn. Trong trường hợp này, bé sẽ có những lúc biếng ăn kéo dài vài tuần, nhưng đôi lúc bé chịu ăn vài ngày rồi biếng ăn trở lại.
Khi trẻ có dấu hiệu lười ăn, cha mẹ phải ngưng ngay bột ăn dặm làm sẵn và chuyển sang cấu trúc cháo xay nghiền nhuyễn. Kiên nhẫn giới thiệu riêng từng món và đợi bé làm quen trở lại. Giới hạn 1 tuần chỉ nên giới thiệu 3 món mới, mỗi món lặp lại 2-3 ngày. Mục đích để bé quen mùi vị của món mới và giúp men tiêu hóa hoạt động, hấp thu tốt hơn. Đặc biệt, đối với dạng biếng ăn này, cơ thể bé thường thiếu một số vitamin và khoáng chất nên mẹ cần chú ý lựa chọn những thực phẩm giàu vitamin như vitamin A, C, D, vitamin nhóm B và kẽm.
Trẻ biếng ăn phần lớn do chăm sóc không đúng cách.
Do môi trường ăn dặm…
Việc cha mẹ thường cho trẻ ăn nơi đông người, mở ti vi, hoặc chơi trò chơi trong lúc ăn khiến bữa ăn của trẻ thường kéo dài hơn 30 phút. Sau dần, bé thường có thói quen ngậm thức ăn, không chịu ăn khi cha mẹ không đáp ứng những điều trên.
Do ăn không tập trung, men tiêu hóa không được tiết đúng thời điểm nên bé thường gặp một số vấn đề về tiêu hóa, tăng trưởng chậm, miễn dịch kém. Khi bé biếng ăn do môi trường ăn dặm không đúng thì lời khuyên cho cha mẹ là hãy xem xét thật kỹ trong môi trường ăn của con có bao nhiêu tác nhân gây xao nhãng việc ăn, rồi từ từ giảm từng tác nhân một.
Với biếng ăn dạng này, cha mẹ nên bổ sung thuốc men vi sinh chứa 2 dòng khuẩn lactobacillus và bifidobacterium cho chu kỳ 6 tháng để tăng cường hệ vi sinh vật đường ruột và tăng cường hệ miễn dịch đồng thời bổ sung vitamin D liều dự phòng 300iu/ngày. Vì bé biếng ăn dạng này thường không lấy đủ lượng chất đa dạng từ thực phẩm do thời gian ngậm lâu, chơi quá nhiều.
Biếng ăn do rối loạn cấu trúc thức ăn
Từ bắt đầu ăn dặm đến hết 6 tháng tuổi cấu trúc thức ăn dặm nên ở dạng mịn, rây nhuyễn, có độ loãng, nhiều nước. Từ 7 tháng tuổi đến hết 9 tháng tuổi cấu trúc thức ăn nên chuyển sang dạng cháo đặc hơn, ít loãng, có hình khối (không cần rây). Từ 10 tháng tuổi đến hết 12 tháng tuổi cấu trúc thức ăn dặm nên là dạng cơm nát (cơm nấu dẻo, không quá sệt).
Biếng ăn do rối loạn cấu trúc sẽ xảy ra khi bé đã qua 7 tháng mà vẫn ăn cháo loãng mịn hoặc qua 10 tháng mà vẫn ăn cháo, chưa được tập ăn cơm nát. Vì cứ trễ 1 tháng sau độ tuổi cần chuyển cấu trúc là bé sẽ bắt đầu biếng ăn. Đây là dạng biếng ăn phức tạp vì khiến bé không phân biệt cấu trúc thức ăn, nên lâu dần làm bé rất sợ khi ăn. Bé sẽ nhè hoặc quay đầu khi thấy thức ăn, la khóc nhiều. Đây là biếng ăn kết hợp với rối loạn tâm lý.
Khi bé bị biếng ăn do rối loạn cấu trúc thức ăn nên thay đổi cấu trúc cho bé. Cho bé ăn riêng các loại thức ăn trong 2 tuần và giới thiệu dạng đúng cấu trúc cho bé, từ từ từng ít một, không nên quá lo lắng khi 1-2 ngày bé không ăn gì. Nhưng lưu ý nên giữ đúng lượng sữa. Với dạng biếng ăn này, cha mẹ nên lựa chọn cho bé chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành, hạt ăn dặm và chất béo có nguồn gốc động vật giàu omega-3 DHA/EPA cần cho não bộ như cá hồi, thu, chép, lươn…
Cần làm gì để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Lạm dụng kháng sinh, ăn uống, sinh hoạt không hợp lý hoặc cơ thể bị stress là những nguyên nhân khiến hệ vi sinh vật đường ruột dễ bị mất cân bằng. Lúc này cần làm gì?
Hệ vi sinh vật đường ruột của chúng ta là 1 quần thể vi khuẩn sống trong ống tiêu hóa và chứa hàng chục nghìn tỷ vi sinh vật. Trong đó vi khuẩn chứa khoảng hơn 1.000 chủng và được chia làm 2 loại. Loại có lợi chiếm khoảng 85%, loại có hại chiếm 15%.
Theo bác sĩ Đào Việt Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm nội soi tiêu hóa - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong cơ thể chúng ta hệ vi sinh vật đường ruột có vai trò quan trọng, giúp chuyển hóa các thức ăn cơ thể đưa vào thành các chất dinh dưỡng và tổng hợp một số loại vitamin. Ngoài ra chúng còn là hàng rào bảo vệ tính toàn vẹn của niêm mạc ruột để chống lại các tác nhân có hại và được coi như một hệ miễn dịch thứ 2 của cơ thể.
Mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột xảy ra khi số lượng các vi khuẩn có lợi bị giảm đi, vi khuẩn có hại tăng lên. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Thường gặp nhất là do lạm dụng kháng sinh hoặc do chúng ta bị ngộ độc, bị nhiễm phải 1 vi khuẩn có hại nào đó. Ngoài ra tình trạng strees cũng là 1 trong số những nguyên nhân khiến cơ thể dễ bị mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
Biểu hiện hay gặp nhất là đau tức bụng, đầy hơi, đi ngoài phân lỏng. Khi xuất hiện tình trạng này nhiều người có thói quen tự điều trị bằng cách uống men vi sinh, men tiêu hóa hoặc các loại thuốc chữa đau bụng. Tuy nhiên bác sĩ Đào Việt Hằng, khuyến cáo, men tiêu hóa cũng là một loại thuốc và cũng nên dùng theo chỉ định của các sĩ.
Hơn nữa, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại men tiêu hóa, nếu người bệnh tự mua về uống chưa chắc đã phù hợp với tình trạng bệnh của mình, việc điều trị như vậy không đem lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí một số trường hợp còn khiến đường ruột dễ bị tổn thương hơn.
Theo bác sĩ Đào Việt Hằng, để giữ cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh thì chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò quan trọng. Nên uống đủ nước và ăn nhiều rau xanh. Với trẻ em, nên cho trẻ ăn đa dạng để cân bằng các chất dinh dưỡng. Với người lớn nên lựa chọn các thực phẩm sạch, tránh sử dụng thức ăn có quá nhiều dầu mỡ, chất kích thích dễ làm hệ vi khuẩn đường ruột bị rối loạn./.
Điều gì xảy ra khi bạn ăn đậu lăng thường xuyên? Đậu lăng (còn gọi là thiết đậu, là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu) chứa đầy các chất dinh dưỡng và nhu cầu thiết yếu để cơ thể chúng ta hoạt động ở công suất cao nhất. Đậu lăng đen - ẢNH: SHUTTERSTOCK Dưới đây là những gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn đậu lăng...